TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Bài giảng Thánh lễ mùng hai Tết -2012

Thứ sáu - 28/05/2021 23:59 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Nguyễn Văn Úy |   1181
Bài giảng Thánh lễ mùng hai Tết -2012

 Bài giảng Thánh lễ mùng hai Tết -2012

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Hôm nay mùng hai Tết, chúng ta cùng với ĐGM Giáo phận qui tụ nhau nơi đây, bên phần mộ những người thân yêu, những anh chị em đã cùng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa Tình Yêu trong lòng hỘI Thánh Công giáo, và đã đi trước chúng ta về hưởng mùa xuân bất diệt trên trời.

Hôm nay, mùng hai Tết, chúng ta không chỉ  kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất, mà còn nhắc nhở tất cả chúng ta hãy sống thảo hiếu với những bậc  đã dày công sinh thành  dưỡng dục chúng ta.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay như xoáy vào chủ đề đạo hiếu, mời gọi chúng ta sống đúng bổn phận làm con cái đối với : trước hết Cha trên trời, là nguồn mạch sự sống và của mọi ơn phước, sau đó đương nhiên, đối với những bậc sinh thành đã dưỡng dục chúng ta.

Trong bài Tin Mừng theo thánh Mathêu mà ta vừa nghe công bố, Chúa Giêsu đã nói thật rõ ràng với những người Pharisiêu  và các kinh sưThiên Chúa đã dạy rằng : Ngươi hãy thờ kính cha mẹ, và không  được viện bất cứ lý do nào khác để thoái thác không chu toàn bổn phận này, dù là để dâng lễ phẩm cho Thiên Chúa đi chăng nữa. Và thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Êphêsô đã căn dặn kỹ lưỡng các tín hữu phải vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, phải tôn kính cha mẹ, và ngài nói rõ đó là điều răn thứ nhất.

Qua cách nói thờ cha kính mẹ theo tinh thần của Chúa, chúng ta có thể hiểu : đã là người thì phải sống đạo làm người, trong đó có đạo hiếu. Và còn hơn thế nữa, với những người tin vào Thiên Chúa là Cha, họ lại càng được thúc đẩy sống bổn phận hiếu thảo, bởi vì đó là điều Chúa dạy.

Bài đọc thứ nhất trích sách Huấn Ca lại đề cập đến đạo hiếu một cách rất cụ thể và thời sự : Cha ông chúng ta được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế .

Người Việt chúng ta vẫn nói “ Cao nấm ấm mồ”, “mồ yên mả đẹp”… Theo văn hóa Á đông nói chung, và Việt Nam nói riêng, ai cũng ước muốn khi đã khuất núi, được con cái, cháu chắt chôn cất đang hoàng, được mồ yên, mả đẹp, chờ ngày thân xác phục sinh.

Qua cách nói mồ yên, mả đẹp của sách Huấn Ca, chúng ta hiểu không phải chỉ có những mồ mả bằng xi măng, gạch đá, nhưng nhất là lòng kính nhớ ghi ơn được biểu hiện qua hương khói, hoa tươi, thăm mộ và nhất là cầu nguyện thiết tha cho những người đã khuất, như chúng ta đang làm, chung quanh vị Mục tử của Giáo phận lúc này.

Trong niềm tin và hi vọng vào Đức Giêsu phục sinh, chúng ta luôn sống hiệp thông với những người thân đã ra đi trước chúng ta, một sự hiệp thông đích thực và vững mạnh, khiến chúng ta luôn kính nhớ các ngài, và các ngài cũng luôn bầu cử cùng Chúa cho chúng ta.

Chính vì thế, bổn phận tạo mồ yên mả đẹp nhất thiết đi kèm với bổn phận lưu truyền hậu thế danh thơm tiếng tốt cho các ngài. Chúng ta lưu truỳen danh thơm tiếng tốt cho các ngài bằng cách nao ? Thưa,qua đời sống xứng với đạo làm người. Và thật may mắn hạnh phúc cho chúng ta hơn nữa vì chúng ta còn được diễm phúc sống đạo làm con Chúa. Vì tin vào Thiên Chúa, chúng ta không chỉ  vuông tròn đạo hiếu khi các ngài còn sống, mà kihi các ngài qua đời, chúng ta vẫn luôn nhớ hiệp thông với các ngài qua kinh nguỵện, đặc biệt Thánh lễ.

Kính thưa cộng đoàn,
Trong bầu khí linh thiêng của ngày đầu năm mới, cũng như thánh thiêng của phụng vụ mà chúng ta đang cử hành, Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe ắt hẳn đã gợi lên nơi mỗi người chúng ta những tâm tình, những suy nghĩ riêng tư nào đó. Xin được chia sẻ với cộng đoàn hai cảm nghĩ chân tình sau đây:
   
1. Chúng ta, người công giáo Việt Nam, có nhu cầu cần qui tụ nhau bên phần mộ của thân nhân để cầu nguyện vào những dịp đặc biệt, như hôm nay chẳng hạn. Chúng ta cũng có nhu cầu lih thiêng đi viếng mộ vào những dịp thuận tiện khác nhau, để mối dây hiệp thông với những người đã an giấc luôn được xiết chặt. Đây không chỉ là một nhu cầu tâm linh, mà còn là nét đẹp văn hóa nữa.
Một nghĩa trang công giáo được tổ chức trật tự, trang nghiêm, thánh thiêng như chúng ta hiện đang có là điều kiện thích hợp, chính đáng, để chúng ta thể hiện đạo làm người, đạo làm con Chúa với các bậc tổ tiên, ông bà, thân nhân đã khuất.     

2.   Chúng ta cũng muốn nhân cơ hội qui tụ nhau lại để cử hành phụng vụ tại Đất Thánh này, ắt hẳn có sự chứng kiến của nhiều anh chị em không cùng tín ngưỡng sống chung quanh đây, xóa tan đi những hiểu lầm thật đáng tiếc vẫn cho cho rằng: theo đạo công giáo phải bỏ việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Không phải thế, mà ngược lạ mới đúng. Hội Thánh dạy bảo chúng ta, những người công giáo, phải sống vuông tròn chữ hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ khi còn sống cũng như đã qua đời. Sự hiện diện của chúng ta nơi đây trong ngày mùng hai Tết, tháng 11 dành trọn vẹn cho linh hồn, lời nguyện trong mọi thánh lễ cho thân nhân đã khuất v.v...  nói lên bổn phận linh thiêng đó.

Xin Chúa Giêsu, Đấng luôn sống hiếu thảo với Cha trên trời, với cha mẹ của Ngài khi còn tại thế, giúp chúng ta cũng sống theo gương của Ngài.

Lm Giuse Nguyễn Văn Úy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây