TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C

“Giờ cứu rỗi các con đã gần đến” (Lc 21, 25-28.34-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đức tin và luân lý

Thứ bảy - 29/05/2021 05:56 | Tác giả bài viết: Trầm Thiên Thu |   1121
Đức tin và luân lý

Đức tin và luân lý

Luân lý không phụ thuộc tôn giáo, nhưng tôn giáo có thể cung cấp một la bàn luân lý giá trị.

Ngay trong sâu thẳm nhất của sự thảo luận về luân lý, hầu như vẫn chẳng thấy Thiên Chúa ở đâu. Hành vi luân lý dựa trên lý luận hay tôn giáo? Tại sao chúng ta hành động theo luân lý trong một số trường hợp, nhưng trong một số trường hợp khác lại không?

Có những lời tuyên bố thông thường cho rằng luân lý hầu như chẳng liên quan gì tới tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều người nói về mối quan hệ giữa đạo đức với não bộ và mức độ luân lý được hình thành bằng những kinh nghiệm đã trải qua.

Luân lý không phụ thuộc tôn giáo, nhưng tôn giáo có thể cung cấp một la bàn luân lý giá trị, cung cấp những hướng dẫn mà nhiều người theo đều có thể phân biệt điều đúng, điều sai. Hãy nhìn vào những nghiên cứu cho thấy những người đến nhà thờ đều có cơ hội tránh được rắc rối hơn người khác, hoặc các nghiên cứu cho thấy rằng chủ nghĩa khoái lạc trong các tín hữu cũng lan rộng hơn.

Do đó mà khó tìm được một cuộc hội thảo tập trung nhiều vào luân lý, đôi khi không an tâm, khi nói về niềm tin tôn giáo – tức là đức tin.

Tại một buổi hội thảo, Herb Gintis, nhà khoa học người Mỹ về cách xử sự và là người đã phân biệt quan niệm nền tảng về lòng vị tha, đã nói về cách văn hóa và luân lý là sản phẩm của sự tiến triển về gen, và cách tiến hóa của chúng ta là sản phẩm của sự tiến bộ văn hóa. Ông nói: “Quá trình này xảy ra hằng trăm ngàn năm”.

Michael Gazzaniga, một trong các nhà khoa học thần kinh hàng đầu thế giới, đã nói về cách luân lý và sự chọn lựa dựa trên hệ thống giá trị được hình thành suốt đời – ít xử lý bằng ý chí tự do. Ông nói rằng não của chúng ta quyết định trước khi chúng ta nhận biết. Ông nói: “Chúng ta luôn trì hoãn một chút giữa vô ý thức và ý thức”.

Diễn giả khác là Kathleen Taylor, nhà nghiên cứu khoa học và tâm lý học tại ĐH University, cũng nói về não:“Chúng ta đã có hằng ngàn năm về luân lý nhưng chúng ta vẫn phạm tội diệt chủng”. Bà nói rằng các hệ thống diệt chủng rộng lớn thường không kéo dài. Thay vì vậy, chúng bị xóa sạch bởi sự đột biến toàn cầu thành sự độc ác của các hệ thống này, một dạng đột biến có từ trong não.

Michael Reiss, khoa học gia thuộc ĐHLondonvà là linh mục Anh giáo, đã biến hóa sự tưởng tượng đầy màu sắc bằng cách dùng những con dơi quỷ (vampire bats) để minh họa lý do con người có lòng vị tha.

Ông nói rằng những con dơi này hình thành các mối quan hệ hỗ tương. Nếu con dơi nào không tìm được thức ăn ban đêm, con dơi khác sẽ thổ máu ra để thỏa mãn cơn đói của con dơi bạn. Được coi là lòng vị tha hỗ tương, hiện tượng này thấy có ở nhiều loài, kể cả loài người.

Khoa học gia Reiss nói rằng nguồn gốc luân lý của loài người có trong cách hiểu của Darwin về các hành vi giúp đỡ – do đó mà người ta dễ có thể giúp thân nhân hơn người ngoài – và đó là hiện tượng được lý giải cả ở loài dơi quỷ.

Ông nói: “Đa số các hành vi tử tế mà chúng ta có khuynh hướng tự chúc mừng đều là tự phục vụ hoặc ít trả giá. Trong điều kiện tiến hóa, khi cách cư xử của chúng ta được chú ý hơn ngày nay, bất kỳ ai không thể hiện hành vi tử tế sẽ bị người khác coi là ích kỷ, và cũng bị xa tránh hoặc bị nghi ngờ”. Nói cách khác, luân lý có phần phi thường khi xử lý dù chúng ta có bị người khác theo dõi hay không.

Khoa học gia Reiss nói: “Điều mà xã hội cân nhắc để khả dĩ chấp nhận hơn về luân lý đều tùy vào quá khứ phát triển của xã hội. Nếu chúng ta là sâu bọ của xã hội thì có thể chúng ta sẽ coi đó là điều không được chấp nhận về luân lý nếu không ăn người thân đã chết. Tuy nhiên, con người chúng ta có thể vượt ra ngoài sự di truền gen trong việc giải mã những gì đúng và sai”.

Đáng buồn là khi Reiss nói về Thiên Chúa, ông tuyệt đối không có ý kiến về việc Thiên Chúa có chết hay không. Ông nói rằng khái niệm của loài người về thần thánh đã thay đổi và thậm chí có thể thay đổi nhiều hơn ngay từ những gì chúng ta biết ngày nay.

Nói chung, đa số những người tham dự cuộc hội thảo này đều đồng ý một điều: Có sự xói mòn về luân lý trong xã hội ngày nay. Như vậy, hình như vẫn còn câu hỏi “Tại sao?”.

Có gì cần xử lý với tôn giáo? Có phải mức tăng chủ nghĩa tục hóa đã làm cho một số người mất nền tảng luân lý? Có thể luân lý là do bản năng, nhưng cũng việc phát triển đạo đức dựa trên luân lý có thể gây khó chịu cho một số người.

Đối với nhiều người tin vào Thiên Chúa, họ cảm thấy quá lúng túng khi nói về luân lý với vấn đề lạm dụng tình dục của các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo, vì đó là vết nhơ đa quốc gia. Nhưng thiết nghĩ cuộc sống và giáo huấn của Chúa Giêsu, là người đã nêu gương phục vụ bằng cách đích thân quỳ xuống mà rửa chân cho các môn đệ, có thể dùng để gợi hứng cách cư xử luân lý.

Thời gian cứ trôi, người ta chú ý nhiều hơn về não và sự tiến hóa. Khi được hỏi về tôn giáo, Gintis đồng ý rằng các tôn giáo lớn thực sự là sức mạnh quan trọng để phổ biến nền luân lý xã hội chuyên nghiệp nhưng “luân lý cá nhân” không phụ thuộc vào việc có niềm tin tôn giáo hay không.

Francisco Ayala, nhà sinh học tiến hóa có uy tín, tự nhận mình là người lạc quan luân lý (moral optimist). Ông nói rằng tôn giáo là thành phần quan trọng trong luân lý. Ông nhận định: “Tôi nghĩ rằng chúng ta khả dĩ có luân lý mà không cần tôn giáo”.

Ayala đề cập niềm tin tưởng của Charles Darwin rằng bất kỳ động vật nào có bản năng xã hội tốt sẽ đạt được ý nghĩa luân lý. Ông nói thêm: “Darwin đã có điều đó ngay từ đầu”.

Gazzaniga đồng ý rằng việc biết não thực hiện công việc trước khi chúng ta nhận biết hành động sẽ không làm người ta kết luận là mình không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Ông nói: “Khi não tích hợp nhiều thông tin dẫn tới quyết định hành động, biết trước quy luật hành xử là một phần trong dòng chảy thông tin đó. Đa số quyết định do não tạo ra, việc hoạt động do quy luật thường phải trả giá”.

Fraser Watts, giáo sư thần học và khoa học, tóm lược hay nhất bằng cách nói rằng hệ thống luân lý có thể có nền tảng sinh học – nhưng còn cần bàn luận nhiều. Ông cho rằng luân lý phức tạp và có nhiều hệ thống luân lý cần tìm hiểu trong thế giới ngày nay.

Cuối cùng, theo GS Fraser Watts: “Người ta có thể có cách cư xử luân lý hơn ở những người có niềm tin tôn giáo”. Dĩ nhiên, những người vô thần cũng có thể là người sống có luân lý, nhưng ông nhấn mạnh rằng tôn giáo có thể – và vẫn như vậy – đề cao luân lý và làm cho luân lý thuận tiện.

Sự tiến bộ văn hóa và sinh học đều hiển nhiên, người ta thường tránh né Thiên Chúa khi nói về đưa ra các quyết định về luân lý. Chắc chắn những người không có niềm tin tôn giáo lại có thể chia sẻ cảm nghiệm sâu xa về điều gì đúng hoặc sai. Nhưng Giáo hội vẫn có thể cung cấp nền tảng luân lý thực tế.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com

 

Nguồn: kinhthanh.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây