TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cái này của tôi

Thứ năm - 06/04/2023 03:42 | Tác giả bài viết: Lẽ Sống |   1711
Ngay từ thuở bập bẹ nói được, con người đã học câu “cái này của tôi” để thể hiện quyền làm chủ của mình.

08 tháng Tư
Cái này của tôi

le song t4 8

 

Hai hiền nhân đã chung sống với nhau dưới một mái nhà trải qua nhiều năm tháng, nhưng không bao giờ họ lớn tiếng cãi vã nhau. Một hôm kia, một người có ý nghĩ ngộ nghĩnh. Ông bảo bạn:

“Ít ra là một lần, tôi muốn chúng ta phải cãi vã nhau, như chúng ta thấy thiên hạ thường làm”.

Ông kia không khỏi ngạc nhiên về ý nghĩ kỳ lạ này, nhưng chiều bạn, ông ta ỡm ờ hỏi: “Cãi vã thế nào được, ít ra chúng ta phải tìm ra một việc gì chính đáng để cãi nhau chứ”. Người có ý kiến phải cãi nhau đề nghị: “Này nhé, dễ lắm! Tôi để một viên đá ra giữa sân và quả quyết viên đá này là của tôi. Ông phải phùng mang trợn mắt, đỏ mặt tía tai và lớn tiếng cãi lại: làm gì có chuyện đó, viên đá đó là của tôi. Rồi sau đó chúng ta cãi nhau”.

Nói xong ông ta bèn ra ven đường và tìm một viên đá to, khệ nệ khiêng vào đặt ở giữa sân. Ông bạn kia bắt đầu ngay, ông ta lớn tiếng:

“Viên đá đó của tôi mà mắc mớ gì ông lại đem ra giữa sân”. Ông kia cãi lại: “Viên đá này là của tôi. Tôi vừa tìm được ở ven đường. Bộ ông mù rồi sao mà không thấy?”. Nghe nói thế, ông kia đáp:

“À phải rồi, viên đá đó ông tìm được thì đúng là của ông rồi. Vả lại tôi cũng không cần có đá để làm gì”.

Nói xong, ông ta bỏ đi làm việc khác. Thế là ý định cãi nhau của hai người không được thành tựu như ý muốn.

Ngay từ thuở bập bẹ nói được, con người đã học câu “cái này của tôi” để thể hiện quyền làm chủ của mình. Quan sát các cuộc cãi nhau của trẻ con, chúng ta nghe thấy câu nói đó được lặp đi lặp lại nhiều nhất.

Rồi trong xã hội của những người lớn, dù có những cách nói hoa mỹ hay những lý luận có vẻ hợp lý hơn, nhưng chung quy phần lớn những mối bất hoà vẫn xoay quanh câu xác quyết “cái này của tôi”.

Trẻ con tranh nhau hòn bi, trái banh. Người lớn giành nhau địa vị, lợi lộc. Quốc gia tranh nhau đất đai, hòn đảo, vùng ảnh hưởng, môi trường tiêu thụ.

Trẻ con dùng lời cãi vã nhau, dùng thoi đánh đấm nhau. Người lớn dùng bạo lực, thủ đoạn thanh toán nhau. Quốc gia dùng khí giới, bom đạn giết hại, tàn phá nhau.

Ngược lại bẩm tính thích tranh nhau chiếm hữu này, sứ điệp của Giáo Hội luôn vang lên hai tiếng: chia sẻ.

Ở Hoa Kỳ, mỗi gia đình công giáo được phân phát một hộp giấy, để trong suốt mùa Chay, mỗi phần tử trong gia đình bỏ vào đấy những đồng tiền tiết kiệm do bớt ăn uống, bớt chi tiền vào những việc giải trí. Cuối mùa Chay, những số tiền dành dụm đó được đóng góp vào quỹ dành cho việc tài trợ những chương trình cứu tế xã hội trong và ngoài nước.

Chương trình chia sẻ cũng được thực thi tại Đức mang tên Misereor. Chia sẻ theo hình thức này là cách ăn chay hai chiều: ăn uống đơn sơ rẻ tiền hơn để hãm mình ép xác và dùng số tiền dành dụm được do sự mua thức ăn rẻ tiền, để giúp đỡ anh chị em đang nghèo khổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây