TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ý Nghĩa Mùa Vọng

Thứ tư - 02/06/2021 23:43 |   1188
Ý Nghĩa Mùa Vọng

Ý Nghĩa Mùa Vọng

Mùa vọng (Sách lễ Rôma 1992, trang 92, chương V, 39-41)

39. Mùa Vọng có hai đặc tính: Vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi.

40. Mùa Vọng bắt đầu từ giờ kinh chiều I ngày Chúa Nhật nhằm này 30 tháng 11, hoặc nhằm vào ngày gần nhất và kết thúc trước giờ kinh chiều I lễ Chúa Giáng Sinh.

41. Các Chúa Nhật mùa này gọi là Chúa Nhật I, II, III, IV mùa Vọng.

Ý nghĩa mùa Vọng

Ai cũng biết Phúc Âm được viết vào khoảng từ năm 70 đến 100 sau khi Chúa Giêsu lên trời, và cho đến nay cũng không chứng cớ nào minh xác Chúa Giêsu đã sinh sống nơi trái đất này được bao nhiêu năm. Theo Kinh Cầu Tử Nạn, “Chúa Giêsu ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ; Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giurêu,” vị chi ba mươi ba năm; nhưng nơi Phúc Âm Gioan khi Ngài nói, “Ông Aùp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ” (Gn. 8:56). Người Do Thái nói, “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Aùp-ra-ham” (Gn. 8:57). Dựa theo câu này, các nhà khảo cứu Kinh Thánh nêu lên có lẽ Chúa GiêSu thời ấy cỡ chừng bốn mươi mấy tuổi. Đọc tiếp Phúc Âm, Chúa Giêsu bảo người Do Thái, “Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Ap-ra-ham, thì tôi, tôi đã hằng hữu” (Gn. 8:58).

Như vậy, Mùa Vọng là cơ hội cho con người bình tâm nghiệm chứng về những lời dạy của Chúa Giêsu. Mùa Vọng là thời điểm hàng năm được dùng để nhắc nhở con người hồi tâm, thêm một lần nhắc nhở chính mình cần suy nghiệm, suy tư về Phúc Âm hầu nhập tâm những lời giảng dạy này và áp dụng nơi cuộc đời của mình.

Mùa Vọng không phải là thời gian chuẩn bị chờ đợi Chúa đến như thường được nghe ai đó vô tình nói bởi Chúa Giêsu đã nhập thể từ hơn hai ngàn năm trước. Mỗi năm, Giáng Sinh nhắc nhở thực thể Thiên Chúa hiện thể làm người giữa lòng nhân loại, riêng nói về thân phận Chúa Giêsu. Hơn thế nữa theo Phúc Âm Gioan, “Người vẫn ở trong thế gian, và Thế gian đã do Người tác tạo và thế gian đã không nhận biết người” (Gn.1:10).

Thiên Chúa là cội nguồn hiện hữu. Thiên Chúa hiện diện nơi mọi sự, mọi vật hiện hữu dù hữu hình hay vô hình. Và như thế, không có sự hiện hữu của Thiên Chúa thì sẽ chẳng có gì hiện hữu. Thiên Chúa hiện hữu và hoạt động nơi Chúa Giêsu cũng chính là Thiên Chúa hiện hữu và hoạt động nơi mọi loài mọi vật.

Bởi thế, Mùa Vọng cũng là cơ hội nhắc nhở cho con người cần nghiệm chứng về thực thể hiện hữu của Thiên Chúa nơi chính mình.

Được có cuộc đời nơi thế giới nhân sinh, con người quá bận rộn mưu cầu sinh sống nên lãng quên nhận biết về thực thể chính mình. Mình từ đâu tới? Vì lý do, nguyên nhân nào được làm người? Mục đích cuộc đời của mình là gì? Đâu là phương cách, đường lối giúp nhận biết chính mình? Biết bao khung cảnh trang trí mừng Giáng Sinh không mang bóng dáng Chúa Hài Đồng. Biết bao tâm hồn tuyên xưng tin vào Thiên Chúa, tin vào Chúa Giêsu nhưng không để ý Chúa Giêsu đã giảng dạy những gì. Tất nhiên những hang đá, trang hoàng mừng Giáng Sinh vắng bóng Chúa Hài Đồng thì cũng chỉ là những hang đá lạnh lẽo nơi thâm sơn, cùng cốc từ ngàn xưa cho tới ngày nay.

REV. PETER HA DANG - SƯU TẦM
Nguồn: liendoanconggiaovn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây