Giáo Phận Ban Mê Thuột

https://gpbanmethuot.net


Kiện toàn lề luật

Luật vì con người hay con người vì luật, đây mới là vấn đề Chúa đến kiện toàn lề luật.
Kiện toàn lề luật

Kiện toàn lề luật


 Luật bao giờ cũng có kẽ hở và bao giờ cũng có cách để lách luật. Luật vì con người hay con người vì luật, đây mới là vấn đề Chúa đến kiện toàn lề luật.

Luật có hàng ngàn lý do sống vị luật, lúc nào lách được thì lách, lúc nào khó quá thì bỏ qua, không thì giữ luật cho có. Có rất nhiều cách, nếu không có thực sự quan tâm đến điều luật dạy, cũng chẳng có lý do gì để giữ luật.

Luật thường đi đôi với lệ. Ngày xưa người ta còn nói: “Luật vua thua lệ làng” vua ra luật thì mặc vua, lệ của làng thì vẫn phải giữ. Lệ của làng có thể ngày nay là những lệ của nhóm nhỏ nào đấy. Chúng có một nguyên tắc bất thành văn, nhưng phải buộc giữ, nếu không nhóm sẽ trừng phạt.

Giữ luật chiếu lệ là một cách giữ hình thức cho có, không cần nội dung, chiều sâu tâm hồn. Ví dụ như dự lễ ngày Chúa Nhật. Thay vì vào trong nhà thờ dự trang nghiêm, ngồi bên kia đường của nhà thờ dự lễ cho xong. Có khi chiếu lệ giữ luật, vào nhà thờ cầu Chúa biến đổi, thánh hoá bản thân, vừa ra khỏi nhà thờ đã bắt đầu chửi rủa, lên án, nói xấu, làm việc xấu, chẳng còn đạo nghĩa gì. Nhiều người ngoài Công Giáo người ta nói: “Tin đạo chứ không tin người có đạo”.

Cách giữ luật chiếu lệ nói lên điều buồn lòng rằng, theo đạo chứ đâu sống đạo. Chúa đến để canh tân lề luật bằng chính Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần giáo hoá nội tâm con người. Là thầy dạy trong lương tâm bằng tiếng nói ngay thật: “Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ.  Nhờ lương tâm, lề luật được thực hiện trong sự yêu mến Thiên Chúa và anh em, và được biểu lộ cách kỳ diệu.” (Hiến chế Mục Vụ, 16).

Nghe tiếng Chúa Thánh Thần dạy bảo mới có thể sinh nhiều hoa trái: “Bởi vậy lương tâm ngay thẳng càng thắng thế thì những cá nhân và cộng đoàn càng tránh được độc đoán mù quáng và càng nỗ lực tuân phục những tiêu chuẩn khách quan của luân lý.” (Hiến Chế Mục Vụ, 16).

Tiếng dạy bảo của Chúa Thánh Thần có thể kiểm nghiệm bằng những hoa trái trong đời sống thường ngày: “Còn hoa trái của Thần Khí là tình yêu, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân từ, lương thiện, trung tín, hiền hoà, tự chủ. Không có luật nào chống lại những điều như thế” (Gal 5, 22 - 23).

Kiện toàn lề luật bằng tình yêu mến, chính Chúa Thánh Thần thắp lên ngọn lửa.

Xin Chúa Thánh Thần giáo hoá chúng con bằng tình yêu, canh tân lòng đạo của chúng con.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây