Giáo Phận Ban Mê Thuột

https://gpbanmethuot.net


Tôn giáo và hoà bình

“Tôn giáo trang bị cho con người một cảm giác có bản sắc và có hướng đi trong cuộc đời”
Tôn giáo và hoà bình

Tôn giáo và hoà bình


 
 
Đối với những người đang đối mặt với nhu cầu phải xác định Mình là ai? Mình thuộc về đâu? Thì tôn giáo là mang đến cho họ những câu trả lời thuyết phục, những nhóm nhỏ của các tôn giáo là để định vị họ trong cơn lốc xoáy của việc đô thị hóa, đa văn hoá, đa chủng tộc.

Theo Hassan Alturabi nói: “Tôn giáo trang bị cho con người một cảm giác có bản sắc và có hướng đi trong cuộc đời”. Tôn giáo cho con người có tên gọi giữa nhân loại vô danh, sự trỗi dậy của tôn giáo trên tòan thế giới là một phản ứng đối với chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối về đạo đức và tự mãn, tái khẳng định những giá trị trật tự, kỷ luật, lao động, tương trợ lẫn nhau và hòa bình.
Các nhóm tôn giáo quan tâm đến những vấn đề mà nhiều nhà nước bỏ qua, không kham nổi. Những nhu cầu này bao gồm: Y tế, mẫu giáo và nhà trường, chăm lo người già, hỗ trợ nạn nhân thiên tai, tỵ nạn, những người thất nghiệp. Samuel Shungtington nhận định rằng: “Nếu các tôn gíao lớn không còn đáp ứng được những nhu cầu về tình cảm và xã hội của những người bị mất gốc, các nhóm tôn giáo khác sẽ làm các điều đó”. Tại Hàn Quốc, số người theo Kitô giáo chiếm tỷ lệ 1 – 3 % dân số vào năm 1950, đến năm 1980, Hàn Quốc trên đà phát triển kinh tế, với hàng triệu người đổ ra thành thị, thì số người Kitô hữu tăng trưởng lên đến 30 %, Phật Giáo với đời sống bình lặng mất đi sự hấp dẫn. Tại Mỹ Latinh, con số người theo Tin Lành từ 7 triệu vào năm 1960, năm 1990 tăng lên 50 triệu. Vấn đề sống còn của các tôn giáo là đáp ứng được “Những nhu cầu căn bản của con người - sự ấm áp của tình người - chữa lành những thương tâm và đáp ứng khát vọng tâm linh. Một con số mà tác giả Shungtington đưa ra làm người Kitô cần xem xét: Ngày Chúa Nhật tại Brazil đầu năm 1990, với 20 % người theo Tin lành, 75 % người theo Thiên Chúa Giáo, thì có 20 triệu người tới nhà thờ Tin Lành, còn chỉ có 12 triệu người đến nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Tại các nước Nho Giáo thì tình hình lại khác, tại Trung Quốc vào năm 1980, kinh tế hưng thịnh, Kitô giáo cũng lan rộng trong giới trẻ, khỏang 50 triệu người theo đạo.
Một trợ tá của Tổng Thống Hoa Kỳ Goerge Bush, đã từng nói:
“Khi chúng ta tiến hành bãi bỏ đức tin nơi quảng trường công cộng, nghĩa là chúng ta liều lĩnh xóa bỏ dần sự thật để trở nên chính thống vô thần.”
Jim Towey, Phó Trợ Tá cho Tổng Thống Bush và cũng là Giám Độc của Văn Phòng đặc trách về Những Sáng Kiến Của Cộng Đồng Dựa Trên Cơ Sở của Niềm Tin tại Tòa Bạch Ốc (Office of Faith-Based and Community Initiatives) đã phát biểu như trên tại trường Đại Học Thánh Tôma về những trào lưu mới tại Hoa Kỳ.
Towey nói, “Ở tại Hoa Kỳ này, hiện đã và đang có phong trào nhằm trần tục hóa bất kỳ một tôn giáo nào vốn có những tín ngưỡng và những nguyên lý nền tảng, và bằng cách cấm đoán tiếng nói của các tôn giáo, thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tạo ra một thể chế vô thần tục hóa. Giờ chúng ta vẫn thường thấy tại chính một quảng trường công cộng, việc sùng bái những giá trị của ma qủy, và những thứ đó hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì mà người dân Mỹ hiểu biết rất rõ tận cõi thâm sâu về chính Thiên Chúa, và về con người, vốn được tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài.”
Towey ủng hộ cho việc có được tiếng nói của đức tin tại quảng trường công cộng, hơn là đồng ý cho sự im lặng.
Ông nói tiếp, “Chúng ta tôn trọng những người có niềm tin, những người nhìn nhận, và thờ phượng Thiên Chúa theo những cách khác nhau hay chẳng thờ phượng gì cả. Vì chưng, tất cả đều là anh chị em của chúng ta, và đó cũng chính là sự đa nguyên. Nhưng đó không có nghĩa là phải cùng nhau im lặng hoặc không thể nói lớn bởi vì nó có thể làm phật lòng kẻ khác. Sự đa nguyên không có nghĩa là mọi người đều phải im lặng, nó có nghĩa là mọi người đều được tự do bất kể Do Thái, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo, tất cả thảy đều có được sự tự do theo cách tốt nhất của mình.”[1]
Trần tục hóa – bãi bỏ đức tin nơi quảng trừơng, buông lỏng cho tự do phóng khóang. Đó là vài nguyên nhân nguy cơ cho một thế giới ngày mai và hôm nay.
“Chúng tôi muốn gặp thấy Chúa” (Ga 12, 21), đó chẳng phải là một tiếng kêu cầu quan trọng trong thời đại chúng ta sao. Gặp thấy Chúa để nhận ra chính mình, nhận ra nhau là anh chị em với nhau từ đó mới có thể xây dựng hòa bình trên trái đất.
"Minh chứng cho hòa bình, dạy dỗ cho hòa bình”. Đó là một "sự cam kết khẩn cấp hơn bao giờ cho thời đại chúng ta, trong đó những nguy hiểm và những đe dọa cho sự sống chung hoà bình tiếp tục còn hiện hữu dưới vòm trời này”.[2]
L.m Giuse Hoàng Kim Toan



 
 

[1] Anthony Le, Vietcatholic, ngày 29 – 2 – 2004.
[2] Zenit.org

Tác giả bài viết: LM ĐAN VINH – HHTM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây