TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

BÀI 18 -Văn Hóa Ứng Xử

Thứ ba - 26/07/2022 05:07 | Tác giả bài viết: Lm Đan Vinh -HHTM |   1064
“Con người đến không đòi được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
BÀI 18 -Văn Hóa Ứng Xử

BÀI 18
Văn Hóa Ứng Xử - NHỮNG CỬ CHỈ ĐẸP TRONG CUỘC SỐNG

1. LỜI CHÚA: “Con người đến không đòi được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).

2. CÂU CHUYỆN: NHƯỜNG GHẾ CHO NGƯỜI GIÀ, TRẺ EM

Trong tháng qua, tôi có dịp đi chơi cuối tuần tại Lái Thiêu, Bình Dương với mấy người bạn. Thay vì dùng xe hai bánh như mọi khi, chúng tôi đã rủ nhau cùng đi xe buýt để vừa an toàn không sợ tai nạn, tránh bị mưa nắng. Tuy nhiên, trong chuyến đi này tôi đã được tận mắt chứng kiến những cử chỉ không mấy tốt đẹp như sau:

Thực vậy, mặc dù đã có một tấm bảng nhỏ kẻ dòng chữ “Hãy nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai” được gắn ngay phía đầu xe, vậy mà vẫn có một chàng thanh niên thản nhiên ngồi trên ghế, đang khi một cụ bà đang đứng ngay bên! Cũng vậy, một anh thanh niên khác vẫn tỉnh bơ ngồi giữa một số khá đông quý bà quý cô phải đứng suốt quãng đường dài gần 30 cây số. Dọc đường, tôi thấy xe dừng lại đón một cụ bà bước lên. Đầu tiên bà đưa mắt nhìn lướt qua các hàng ghế để mong tìm được một chỗ trống. Nhưng mọi chỗ trên xe đều chật cứng người ngồi và không ai chịu đứng lên nhường chỗ. Cuối cùng bà cụ đành phải rút dép ra kê và ngồi bệt ngay dưới sàn xe. Bấy giờ một chị trung niên do thương hại bà cụ nên đứng dậy nhường ghế cho bà, rồi chị lần bước đến ngồi trên thùng máy phía cuối xe. Một anh thanh niên thấy vậy cũng noi gương đứng lên và đi về phía đầu xe đứng. Một anh khác ở hàng ghế sau cũng đứng dậy để nhường chỗ. Hai anh nhìn nhau mỉm cười ý nhị, quên cả việc mời bà kia ngồi vào ghế của mình. Ngay lúc đó, thật đáng tiếc, một chàng thanh niên đang đứng gần bên vội bước lại dành chỗ. Rồi khi vừa có người xuống trạm thì một ông đi nạng khập khễnh bước lên xe. Nhưng không một ai quan tâm để đứng lên nhường chỗ cho người bị què cụt này…

3. SUY NIỆM:

Trong cuộc sống thường ngày, nếu biết quan tâm đến người bên cạnh, chắc chắn chúng ta sẽ không thiếu những cơ hội thể hiện tinh thần phục vụ bằng những cử chỉ đẹp như: nhặt một cái đinh trên đường đi để xe đi sau khỏi bị xì lốp giữa đường; Vứt một mảnh sành vào thùng rác để tránh cho người đi đường khỏi dẫm đạp lên; Dùng một vật để làm hiệu nắp ga bị bể, hầu tránh cho người khác phía sau khỏi sụt hầm; Phụ giúp một người đang khiêng một vật nặng lên xe; Báo cho người có trách nhiệm an ninh khi phát hiện có kẻ gian rình rập một ngôi nhà vắng chủ… Và còn rất nhiều cử chỉ đẹp mà các bạn trẻ chúng ta có thể làm để nói lên tinh thần yêu thương: sẵn sàng dấn thân phục vụ tha nhân vô vụ lợi.

4. SINH HOẠT: Bạn có thường tự nguyện giúp đỡ người khác khi họ bất chợt gặp sự số, hay chỉ chịu giúp khi được họ năn nỉ nhờ cậy?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho con luôn vị tha khi biết nghĩ đến người khác và sẵn sàng trợ giúp tha nhân khi cần với hết khả năng. Nhờ đó chúng con sẽ nên người trưởng thành về nhân cách và gây được thiện cảm với mọi người.- AMEN.

LM ĐAN VINH – HHTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây