Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 16/10/2021 21:47 |
1437
Trong thư Do Thái (4,14) viết: “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm- Thầy cả thượng phẩm- (pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.”
Hình ảnh thầy cả thượng phẩm- Pontifiocem magnum
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong thư Do Thái (4,14) viết: “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm- Thầy cả thượng phẩm- (pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.”
Thầy cả thượng phẩm là ai?
Danh xưng này nhắc nhớ đến hình ảnh Thầy cả thượng phẩm Caipha, người đã đưa ra đề nghị lên án tử hình Chúa Chúa Giêsu Kitô. (Phúc âm thánh Gioan 18, 12-13).
Chức vị Thầy cả thượng phẩm ngày xưa có trong nền văn hóa Do Thái giáo.
Nhưng từ khi đền thờ Jerusalem bị quân đội đế quốc Roma phá hủy năm 70. sau Chúa giáng sinh, chức vị danh xưng phẩm trật này không còn.
Ngày xưa Thầy cả thượng phẩm có phận vụ vào những ngày lễ trọng đại của Do Thái giáo vào đền thờ xông hương dâng tiến lễ vật là con chiên bị giết lên Giavê Thiên Chúa. Mỗi năm vào ngày lễ Hòa giải, Thầy cả thượng phẩm được phép vào cung thánh đền thờ nơi cực thánh, cử hành nghi lễ cầu xin ơn tha thứ cùng Giavê Thiên Chúa cho toàn dân.
Khi cử hành nghi lễ trong đền thờ, ông phải sống theo luật truyền, giữ đời sống thanh sạch. Ông là người phàm và cũng là người có tội lỗi. Nên ông cầu xin cùng Giavê Thiên Chúa ơn xá tội tha thứ làm hòa cho dân chúng và cùng cho cả chính mình nữa.
Chức vị Thầy cả thượng phẩm thờ xa xưa trong Do Thái giáo không chỉ thuần túy mặt văn hóa tôn giáo, nhưng ông cũng có cả quyền trong lãnh vực chính trị như một quan tòa nữa, và có khi ông dùng, hay có khi lợi cùng lạm dụng nghiêng về quyền hành chính trị nhiều hơn là bổn phận của một thầy cả lo về tâm linh đạo giáo, như trong trường hợp thầy cả thượng phẩm Caipha đã đưa đề nghị tuyên án xử giết Chúa Giêsu Kitô.
Còn hình ảnh thầy cả thượng phẩm, thời tân ước, như tác gỉa viết trong thư gửi dân Do Thái hoàn toàn khác: “Vị Thầy cả thượng phẩm của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.” (Thư Do Thái 4,15).
Như thế tác gỉa trình bày hình ảnh thầy cả thượng phẩm Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, thuần túy về tôn giáo tâm linh không pha lẫn vào công việc chính trị quyền hành, cùng cá nhân Ngài không vướng mắc vào tội lỗi. Ngài chỉ thực thi phận sự tâm linh tôn giáo, mà Thiên Chúa đã trao cho Ngài đến trong trần gian: Mang ơn tha thứ hòa giải của Thiên Chúa sự cứu rỗi cho linh hồn con người.
Thầy cả thượng phẩm Giêsu Kitô là người mang ơn tha thứ hòa giải của Thiên Chúa cho con người trần gian. Và chính thầy cả thượng phẩm Giêsu Kitô đã trở thành lễ vật hiến dâng, chứ không phải của lễ tế là các con vật chiên bò, kéo xin ơn tha thứ hòa giải cho con người trước tòa Thiên Chúa.
Danh xưng chức vị Thầy cả thượng phẩm có trong văn hóa tôn giáo của Do Thái giáo thời xa xưa. Nhưng không có trong văn hóa đạo Kitô giáo.
Thời khởi đầu lúc đạo Công Giáo được loan truyền vào xã hội bên Việt Nam hồi thế kỷ 17, các vị thừa sai được người giáo hữu gọi là Thầy cả.
“Những năm đầu truyền giáo, các thừa sai ngần ngại không biết xưng mình với anh chị em bổn đạo thế nào cho phải. Sau cùng, các ông xưng là “thầy”… Từ 1630 trở đi, vì có các thầy giảng, nên gọi các thừa sai là “thầy cả” tức là “thầy lớn hơn các thầy (giảng)” (Linh mục - Cha? – Simonhoadalat.com)
Và “Chúng ta chỉ có một vị Thượng Tế siêu phàm - (Thầy cả thượng phẩm- pontificem magnum- high priest) đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.”