Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 29/03/2025 10:33 |
Tác giả bài viết: Ban GLĐT BMT |
121
GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT HỌC HỎI VỀ NĂM THÁNH
TỔNG QUAN
1. Năm Thánh là gì? Năm Thánh là một thời kỳ hồng ân đặc biệt được Giáo Hội Công Giáo thành lập, để qua đó,các tín hữu được Thiên Chúa ban ơn khi họ mở lòng đổi mới tâm linh, thống hối tội lỗi và đón nhận ân sủng Chúa ban.
2. Năm Thánh là biến cố như thế nào đối với người Công Giáo trên toàn thế giới? Năm Thánh là biến cố quan trọng, đánh dấu khởi đầu một thời gian linh thánh đặc biệt đối với người Công Giáo trên toàn thế giới.
3. Năm Thánh còn được gọi là gì? Năm Thánh còn được gọi là Năm Toàn Xá.
4. Tại sao Năm Thánh lại được gọi là Năm Toàn Xá? Vì Năm Thánh là thời gian ân phúc được ban tặng để các tín hữu lãnh nhận ơn toàn xá, tức là ơn tẩy xóa những hậu quả do tội lỗi gây ra cho chính người phạm tội.
5. Trong Năm Thánh, mọi tín hữu được mời gọi làm gì? Năm Thánh, mọi tín hữu được mời gọi sám hối chân thành và đổi mới đời sống trong ánh sáng đức tin; dứt khoát từ bỏ tội lỗi và sống mối tương quan tình yêu với Thiên Chúa và với anh chị em mình.
6. Chủ đề Năm Thánh do ai xác định? Mỗi Năm Thánhthường có một chủ đề riêng, được chính Đức Giáo hoàng xác định, đồng thời hướng dẫn những suy tư và những hoạt động trong Năm Thánh.
NGUỒN GỐC CỦA NĂM THÁNH
7. Nguồn gốc của Năm Thánh? Nguồn gốc của Năm Thánh xuất phát trong Kinh Thánh, nhất là trong Cựu Ước.
8. Trong sách Lêvi, đoạn nào nói về Năm Thánh? Sách Lêvi 25,10-13.
9. Ai là người chỉ thị Môsê công bố Năm Toàn Xá? Thiên Chúa.
10. H. Trong sách Lêvi, tiếng tù-và có ý nghĩa gì? Báo hiệu việc khai mạc Năm Toàn Xá.
11. Trong Cựu ước, tại sao Năm Toàn Xá được gọi là Năm “Thánh”? Vì đây là khoảng thời gian được dành riêng cho những công việc thánh, thuộc về Thiên Chúa.
12. Trong Năm Toàn Xá này, Dân Thiên Chúa đồng thời được kêu gọi làm gì? Dân Chúa đồng thời được kêu gọi biểu dương sự thánh thiện của Thiên Chúa bằng cách sống theo đường lối của Người: “Các ngươi sẽ thánh hóa năm thứ năm mươi” (Lv 25,10).
13. Thánh hóa nghĩa là gì? Thánh hóa là làm cho trở nên thánh, thuộc về Thiên Chúa.
14. Theo nhãn quan của Kinh Thánh, việc thánh hóa Năm Thánh bao gồm những điều chính yếu nào? Thánh hoá Năm Thánh không chỉ bao hàm việc thánh hóa thời gian hay không gian, mà còn thánh hóa con người toàn diện (x. Lv 19,20).
15. Công việc thánh hóa ưu tiên điều gì trước hết? Công việc thánh hóa ưu tiên nhắm tới việc tẩy xóa khỏi tâm hồn tính ích kỷ để sống với tha nhân trong tình huynh đệ, hiệp thông.
16. Thiên Chúa yêu cầu dân “thánh hóa” bằng những hành động cụ thể nào? Theo sách Lêvi chương 25, có 4 việc chính yếu sau:
Trả lại tự do cho người nô lệ; không ai được bắt họ làm nô lệ.
Xóa nợ, trả lại đất đai cho chủ cũ: người cho thuê đất được lấy lại mảnh đất cho thuê và khi hết năm toàn xá thì có thể cho thuê lại.
Không gieo cấy. Đây cũng là thời gian để đất đai nghỉ ngơi sau nhiều năm làm việc, nhằm tạo điều kiến tái sinh mùa màng. Hoa màu tự mọc và hoa trái tự trổ sinh là cho tất cả mọi người.
Tất cả mọi người Israel trở về với quê hương xứ sở và gia đình.
17. Mục đích Thiên Chúa yêu cầu dân “thánh hóa” là gì? Để phục vụ sự sống của con người cách toàn diện.
18. Năm Thánh nhắc nhớ điều gì? Năm thánh nhắc nhớ về:
Quyền tối thượng của Thiên Chúa trên các hoạt động của con người.
Mời gọi sống lòng thương xót của Thiên Chúa trong các mối tương quan với người khác.
19. Trong Tân ước, ý tưởng Năm Toàn Xá được đề cập trong hoàn cảnh nào? Trong diễn từ khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu tại Hội đường Nazarét khi Người dùng lời Kinh Thánh trong sách Isaia để nói về sứ mạng của Người (Lc 4,16-21).
20. Qua lời công bố trong Lc 4,16-21,Đức Giê-su giới thiệu mình là ai? Đức Giêsu giới thiệu Người là Ngôn sứ, là Đấng Mêsia đến khai mở kỷ nguyên của ơn giải thoát và cứu độ.
21. Trong Lc 4,16-21, Chúa Giêsu công bố điều gì? Chúa Giêsu công bố cho toàn thế giới một Năm Toàn Xá thiêng liêng và phổ quát, trong đó ơn tha thứ tội lỗi và chữa lành các tâm hồn được ban cho tất cả mọi người.
22. Giáo Hội sơ khai có vai trò gì trong việc công bố Năm Toàn Xá? Giáo Hội tiếp tục công bố Tin Mừng về ơn giải thoát mà Chúa Giêsu Kitô đã hoàn tất qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Người.
23. Giáo Hội tiếp tục công bố “Năm Hồng Ân” mà Đức Giêsu đã khai mởcho những ai? Giáo Hội tiếp tục công bố “Năm Hồng Ân” mà Đức Giêsu đã khai mở, không chỉ cho Israel, mà còn cho “tất cả những người ở xa” (Cv 2,39).
LỊCH SỬ NĂM THÁNH
24. Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội được Đức Giáo Hoàng nào chính thức thiết lập? Đức GiáoHoàng Bônifaciô VIII.
25. Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội được Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII thiết lập năm nào? Năm 1300.
26. Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII đã dựa theo tin đồn và tuyên bố năm 1300 là “Năm Thánh” với mục đích gì? Chống lại tình trạng bạo lực đang hoành hành khắp Châu Âu vào thời điểm đó.
27. Khi những người hành hương đến Roma với số lượng lớn, bao gồm cả nhà văn Dante và họa sĩ Giotto, Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII đã làm gì? Đã ban ơn toàn xá trong suốt năm và thiết lập Năm Toàn Xá sau mỗi một trăm năm.
28. Sau khi Tòa Đức giáo Hoàng được dời sang thành phố Avignon thuộc miền nam nước Pháp, nhiều yêu cầu đã được đưa ra để xin Tòa Thánh dời năm thánh lần thứ hai lên năm 1350 thay vì năm 1400, và đề nghị này đã được Đức Giáo Hoàng nào chấp thuận? Được Đức Giáo Hoàng Clêmentê VI chấp thuận.
29. Đức Giáo hoàng nào đã hạ thời hạn Năm Thánh xuống còn 33 năm vào năm 1389? Đức Giáo Hoàng Urbanô VI.
30. Đức Giáo hoàng Urbanô VI hạ thời hạn xuống còn 33 năm vào năm 1389. Sự thay đổi này tượng trưng cho việc gì? Bắt chước chu kỳ cuộc đời của Chúa Kitô.
31. Sự thay đổi này tượng trưng cho việc bắt chước chu kỳ cuộc đời của Chúa Kitô. Việc này làm nổi bật điều gì? Làm nổi bật mối liên hệ giữa việc cử hành Năm Thánh và việc sống theo gương cuộc đời của Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế.
32. Việc rút ngắn thời hạn Năm Thánh nhằm đáp ứng nhu cầu gì của dòng người hành hương liên tục đổ về Rôma? Nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh mạnh mẽ và mong muốn tham dự thường xuyên hơn vào những năm ân sủng này.
33. Vào năm 1470, Đức Giáo Hoàng nào đã ấn định chu kỳ của Năm Thánh là 25 năm? Đức Giáo Hoàng Phaolô II.
34. Năm Thánh thường lệ gần đây nhất là Năm Thánh 2000. Năm Thánh này đã được Đức Giáo Hoàng nào công bố? Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
35. Năm Thánh thường lệ 2000 được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố, nhằm đánh dấu sự chuyển đổi sang thiên niên kỷ mới cũng như việc cử hành biến cố gì? Biến cốNhập Thể của Đức Giêsu Con Thiên Chúa vào 2000 năm trước.
36. Năm Thánh thường lệ 2000 nhấn mạnh điều gì? Nhấn mạnh sự tha thứ và hòa giải giữa các dân tộc.
37. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nối kết giới trẻ với nhau bằng cách gì? Mời họ tham dự ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rôma vào mùa hè năm 2000.
38. Ngoài các Năm Thánh “thông thường” hay “thường lệ” được tổ chức 25 năm một lần, các Năm Thánh “ngoại thường” cũng có thể được tổ chức tùy theo những hoàn cảnh và nhu cầu đặc biệt. Đúng hay sai? Đúng.
40. Trong dòng lịch sử Giáo Hội Công Giáo, đã có bao nhiêu Năm Thánh với hình thức ngoại thường? Có 3 Năm Thánh ngoại thường.
41. Năm Thánh ngoại thường năm 1933 ở thời ĐGH. Piô XI, nhằm kỷ niệm điều gì? Kỷ niệm 1900 năm Ơn Cứu Ðộ được ban cho nhân loại qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô
42. Năm Thánh ngoại thường năm 1983, do Ðức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố, nhằm kỷ niệm điều gì? Kỷ niệm 1950 năm Ðức Kitô chịu chết và sống lại để đem ơn Cứu rỗi cho nhân loại
43. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố năm 2015-2016 là “Năm Thánh Lòng Thương Xót” (Năm Thánh ngoại thường thứ 3), nhân dịp kỷ niệm việc gì? Nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm ngày bế mạc Công đồng Vatican II.
NĂM THÁNH 2025
44. Năm 2025 đã được ĐGH. Phanxicô công bố là “Năm Thánh”, với chủ đề gì? “Những Người Hành Hương của Hy Vọng”.
45. Năm 2025 đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô công bố là “Năm Thánh”, với chủ đề: “Những Người Hành Hương của Hy Vọng”, bắt đầu và kết thúc ngày nào? Bắt đầu từ ngày 24/12/2024 và kết thúc ngày 06/01/2026, ngày Lễ Chúa Hiển Linh.
46. Năm Thánh 2025 là Năm Thánh thông thường thứ mấy trong Giáo Hội Công Giáo Rôma? Năm Thánh thông thường thứ 26.
47. Khi mở Năm Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước mong điều gì? Đức Giáo Hoàng mong ước Năm Thánh là một thời gian ân sủng, một thời điểm thuận lợi để khôi phục mối tương quan giữa chúng ta với anh chị em, và giữa chúng ta với Thiên Chúa.
48. Trong Năm Thánh này, những người đã chịu Phép Rửa Tội có thể nhận được ơn gì do Đức Giáo Hoàng ban? Ơn Toàn Xá.
49. Chủ đề của Năm Thánh 2025 là gì? Ngày 03/01/2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn chủ đề Năm Thánh thường lệ 2025 là “Những Người Hành Hương của Hy Vọng.”
50. Ý nghĩa của Logo Năm Thánh 2025 là gì? Logo diễn tả ý hướng của Năm Thánh, trong đó:
Thánh Giá: phía trên hình cong dịch chuyển hướng về phía con người trong cuộc gặp gỡ và ôm lấy họ; phía dưới là neocắm chặt xuống dưới những con sóng, biểu tượng của niềm hy vọng vững chãi giữa ba đào sóng vỗ trong cuộc lữ hành;
Bốn hình người với các sắc màuliên kết với nhau, tượng trưng cho tình liên đới nhân loại cùng nhau hướng về và ôm chặt Thánh Giá Chúa Kitô;
Những con sóngvỗ mạnh bên dưới ám chỉ rằng cuộc hành hương của cuộc sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng;
Dòng chữ Latinh “Peregrinantes in Spem”(Những người hành hương của Hy vọng), khẩu hiệu của Năm Thánh 2025, được viết bằng màu xanh lá cây biểu chị cho niềm hy vọng.
51. Ý nghĩa của linh vật Năm Thánh 2025 là gì? Nhân vật có tên Luce – nghĩa là ánh sáng(tiếng Ý).
52. Chiếc áo màu vàng Luce mặc mang ý nghĩa gì? Chiếc áo màu vàng Luce mặc gợi nhớ đến quốc kỳ Vatican cùng tinh thần đối diện với sóng gió và hành trình vượt qua những cơn bão của cuộc đời. Màu vàng cũng tượng trưng cho ánh sáng của Thiên Chúa như chính ý nghĩa tên gọi Luce - “ánh sáng”.
53. Đôi mắt tỏa sáng rực rỡ của Luce, kết hợp với biểu tượng vỏ sò Camino de Santiago (Con đường của Thánh Giacôbê), mang ý nghĩa gì? Đôi mắt tỏa sáng rực rỡ của Luce, kết hợp với biểu tượng vỏ sò Camino de Santiago, tượng trưng cho niềm hy vọng nảy sinh trong trái tim mỗi người hành hương, nhắc nhớ bản thân mỗi người gắn bó mật thiết với Thiên Chúa và tình huynh đệ trong Năm Thánh 2025.
54. Thánh Giá và chuỗi hạt trên cổ của Luce mang ý nghĩa gì? Thánh Giá và chuỗi hạt trên cổ Luce cho thấy, trong cuộc hành hương, cầu nguyện là sức mạnh thiêng liêng, gia tăng đức tin, cậy, mến, vững vàng hơn trước mọi nghịch cảnh.
55. Logo thuyền buồm màu xanh lá cây trên áo của Luce mang ý nghĩa gì? Logo thuyền buồm màu xanh lá cây trên áo của Luce là logo chính thức của Năm Thánh 2025.
56. Cây gậy hành hương của Luce có ý nghĩa gì? Gậy hành hương trong truyền thống Công giáo vốn là biểu tượng cho sự nâng đỡ, định hướng, đồng thời nhắc nhớ việc chúng ta luôn cần đến ơn Chúa. Hình ảnh này gợi ý rằng Luce không chỉ là một khách bộ hành bình thường, mà còn là một “người dẫn đường” thiêng liêng.
57. Đôi giày lấm đầy bùn đất của Luce có ý nghĩa gì? Điều này cho thấy chặng đường tìm kiếm đức tin và chân lý không hề đơn giản hay bằng phẳng, mà có lúc phải băng qua sình lầy, vất vả, hy sinh.
58. Ý nghĩa của Cây Thánh Giá Năm Thánh 2025 là gì? Cây Thánh Giá được làm bằng gỗ tốt và được chế tác thủ công cẩn thận:
Mặt trước có hình ảnh Chúa Kitô vinh quang là dấu hiệu của Hy vọng cho thế giới trong thời đoạn khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu, nơi mà con người kêu lên nhu cầu về niềm hy vọng;
Mặt sau của Cây Thánh Giá là logo chính thức của Năm Thánh 2025.
59. Năm Thánh 2025 được khai mạc khi nào?
Tại Vatican, Năm Thánh 2025 được khai mạc vào ngày 24 tháng 12 năm 2024, ngày Lễ Chúa Giáng sinh, với việc mở Cửa Thánh tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô.
Tại các Giáo Hội địa phương, Năm Thánh 2025 được khai mạc vào ngày 29 tháng 12 năm 2024, lễ Thánh Gia Thất.
60. Khi nào Năm Thánh 2025 bế mạc?
Tại các Giáo Hội địa phương, Năm Thánh 2025 sẽ kết thúc vào Chúa Nhật, ngày 28 tháng 12 năm 2025, lễ Thánh Gia Thất.
Tại Vatican, Năm Thánh 2025 sẽ kết thúc bằng việc đóng Cửa Thánh của Vương cung thánh đường thánh Phêrô vào Lễ Chúa Hiển Linh, ngày 06 tháng 01 năm 2026.
61. Sắc chỉ công bố Năm Thánh 2025 có tựa đề là gì? Sắc chỉ có tựa đề bằng tiếng La Tinh là “Spes non confundit”, có nghĩa là “Niềm hy vọng không làm thất vọng”.
62. Sắc chỉ đó được ban hành ngày nào? Sắc chỉ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành ngày 09 tháng 05 năm 2024, nhằm ngày Lễ Chúa Thăng Thiên.
63. Sắc chỉ Năm Thánh 2025 được gợi hứng từ đâu? Được gợi hứng từ Thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma, tựa đề của Sắc chỉ được trích từ câu số 5 chương 5: “Niềm hy vọng không làm thất vọng”.
64. “Niềm hy vọng không làm thất vọng” có ý nghĩa gì? Đó là “niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa. […]. Niềm hy vọng này không làm cho chúng ta thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta”.
65. Trong Sắc chỉ Năm Thánh 2025, Đức Giáo Hoàng nhắc đến một sự kiện trọng đại vào năm 2033, đó là sự kiện gì? Đó là sự kiện mừng kỷ niệm 2000 năm ơn cứu chuộc được thực hiện qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.
66. Khi ban bành Sắc chỉ Năm Thánh 2025, Giáo Hội đang sống sự kiện quan trọng nào? Sắc chỉ Năm Thánh 2025 được ban hành trong lúc Giáo Hội đang trong tiến trình của Thượng Hội đồng về Hiệp hành nhằm tái khám phá và thực hành sự hiệp thông. Đây cũng là dịp tốt để Đức Giáo Hoàng mời gọi sống tinh thần “đại kết” một cách cụ thể: sự hiệp nhất quanh một ngày Lễ Phục Sinh chung.
67. Trong Năm Thánh 2025, Giáo Hội đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng nào? Giáo Hội kỷ niệm 1700 năm diễn ra công đồng đại kết đầu tiên, Công đồng Nicêa (325).
68. Dấu chỉ của Năm Thánh là gì? Dấu chỉ của Năm Thánh là những sự kiện và hoạt động diễn tả những thực tại thiêng liêng khác nhau và mời gọi các tín hữu sống những thực tại đó.
69. Dấu chỉ của Năm Thánh gồm những sự kiện và hoạt động nào? Gồm những sự kiện và hoạt động:
Mở “Cửa Thánh”,
Hành hương,
Lời kêu gọi hoán cải và hòa giải,
Ơn Toàn Xá.
70. Năm Thánh bắt đầu bằng sự kiện gì? Năm Thánh bắt đầu bằng sự kiện Đức Giáo Hoàng mở “Cửa Thánh” tại Đền thờ thánh Phêrô và tại ba Đền Thờ khác ở Rôma: Đền thờ Đức Bà Cả, Đền thờ Lateranô và Đền thờ thánh Phaolô Ngoại Thành.
71. Cửa Thánh là gì? Cửa Thánh là một cánh cửa đặc biệt tại các Đền thờ lớn ở Rôma, thường được đóng kín và chỉ mở ra trong Năm Thánh.
72. Việc bước qua Cửa Thánh nói lên điều gì? Bước qua Cửa Thánh này là cử chỉ tượng trưng sự sám hối và cuộc vượt qua từ cuộc sống tội lỗi vào đời sống mới, một đời sống thánh thiện, bước đi trong ân sủng và dấn thân hướng về Chúa Kitô.
73. Việc hành hương trong Năm Thánh mang ý nghĩa gì? Việc hành hương trong Năm Thánh là một hành động diễn tả lòng đạo đức, sám hối và thanh luyện.
74. Các tín hữu có thể hành hương tới những nơi nào?
Tại Rôma: Các tín hữu có thể hành hương một trong bốn Đền thờ: Đền thờ thánh Phêrô, Đền thờ thánh Gioan Latêranô, Đền thờ Đức Bà Cả, Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.
Tại Thánh Địa: Các tín hữu có thể hành hương tới Đền thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, Đền thờ Giáng Sinh ở Bêlem hoặc Đền thờ Truyền Tin ở Nazareth.
Tại Giáo hội địa phương: Các tín hữu có thể hành hương tới nhà thờ Chính tòa, các nhà thờ khác hoặc những nơi linh thánh do Bản quyền địa phương chỉ định.
75. Đâu là những điểm hành hương tại giáo phận Ban Mê Thuột? Có 4 địa điểm:
Nhà thờ Chính Tòa.
Trung Tâm Lòng Thương Xót Xã Đoài.
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Giang Sơn.
Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Thác Mơ.
76. Song song với việc mời gọi các tín hữu hành hương, Giáo Hội còn kêu gọi điều gì? Giáo Hội còn đặc biệt kêu gọi hoán cải, hòa giải và sám hối, vì Năm Thánh là thời gian để suy nghĩ về lòng thương xót của Thiên Chúa và để tìm cách đến gần với Người.
77. Trong Năm Thánh, các tín hữu được mời gọi đi hành hương để lãnh Ơn Toàn Xá. Vậy Ơn Toàn Xá là gì? Ơn Toàn Xá là ơn tha trọn vẹn các hình phạt tạm đáng phải chịu vì những tội lỗi mà mình đã phạm.
78. Vì sao việc hoán cải và hòa giải quan trọng trong Năm Thánh? Vì đây là thời điểm đặc biệt để suy ngẫm về lòng thương xót của Chúa và quay về với Ngài trong tình yêu và tha thứ.
79. Việc hoán cải giúp các tín hữu đến gần Chúa hơn như thế nào? Việc hoán cải giúp mỗi tín hữu từ bỏ tội lỗi, đổi mới tâm hồn và sống theo thánh ý Chúa, nhờ đó được gần gũi với Ngài hơn.
80. Sự khác biệt giữa Ơn Toàn Xá và ơn tha tội là gì? Ơn tha tội qua Bí Tích Hòa Giải chỉ xóa bỏ tội lỗi, nhưng không loại bỏ hậu quả của tội; còn Ơn Toàn Xá xóa bỏ tất cả hình phạt tạm do tội lỗi gây ra.
81. Ơn Toàn Xá có tha tội không? Ơn Toàn Xá không tha tội mà chỉ tha những hình phạt tạm đáng phải chịu vì tội mà mình đã phạm.
82. Điều kiện cần thiết để được hưởng Ơn Toàn Xá là gì? Để được hưởng Ơn Toàn Xá, cần phải có những điều kiện cần thiết, đó là: lòng sám hối chân thành, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng trong cùng một ngày hoặc cách nhau không quá vài ngày. Trong các điều trên, điều kiện quan trọng nhất là có lòng sám hối chân thành và quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến với tội lỗi.
83. Mỗi người được nhận bao nhiêu Ơn Toàn Xá trong một ngày? Thông thường, mỗi ngày mỗi tín hữu chỉ nhận được một Ơn Toàn Xá. Tuy nhiên, trong Năm Thánh này, có một ngoại lệ cho phép tín hữu nhận hai Ơn Toàn Xá trong một ngày. Sắc lệnh về Năm thánh đề cập: “Mặc dù có quy định chỉ được hưởng một Ơn Toàn Xá mỗi ngày, nhưng các tín hữu đã thực hiện một hành động bác ái thay cho các linh hồn nơi luyện ngục, nếu họ rước lễ lần thứ hai trong ngày đó, thì có thể hưởng Ơn Toàn Xá hai lần trong cùng một ngày, chỉ áp dụng cho người đã khuất”.
84. Các tín hữu có thể nhận Ơn Toàn Xá cho ai? Các tín hữu có thể nhận Ơn Toàn Xá cho chính mình hoặc cho một tín hữu đã qua đời.
85. Vì sao không thể nhận Ơn Toàn Xá cho người khác đang còn sống? Vì không ai có thể biết chắc người đó có sẵn sàng từ bỏ tội lỗi hay không.
SỐNG NĂM THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
86. Sống Năm Thánh có nhất thiết phải thực hiện một cuộc hành hương thể lý đến những nơi thánh không? Không nhất thiết. Tuy hành hương thể lý là một thực hành tốt đẹp, nhưng còn có nhiều cách khác để sống Năm Thánh trong đời sống thường nhật.
87. Nếu không thể thực hiện hành hương thể lý, chúng ta có thể sống Năm Thánh bằng cách nào? Chúng ta có thể sống Năm Thánh bằng cách hòa giải và tha thứ, thực thi lòng thương xót, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, thực hiện hành hương thiêng liêng và dấn thân phục vụ cộng đoàn.
88. Hành hương thể lý mang lại lợi ích gì cho đời sống thiêng liêng? Hành hương thể lý giúp chúng ta đào sâu đức tin, sống tinh thần hy sinh, khiêm nhường, và cảm nghiệm sự hiệp thông với Giáo Hội. Nó cũng là cơ hội để hoán cải và đổi mới tâm hồn.
89.Tại sao Giáo Hội vẫn khuyến khích việc hành hương trong Năm Thánh? Vì hành hương là một dấu chỉ cụ thể của cuộc hành trình đức tin, giúp tín hữu đến gần Thiên Chúa hơn qua việc cầu nguyện, suy niệm, đền tội và lãnh nhận Ơn Toàn Xá.
90. Hành hương thiêng liêng có ý nghĩa gì trong Năm Thánh? Hành hương thiêng liêng là cuộc hành trình nội tâm, giúp chúng ta nhìn lại đời sống, đào sâu mối liên hệ với Thiên Chúa và hoán cải con tim theo tinh thần Năm Thánh.
91. Năm Thánh mời gọi chúng ta hòa giải với ai? Năm Thánh mời gọi chúng ta hòa giải với Thiên Chúa và với người khác.
92. Bí tích nào đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hòa giải? Bí Tích Hòa Giải đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hòa giải. Bí tích này giúp chúng ta xưng thú tội lỗi, đón nhận ơn tha thứ và đổi mới tâm hồn.
93. Chúng ta có thể thực thi lòng thương xót bằng những việc nào? Chúng ta có thể thực thi lòng thương xót qua các công việc:
Về thể xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, viếng thăm bệnh nhân...
Về tinh thần: an ủi người đau khổ, tha thứ cho những kẻ xúc phạm mình…
94. Cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa có ý nghĩa gì trong Năm Thánh? Cầu nguyện giúp chúng ta đến gần Thiên Chúa và mở lòng đón nhận ơn Chúa. Việc đọc và suy niệm Lời Chúa, thờ lạy Thánh Thể giúp chúng ta đào sâu đời sống đức tin.
95. Năm Thánh mời gọi chúng ta dấn thân cho cộng đoàn như thế nào? Năm Thánh mời gọi chúng ta ra khỏi chính mình để phục vụ tha nhân qua các hoạt động bác ái, cộng tác với giáo xứ và các tổ chức từ thiện của Giáo Hội.
96. Năm Thánh có phải chỉ dành cho những người thực hành đức tin sốt sắng không? Không. Năm Thánh mở ra cho tất cả mọi người, là dịp để mọi người đến với Thiên Chúa và khám phá tình yêu vô điều kiện của Ngài.
97. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, Năm Thánh mang lại điều gì? Năm Thánh là ánh sáng hy vọng, nhắc nhở chúng ta rằng luôn có cơ hội thay đổi, tha thứ và phục hồi tình huynh đệ trong một thế giới đầy chia rẽ và bạo lực.
98. Sống Năm Thánh không chỉ là tham dự các nghi thức mà còn là gì? Sống Năm Thánh là một lời mời gọi đổi mới dấn thân cho Thiên Chúa và tha nhân, dành thời gian hồi tâm và hành động để trở thành người mang hòa bình và lòng thương xót cho thế giới.
99. “Cửa Thánh” mà mỗi người chúng ta được mời gọi bước vào là gì? “Cửa Thánh” chính là Đức Kitô. Chúng ta được mời gọi từ bỏ những gì làm ta xa Chúa để tiến sâu hơn trong đời sống đức tin, đức cậy và đức mến.
100. Năm Thánh nhắc nhớ chúng ta điều gì về Thiên Chúa? Thiên Chúa luôn tha thứ và ban cho chúng ta cơ hội đổi mới cuộc sống. Ngài mời gọi chúng ta sống công bình, yêu thương và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn dưới ánh sáng của Chúa Kitô.
Ban Soạn Thảo Giáo Lý Trực Thuộc Ban Giáo Lý Đức Tin Gp. Ban Mê Thuột
PHỤ LỤC
TÌM HIỂU THÊM VỀ ƠN XÁ
01. Ơn Xá là gì? Ơn Xálà việc tha thứ những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ.
02. Có mấy loại Ơn Xá? Có 2 loại Ơn Xá: - Ơn Toàn Xá (hoặc Đại Xá, toàn phần); - Ơn Tiểu Xá (hoặc từng phần).
03. Ơn Toàn Xá là gì? Ơn Toàn Xá là ơn tha trọn vẹn các hình phạt tạm đáng phải chịu vì những tội lỗi mà mình đã phạm. Lưu ý: Những tội này đã xưng và đã được tha nhưng hình phạt tạm vẫn còn. Trong SáchGiáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1473 nói rằng: Khi lãnh ơn tha tội qua Bí Tích Hòa Giải, Chúa tha những hình phạt đời đời do tội, nhưng hình phạt tạm thì vẫn còn.
04. Sự khác biệt giữa Ơn Toàn Xá và ơn tha tội là gì? Ơn tha tội qua Bí Tích Hòa Giải chỉ xóa bỏ tội lỗi, nhưng không loại bỏ hậu quả của tội; còn Ơn Toàn Xá xóa bỏ tất cả hình phạt tạm do tội lỗi gây ra.
05. Ơn Tiểu Xá là gì? Ơn Tiểu Xá là ơn tha một phần các hình phạt tạm đáng phải chịu vì những tội lỗi mà mình đã phạm.
06. Làm sao để nhận được Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh 2025? Đầu tiên là có ý muốn lãnh nhận. Bên cạnh đó, còn phải thực hiện 4 việc sau:
Xưng tội và phải từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi;
Rước lễ trong ngày muốn nhận lãnh Ơn Toàn Xá;
Cầu nguyện theo ý Ðức Giáo Hoàng;
Làm một trong các việc được quy định trong Sắc Lệnh Về Ban Ân Xá trong Năm Thánh thường lệ 2025 được công bố bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
07. Có cần phải xưng tội vào mỗi lần muốn lãnh nhận Ơn Toàn Xá hay không? Chỉ cần một lần xưng tội là đủ để được hưởng nhiều Ơn Toàn Xá, nhưng nên xưng tội thường xuyên để có được ơn hoán cải sâu sắc hơn và lòng trong sạch hơn. Nói cách khác, không cần phải xưng tội hàng ngày, nhưng phải đi xưng tội cho dù mới mắc phải tội nhẹ.
08. Năm Thánh 2025, mỗi tín hữu được lãnh nhận bao nhiêu Ơn Toàn Xá mỗi ngày? Thông thường, mỗi ngày mỗi tín hữu chỉ nhận được một ơn toàn xá. Tuy nhiên, trong Năm Thánh này, có một ngoại lệcho phép tín hữu có thể nhận hai Ơn Toàn Xá trong một ngày. Sắc lệnh về Năm thánh đề cập: “Mặc dù có quy định chỉ được hưởng một Ơn Toàn Xá mỗi ngày, nhưng các tín hữu đã thực hiện một hành động bác ái thay cho các linh hồn nơi luyện ngục, nếu họ rước lễ lần thứ hai trong ngày đó, thì có thể hưởng Ơn Toàn Xá hai lần trong cùng một ngày, chỉ áp dụng cho người đã khuất”.
09. Những Ơn Toàn Xá Năm Thánh này được dành cho ai? Dành cho chính mình và cho các linh hồn nơi luyện ngục.
10. Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng là thế nào? Việc cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân, nhưng thông thường thì nên đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Kính Mừng. Đồng thời, hiệp ý cầu xin theo các ý chỉ hằng tháng của Đức Giáo Hoàng.
11. Sắc lệnh Về Ban Ân Xá trong Năm Thánh thường lệ 2025 được công bố bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô ngày 13.5.2024, đã thiết lập các cách chính yếu để nhận được Ân Xá Năm Thánh. Đó là những cách nào?
Cách thứ nhất: Thực hiện các công việc bác ái. Năm Thánh là thời điểm mà người Công Giáo được khuyến khích đặc biệt thực hành các công việc thương xót về thể xác và tinh thần. Tòa Ân Giải Tối Cao liệt kê việc thăm tù nhân, dành thời gian cho người già cô đơn, giúp đỡ người bệnh hoặc người khuyết tật, và giúp đỡ những người đang cần là những trường hợp để được hưởng Ơn Toàn Xá. Theo đó, thực hành các công việc thương xót “theo một nghĩa nào đó là hành hương đến với Chúa Kitô hiện diện trong họ”. Theo Sắc Lệnh, Ơn Toàn Xá cho các công việc bác ái có thể được nhận nhiều lần trong suốt Năm Thánh, thậm chí là hằng ngày. Nếu ơn xá được áp dụng cho người đã khuất, có thể nhận được hai Ơn Toàn Xá trong cùng một ngày. Sắc lệnh nêu rõ: “Mặc dù có quy định chỉ được hưởng một Ơn Toàn Xá mỗi ngày, nhưng các tín hữu đã thực hiện một hành động bác ái thay cho các linh hồn nơi luyện ngục, nếu họ rước lễ lần thứ hai trong ngày đó, thì có thể hưởng Ơn Toàn Xá hai lần trong cùng một ngày, chỉ áp dụng cho người đã khuất.” Tóm lại, nếu ta xưng tội, từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng và thực hiện một công việc bác ái thì là đủ để nhận được một Ơn Toàn Xá. Nếu trong cùng một ngày đó, ta rước lễ lần thứ hai, và làm thêm một công việc bác ái nữa thì sẽ nhận được một Ơn Toàn Xá thứ hai nhường cho các linh hồn.
Cách thứ hai: Tránh xa mạng xã hội, bảo vệ cuộc sống, làm tình nguyện viên. Các hành vi sám hối cũng có thể nhận được Ơn Toàn Xá. Vatican liệt kê một số lựa chọn, bao gồm:
Kiêng ít nhất một ngày một tuần khỏi những “sự sao nhãng vô ích”, chẳng hạn như mạng xã hội hoặc tivi.
Ăn chay.
Quyên góp “một khoản tiền tương xứng cho người nghèo”.
Hỗ trợ các hoạt động tôn giáo hoặc xã hội, đặc biệt là bảo vệ sự sống trong mọi giai đoạn.
Cung cấp hỗ trợ cho người di cư, người già, người nghèo, thanh thiếu niên gặp khó khăn và trẻ em bị bỏ rơi.
Tình nguyện phục vụ cộng đồng của bạn.
Sắc Lệnh nêu rõ: “Ơn Toàn Xá năm thánh cũng có thể đạt được thông qua các sáng kiến thực hành, một cách cụ thể và quảng đại, tinh thần sám hối, theo một nghĩa nào đó, là linh hồn của năm thánh”.
Cách thứ ba: Ghé thăm nhà thờ địa phương của bạn. Người Công Giáo cũng có thể được hưởng Ơn Toàn Xá bằng cách hành hương đến Nhà Thờ Chính Tòa hoặc đến một nhà thờ hay đền thờ khác do Giám Mục địa phương lựa chọn. Tòa Ân Giải Tối cao yêu cầu các Giám Mục “xem xét đến nhu cầu của các tín hữu cũng như cơ hội củng cố khái niệm hành hương với tất cả ý nghĩa biểu tượng của nó, để thể hiện nhu cầu lớn lao về sự hoán cải và hòa giải”.
Cách thứ tư: Tham gia các khóa học về Công đồng Vatican II và Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo. Sắc Lệnh của Vatican cũng nêu rõ rằng người Công Giáo có thể được hưởng Ơn Toàn Xá “nếu với tinh thần sốt sắng, họ tham gia vào các hoạt động truyền giáo, rèn luyện tâm linh hoặc các hoạt động đào tạo về các văn kiện của Công đồng Vatican II và Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, được tổ chức tại nhà thờ hoặc nơi thích hợp khác, theo ý của Đức Giáo Hoàng”.
Cách thứ năm: Cầu nguyện tại những vương cung thánh đường được chỉ định. Nhiều địa điểm linh thiêng trên thế giới cũng được chỉ định là nơi hành hương, nơi người ta có thể nhận được Ơn Toàn Xá:
Ở Ý: - Nhà thờ thánh Phanxicô Assisi - Vương cung thánh đường Đức Mẹ các Thiên thần ở Assisi - Vương cung thánh đường Đức Mẹ Loreto - Vương cung thánh đường Đức Mẹ Pompeii - Nhà thờ thánh Anthony ở Padua
Ở Thánh Địa: - Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem - Vương cung thánh đường Giáng Sinh ở Bethlehem - Vương cung thánh đường Truyền tin ở Nazareth Sắc Lệnh này cũng chỉ ra rằng “bất kỳ vương cung thánh đường nhỏ, nhà thờ chính tòa, nhà thờ đồng chính tòa, thánh địa Đức Mẹ, bất kỳ nhà thờ hoặc thánh địa nào được Giám Mục giáo phận hoặc giáo phận Đông phương chỉ định vì lợi ích của các tín hữu” đều là những địa điểm có thể nhận được Ơn Toàn Xá. Các Hội Đồng Giám Mục cũng có thể chỉ định các thánh địa quốc gia hoặc quốc tế là các địa điểm linh thiêng để ban Ơn Toàn Xá.
Cách thứ sáu: Hành hương đến Rôma. Những người Công Giáo hành hương đến Rôma trong Năm Thánh 2025 có thể được hưởng Ơn Toàn Xá khi đến thăm ít nhất một trong bốn Đền Thờ Giáo Hoàng chính: Đền Thờ Thánh Phêrô, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Đền Thờ Đức Bà Cả, hoặc Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Ngoài ra, các tín hữu có thể nhận được Ơn Toàn Xá bằng cách dành thời gian cầu nguyện tại một số nhà thờ khác ở Rôma: - Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá của Rôma ở Giêrusalem. - Vương Cung Thánh Đường Thánh Lôrensô Ngoại Thành. - Nhà Thờ Thánh Sebastianô. - Đền Thờ Tình Yêu Thiên Chúa (Divino Amore). - Nhà Thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia. - Nhà Thờ Thánh Phaolô ở Tre Fontane (nơi Thánh Phaolô chịu tử đạo). - Hang Toại Đạo. Tòa Ân Giải Tối Cao cũng ban Ơn Toàn Xá đặc biệt cho những người hành hương đến các nhà thờ ở Roma có liên quan đến các vị thánh nữ vĩ đại: - Vương Cung Thánh Đường Santa Maria Sopra Minerva (lăng mộ của Thánh Catherine xứ Siena) - Nhà Thờ Thánh Brigid ở Campo de’ Fiori (Nhà thờ Thánh Brigid của Thụy Điển) - Santa Maria della Vittoria (Thánh Teresa Ávila) - Trinità dei Monti (Thánh Têrêsa thành Liseux) - Vương Cung Thánh Đường Thánh Cecilia ở Trastevere (St. Cecilia) - Vương Cung Thánh Đường Sant’Augustino ở Campo Marzio (St. Monica)
12. Tại các Giáo Hội địa phương, tín hữu có thể hành hương đến những nơi nào để nhận lãnh Ơn Toàn Xá Năm Thánh? Đến Nhà Thờ Chính Tòa, các nhà thờ khác, hoặc những nơi linh thánh do Bản Quyền địa phương chỉ định.
13. Tại Giáo phận Ban Mê Thuột có những địa điểm hành hương nào để nhận lãnh Ơn Toàn Xá Năm Thánh? Có 4 địa điểm: - Nhà Thờ Chính Tòa, - Trung Tâm Lòng Chúa Thương Xót (Gx. Xã Đoài), - Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Giang Sơn, - Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Thác Mơ.
14. Trong khi hành hương, kính viếng một trong các nơi được Đấng Bản quyền chỉ định, các tín hữu có thể nhận được Ơn Toàn xá Năm Thánh bằng cách thực hiện những việc gì? Bằng cách thực hiện MỘT trong các việc sau: - Sốt sắng tham dự Thánh lễ, - Tham dự buổi cử hành Lời Chúa, - Đọc 1 Giờ Kinh Phụng Vụ (Kinh Sách, Kinh Sáng, hoặc Kinh Chiều), - Ngắm Đàng Thánh Giá, - Lần chuỗi Mân Côi, - Hát các bài thánh ca tôn vinh Chúa, - Tham dự nghi thức sám hối bao gồm việc xưng tội cá nhân. - Thực hành việc tôn thờ và suy niệm Thánh Thể, kết thúc bằng Kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và những lời cầu khẩn lên Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (Có thể đọc Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Nữ Vương…).
15. Những người không thể đi hành hương hoặc viếng thăm một nơi thánh vì những lý do ngăn trở (như bệnh tật, già lão, tù đầy…) có thể nhận được Ơn Toàn xá Năm Thánh bằng cách nào? Bằng cách hiệp thông thiêng liêng với những đoàn hành hương, đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính và những lời cầu nguyện khác liên quan tới Năm Thánh trong khi hiệp dâng những đau khổ hay khó khăn của mình lên Chúa.