TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXIII thường Niên -Năm B

“Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.” (Mc 13,24-32)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC gia tăng thời hạn cho tu sĩ kháng cáo

Thứ ba - 04/04/2023 08:26 | Tác giả bài viết: |   996
Đức Thánh Cha đã quyết định gia hạn thời gian họ có thể kháng cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là họ sẽ có 30 ngày để kháng cáo chống lại bản án.
ĐTC gia tăng thời hạn cho tu sĩ kháng cáo

ĐTC gia tăng thời hạn cho tu sĩ kháng cáo việc loại khỏi dòng

Trong một Tông thư được ban hành dưới dạng tự sắc, để bảo vệ quyền của các tu sĩ đối mặt với việc bị trục xuất khỏi dòng, Đức Thánh Cha đã quyết định gia hạn thời gian họ có thể kháng cáo lên cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là họ sẽ có 30 ngày để kháng cáo chống lại bản án. Các điều khoản mới của Đức Thánh Cha sẽ có hiệu lực từ ngày 7/5/2023.

Các khoản giáo luật

Tự sắc mới của Đức Thánh Cha, được ký ngày 2/4/2023 và công bố ngày 3/4/2023, sửa đổi các điều 700 của Bộ Giáo luật và điều 501 của Bộ luật của các Giáo hội Đông phương.

Theo giáo luật hiện hành, các tu sĩ của Giáo hội nghi lễ Latinh có 10 ngày và của Giáo hội Đông phương có 15 ngày để kháng cáo chống lại việc bị loại khỏi dòng.

Giáo luật đã quy định rằng, để một sắc lệnh sa thải một tu sĩ đã tuyên khấn có hiệu lực, thì sắc lệnh phải nêu rõ quyền của tu sĩ bị sa thải được khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền trong vòng 10 ngày (15 ngày đối với các Giáo hội Đông phương) kể từ khi nhận được sắc lệnh thông báo. Một kháng cáo có “hiệu lực đình chỉ” trong khi kháng cáo đang được xem xét.

Theo tự sắc mới của Đức Thánh Cha, những người bị sa thải khỏi dòng giờ đây sẽ có 30 ngày để trình bày kháng cáo của họ và sẽ không cần viết thư xin thu hồi hoặc sửa đổi quyết định.

Có thời gian để đánh giá và thông tin

Theo Đức Thánh Cha, thời hạn trước đây “không thể nói là phù hợp với việc bảo vệ các quyền của con người.” Do đó, “một phương thức để việc đệ đơn kháng cáo ít hạn chế hơn sẽ cho phép người liên quan có thể đánh giá tốt hơn các cáo buộc chống lại họ, cũng như có thể sử dụng các phương thức liên lạc phù hợp hơn.” Quyết định kéo dài thời hạn lên ba mươi ngày giải quyết những lo ngại này.

Các quyền con người

Nguyên tắc tổng quát thứ sáu mà Thượng Hội đồng Giám mục, vào tháng 10/1967, đã thông qua để sửa đổi Bộ Giáo luật: “điều cần thiết là các quyền của con người phải được xác định và bảo vệ một cách thích hợp.” Nguyên tắc này, theo Đức Thánh Cha, “vẫn còn giá trị cho đến ngày nay, khi trao cho việc gìn giữ và bảo vệ các quyền chủ thể một vị trí ưu tiên trong trật tự pháp lý của Giáo Hội.” Nguyên tắc này đặc biệt thích hợp “trong những sự kiện nhạy cảm nhất của đời sống Giáo hội, chẳng hạn như các thủ tục liên quan đến tình trạng pháp lý của con người.”

Tuân theo thủ tục

Đức Thánh Cha cũng thừa nhận có “nguy cơ” thủ tục được dự kiến bởi các điều khoản 697-699 của Giáo luật và điều khoản 497-499 của Bộ luật của các Giáo hội Đông phương không luôn được tuân thủ đúng đắn.

Thủ tục này quy định, trong số những điều khác, cần khuyến cáo tu sĩ bằng văn bản hoặc trước mặt hai nhân chứng, với việc áp dụng rõ ràng việc trục xuất trong trường hợp không ăn năn hối cải, thông báo rõ ràng cho người đó về nguyên nhân của việc sa thải và cho phép họ có đầy đủ năng lực để tự bảo vệ mình.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng nếu thủ tục thích hợp không được tôn trọng, nó có thể “gây rủi ro cho tính hợp lệ của chính thủ tục và, theo đó, của việc bảo vệ các quyền của người bị sa thải.” (CSR_1360_2023).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây