TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Sứ điệp ĐTC gửi Tuần lễ Xã hội thứ 49

Thứ sáu - 22/10/2021 19:50 | Tác giả bài viết: |   1030
Tuần lễ Xã hội của Công giáo Ý lần thứ 49 có chủ đề “Hành tinh mà chúng ta hy vọng. Môi trường, Công việc, Tương lai. Tất cả mọi thứ được kết nối”
Sứ điệp ĐTC gửi Tuần lễ Xã hội thứ 49

ĐTC gửi sứ điệp cho các tham dự viên Tuần lễ Xã hội thứ 49 của Công giáo Ý

Ngày 21/10/2021, trong sứ điệp gửi các tham dự viên Tuần lễ Xã hội thứ 49 của Công giáo Ý, Đức Thánh Cha hy vọng một xã hội và một hành tinh nơi mọi người luôn sống và quan tâm đến tiếng kêu than của người khác, thay đổi cách sống nếu cần thiết và tự thích ứng với các tình huống vì một thế giới tốt đẹp hơn và vì lợi ích chung.

Tuần lễ Xã hội của Công giáo Ý lần thứ 49 có chủ đề “Hành tinh mà chúng ta hy vọng. Môi trường, Công việc, Tương lai. Tất cả mọi thứ được kết nối”, diễn ra từ ngày 21-24/10/2021 tại thành phố ven biển Taranto ở miền nam nước Ý.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha lưu ý rằng hội nghị đang diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng xã hội và sức khỏe do đại dịch gây ra. “Chúng ta không thể cam chịu và đứng bên cửa sổ và nhìn, chúng ta không thể thờ ơ lãnh đạm, không đảm nhận trách nhiệm vì người khác và vì xã hội. Chúng ta được mời gọi là men làm khối bột dậy men”.

Đức Thánh Cha đã đề nghị với tín hữu Công giáo Ý ba “bảng chỉ đường” trên con đường hy vọng.

Chú ý đến những người chúng ta gặp ở những ngã rẽ

Đầu tiên là chú ý đến những giao lộ, nơi chúng ta bắt gặp những người tuyệt vọng, ví dụ như những người trẻ tuổi buộc phải rời bỏ quê hương của họ và những người không có việc làm hoặc bị bóc lột sức lao động; những phụ nữ thất nghiệp do đại dịch hoặc buộc phải lựa chọn giữa làm mẹ và nghề nghiệp; người lao động không có cơ hội; người nghèo và người di cư không được chào đón và hòa nhập; người già bị bỏ rơi, neo đơn; những gia đình nạn nhân của tệ nạn cho vay nặng lãi, cờ bạc, tham nhũng; doanh nhân bị mafia lạm dụng; hoặc các cộng đồng bị tàn phá bởi hỏa hoạn. Ngoài ra còn có nhiều người bệnh, người lớn và trẻ em, những người lao động bị buộc phải làm những công việc gian khổ hoặc trái đạo đức, thường ở trong những điều kiện không an toàn. Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta không thể thờ ơ với những anh chị em này của chúng ta, những người đang bị đóng đinh trên thập giá và đang chờ đợi sự phục sinh. 

Luôn tiến lên

“Dấu hiệu chỉ đường” thứ hai mà Đức Thánh Cha đưa ra là biển “cấm đậu xe”, chỉ ra rằng sự mệt mỏi và sự cam chịu khi đối mặt với những thử thách sẽ khiến Tin Mừng phai dần đi. Trái lại, tình yêu thương của Thiên Chúa không bao giờ tĩnh lặng, thúc đẩy chúng ta không bao giờ dừng lại.

Các Ki-tô hữu không chỉ tố cáo điều ác nhưng phải chịu trách nhiệm tạo ra các mạng lưới cứu chuộc, không ngại gieo điều tốt! Đức Thánh Cha nói: “Sự phát triển kinh tế và công nghệ mà không mang lại một thế giới tốt đẹp hơn và chất lượng cuộc sống cao hơn một cách toàn diện thì không thể được coi là tiến bộ”.

Thay đổi lối sống vì công ích

Dấu hiệu chỉ đường thứ ba là nghĩa vụ phải hoán cải. Đức Thánh Cha nói rằng cần một sự hoán cải sâu sắc không chỉ về sinh thái môi trường mà còn về sinh thái nhân văn, sinh thái của trái tim. Bước ngoặt sẽ chỉ thành hiện thực nếu chúng ta biết đào tạo lương tâm mình không tìm kiếm các giải pháp dễ dàng vì lợi ích những kẻ đã an toàn rồi, nhưng đề xuất các quá trình thay đổi lâu dài vì lợi ích của thế hệ trẻ.

Ngài kết luận rằng điều này sẽ giúp tạo ra hành tinh mà chúng ta hy vọng: một hành tinh nơi văn hóa đối thoại và hòa bình sẽ mang lại một ngày mới, nơi công việc mang lại phẩm giá cho con người và bảo vệ công trình sáng tạo, nơi hội tụ những thế giới xa xôi về văn hóa, được sinh động hóa bởi sự quan tâm chung cho lợi ích chung.

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây