TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa -C

“Khi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa và đang cầu nguyện thì trời mở ra”. (Lc 3, 15-16. 21-22)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC: Tiến bộ khoa học phải cải thiện cuộc sống

Thứ hai - 23/09/2024 08:32 | Tác giả bài viết: Hồng Thủy - Vatican News |   235
“Những sự phát triển công nghệ không dẫn đến sự cải thiện chất lượng cuộc sống của toàn nhân loại, mà trái lại làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng và xung đột, thì không bao giờ có thể được coi là tiến bộ thực sự
ĐTC: Tiến bộ khoa học phải cải thiện cuộc sống

ĐTC Phanxicô: Tiến bộ thực sự của khoa học phải cải thiện cuộc sống của nhân loại

Trong diễn văn trao cho các tham dự viên Đại hội toàn thể của Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học, Đức Thánh Cha nhắc lại: “Những sự phát triển công nghệ không dẫn đến sự cải thiện chất lượng cuộc sống của toàn nhân loại, mà trái lại làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng và xung đột, thì không bao giờ có thể được coi là tiến bộ thực sự” (Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2024, 2)".

Vào thời điểm mà các cuộc khủng hoảng, chiến tranh và các mối đe dọa đối với an ninh thế giới dường như đang thống trị, Đức Thánh Cha đề cao các đóng góp của Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học cho việc thăng tiến kiến thức nhằm phục vụ gia đình nhân loại, và quan trọng hơn, cho sự nghiệp hòa bình toàn cầu và hợp tác quốc tế.

Đại hội năm nay thảo luận về các chủ đề tác động của con người đến các quá trình địa chất và Trí tuệ nhân tạo.

Tác động mạnh mẽ của con người đến thiên nhiên và hệ sinh thái

Trước hết, Đức Thánh Cha lưu ý rằng tất cả chúng ta ngày càng lo ngại về tác động mạnh mẽ của con người đến thiên nhiên và hệ sinh thái, và một số thành viên của Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học là một trong những người đầu tiên xác định được tác động ngày càng tăng của các hoạt động của con người đối với thụ tạo khi nghiên cứu các rủi ro và vấn đề liên quan.

Do đó, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn khi Hàn lâm viện Tòa Thánh về Khoa học tiếp tục tập trung thảo luận những vấn đề này, đặc biệt là về những tác động của chúng đối với người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Nhận biết và ngăn chặn rủi ro của việc lợi dụng Trí tuệ nhân tạo 

Tiếp đến, Đức Thánh Cha cũng nghĩ đến những thách thức phát xuất từ những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Trong khi nhắc lại những lợi ích mà sự phát triển như thế có thể mang lại cho nhân loại trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe, cũng như giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với người dân, đặc biệt là đối với trẻ em và những người lớn dễ bị tổn thương nhất. Đặc biệt, ngài nói: “cần nhận biết và ngăn chặn rủi ro của việc lợi dụng Trí tuệ nhân tạo để định hình dư luận, để ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng và can thiệp vào quá trình bầu cử”.

Đức Thánh Cha nhận định: “Những thách đố này nhắc nhở chúng ta về những chiều kích nhân bản và đạo đức bất biến của mọi tiến bộ khoa học và công nghệ”, và nhắc lại xác tín của Giáo hội rằng “phẩm giá nội tại của mỗi người và tình huynh đệ gắn kết chúng ta với tư cách là thành viên của một gia đình nhân loại phải là nền tảng của sự phát triển các công nghệ mới”. (CSR_4030_2024).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây