TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa -C

“Khi Chúa Giê-su đã chịu phép rửa và đang cầu nguyện thì trời mở ra”. (Lc 3, 15-16. 21-22)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đời sống đạo của các Kitô hữu ở Triều Tiên

Chủ nhật - 01/12/2024 07:54 |   118
các Kitô hữu ở Triều Tiên sống đạo âm thầm, không dám công khai, bị bách hại giống các tín hữu thời đế quốc Roma
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (3)
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (3)

Đời sống đạo của các Kitô hữu ở Triều Tiên giống thời đế quốc Roma

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, được công bố ngày 28/11, cha Philippe Blot, thành viên Hội Thừa sai Paris, hoạt động mục vụ ở Hàn Quốc từ 34 năm qua cho biết, các Kitô hữu ở Triều Tiên sống đạo âm thầm, không dám công khai, bị bách hại giống các tín hữu thời đế quốc Roma.

 

Theo cha Philippe Blot, khi đất nước bị phân chia vào năm 1953, Triều Tiên sát hại tất cả linh mục và tu sĩ, trong đó có khoảng 10 tu sĩ dòng Biển Đức, người Đức và Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, Bắc Hàn có nhiều Kitô hữu hơn Nam Hàn, nhưng tất cả đều bị cấm thực hành đạo, các tôn giáo khác cũng bị như vậy. Trong những năm qua, do áp lực kinh tế từ quốc tế, họ đã mở cửa một chút, bề ngoài dường như có vẻ tự do nhưng thực ra không phải vậy.

Như nguồn tin về việc xây một ngôi thánh đường ở Bình Nhưỡng và thành lập một hiệp hội người Công giáo ở Triều Tiên, tất cả chỉ là giả dối. Trong thời gian ở Triều Tiên, cha Philippe Blot yêu cầu được dâng Thánh lễ ở nhà thờ Bình Nhưỡng nhưng luôn bị từ chối. Buổi cử hành phụng vụ ở đó không có linh mục, mọi người tham dự đều mặc trang phục truyền thống, hát rất hay nhưng như một cuộc biểu diễn. Họ được trả tiền hoặc bị ép tham dự cuộc họp mặt. Có phần trao Mình Chúa, nhưng không ai biết bánh đã được truyền phép hay chưa. Tất cả đều giả.

Do những bất công, nghèo đói và bách hại đang diễn ra, họ sợ các linh mục, vì các linh mục lên tiếng bảo vệ người nghèo và công nhân. Ở quốc gia này, không có tự do. Họ biết Kitô giáo, và trên hết là Chúa Giêsu, ủng hộ tự do. Trong suy nghĩ của họ, Kitô giáo đại diện cho một hình thức chống quyền lực. Họ biết Kitô hữu có thể chịu đựng rất mạnh mẽ khi bị bách hại. Kitô hữu đích thực không bao giờ chối bỏ đức tin, và điều này là không thể chấp nhận được với Kim Jong-Un, người luôn cho mình ở trên Chúa. Các Kitô hữu, nếu chọn Chúa, sẽ bị đưa đến các trại, hoặc bị giết ngay tại chỗ. Cuộc bách hại rất khắc nghiệt.

Cha cho biết thêm, trước đại dịch Covid-19, một thoả thuận giữa Trung Quốc và Triều Tiên cho phép một số người sống gần biên giới được qua lại thăm người thân hai hoặc ba lần một tháng. Trong lúc ở Trung Quốc một số biết Chúa và được rửa tội. Nhưng khi về Triều Tiên họ không được phép thực hành đạo, đặc biệt họ không được phép mang Kinh Thánh về vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu bị phát hiện.

Mọi người không được công khai bày tỏ niềm tin của mình. Từ khi lên hai, ba tuổi, các trẻ em đã được dạy không nói lớn tiếng khi ra ngoài đường, ở lớp học không nói những chuyện ở nhà. Ở đất nước này, mọi người dễ dàng tố cáo nhau. Nếu bị phát hiện cầu nguyện sẽ bị bắt ngay. Luật im lặng ngự trị trong gia đình.

Trước thực trạng này, cha cho biết các tín hữu ở đây sống đạo âm thầm như các Kitô hữu thời đế quốc Roma, trong các hang toại đạo. Tất nhiên, không có giáo sĩ, không có Kinh Thánh, không có người hướng dẫn cầu nguyện. Tìm cách để không bị phát hiện khi cầu nguyện chung, nhưng nếu bị phát hiện họ rất can đảm, không chối bỏ Chúa và kiên trung cầu nguyện.

Nguồn tin Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây