LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG MƯỜI HAI - 2024
NĂM PHỤNG VỤ 2024-2025
“Hội Thánh, Mẹ hiền, ý thức mình có bổn phận cử hành công trình cứu chuộc của Đấng Phu Quân chí thánh, bằng việc tưởng niệm công trình ấy vào những ngày ấn định trong suốt cả năm. Mỗi tuần, vào ngày gọi là Chúa Nhật, Hội Thánh tưởng nhớ mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa; mỗi năm một lần, trong đại lễ Vượt Qua hết sức long trọng, Hội Thánh còn cử hành mầu nhiệm ấy cùng với cuộc Thương Khó hồng phúc của Người.
Qua chu kỳ một năm, Hội Thánh trình bày trọn vẹn mầu nhiệm Chúa Kitô, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, Thăng Thiên, đến ngày Hiện Xuống cho tới niềm hy vọng ngày hạnh phúc, ngày Chúa ngự đến.
“Trong khi cử hành những mầu nhiệm cứu chuộc như thế, Hội Thánh rộng mở cho các tín hữu kho tàng phong phú các nhân đức và công nghiệp của Chúa, làm cho các mầu nhiệm ấy hiện diện một cách nào đó, qua mọi thời đại, ngõ hầu các tín hữu được tiếp xúc với các mầu nhiệm này và được tràn đầy ơn cứu độ” (PV, số 102).
“Vào các mùa khác nhau trong năm, theo khuôn phép truyền thống, Hội Thánh kiện toàn việc huấn luyện tín hữu bằng những việc thao luyện đạo đức hồn xác, bằng việc giảng dạy, sự cầu nguyện, các việc hy sinh hãm mình và từ thiện bác ái” (PV, số 105).
“Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong Năm Phụng Vụ, với tinh thần đạo đức, để những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội” (CE 232).
LƯU Ý:
Năm Phụng Vụ bắt đầu từ Chúa nhật thứ I Mùa Vọng, nghĩa là ngay từ cuối năm Dương Lịch.
Như vậy, Năm Phụng Vụ 2024 bắt đầu từ ngày 01/12/2024, và được ghi là Năm Phụng Vụ 2024 - 2025.
MÙA VỌNG
“Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi” (AC 39).
CẦN LƯU Ý:
Trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, không được cử hành thánh lễ khác ngay cả lễ an táng.
1. Trong Mùa Vọng, có thể sử dụng phong cầm cũng như các nhạc cụ khác, và chưng hoa trên bàn thờ, trong mức độ phù hợp với tính chất của mùa phụng vụ này, tuy nhiên phải liệu sao để đừng đi trước niềm vui tràn đầy của lễ Giáng Sinh (CE 236).
2. Các ngày trong tuần từ đầu Mùa Vọng cho đến hết ngày 16 tháng 12:
a. Không được cử hành các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381);
b. Chỉ được cử hành các lễ tùy nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thật sự có nhu cầu là lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).
c. Được cử hành các lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay trong Sổ bộ các thánh ngày đó (IM 355b). Có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ ghi trong lịch chung, thay lời nguyện nhập lễ của ngày trong tuần.
3. Khi cử hành bí tích Hôn Phối trong cũng như ngoài thánh lễ, vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn. Nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM, số 32).
THÁNG MƯỜI HAI - 2024
Ý cầu nguyện:
Cầu cho những người hành hương trong hy vọng:
Xin cho năm hồng ân này củng cố niềm tin, giúp chúng ta nhận ra Đức Kitô Phục Sinh trong đời sống thường ngày, và biến đổi chúng ta nên những người hành hương mang niềm hy vọng Kitô giáo.
NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ 2024-2025
THÁNG 12.2024
DL ÂL Màu lễ phục
01 1.11 Tm CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần I.
Bài đọc Chúa nhật: NĂM C.
Gr 33,14-16; Tv 24,4-5ab.8-9.10 và 14; 1Tx 3,12–4,2; Lc 21,25-28.34-36.
CMTC:
* Các giáo xứ: Thánh Linh (hạt Mẫu Tâm); Phúc Bình (hạt Đak Mil); Đăk Ân (hạt Phước Long); Êa Wy (hạt Buôn Hô).
* Các giáo họ: Đăng Hà (Gx. Thống Nhất - hạt Đồng Xoài); Lạc Thiện (hạt Giang Sơn).
Trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, không được cử hành thánh lễ an táng.
GIÁO HUẤN SỐ 1
CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH
Nhờ các bí tích khai tâm Kitô giáo, con người lãnh nhận được sự sống mới trong Đức Kitô. Nhưng chúng ta mang sự sống này “trong những bình sành” (2 Cr 4,7). Sự sống này hiện nay còn “đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa” (Cl 3,3). Chúng ta còn sống trong ngôi nhà ở dưới đất của chúng ta (x. 2 Cr 5,1), vẫn còn gánh chịu khổ đau, bệnh tật và cái chết. Sự sống mới này của con cái Thiên Chúa có thể bị suy yếu và thậm chí bị mất đi do tội lỗi. (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1420).
02 2 Tm Thứ Hai.
Is 2,1-5 (hay Is 4,2-6); Mt 8,5-11.
Kỷ niệm 1 năm linh mục:
Cha Antôn Nguyễn Thái Hướng, SSS.
03 3 Tr Thứ Ba.
THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, LINH MỤC. Bổn mạng các xứ truyền giáo. Lễ kính. (AC 59,8c).
1Cr 9,16-19.22-23; Tv 116,1.2; Mc 16,15-20.
Bổn mạng:
* Các giáo xứ: Duy Hòa (hạt Mẫu Tâm); Kim Mai (hạt Mẫu Tâm); Tân Hòa (hạt Giang Sơn); Đăk Nhau (hạt Đồng Xoài).
* Các giáo họ: Bù Ha (Gx. An Bình - hạt Phước Long); Suối Minh (Gx. Long Điền - hạt Phước Long); Lạc Thiện (hạt Giang Sơn); Thăng Tiến (hạt Chính Tòa); Phanxicô (hạt Mẫu Tâm); Hòa Thuận (hạt Gia Nghĩa); Phúc Lâm (hạt Gia Nghĩa); Thuận Khánh (Gx. Thuận Tâm - hạt Chính Tòa); Khắc Khoan (hạt Phước Long); Hra Ea Tlă (Gx. Kim Phát – hạt Giang Sơn).
* Các cộng đoàn:
+ Cộng đoàn NVHB - Nam Thiên; Cộng đoàn NVHB - Đăk Nia; Cộng đoàn NVHB - Trường Xuân; Cộng đoàn NVHB - Đồng Xoài.
+ Thuận Hòa - Khiết Tâm Đức Mẹ NT; Cộng đoàn Thánh Phaolô Thành Chartres (Gx. Chính nghĩa).
+ PX Tân Lập - Tân Lập Tu Đoàn nam Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế (SMMR).
* Quý cha: Phạm Diệu Ân; Hoàng Văn Chương; Trần Văn Đoàn; Vũ Văn Dũng; Nguyễn Ngọc Hoàng; Phạm Bá Lễ; Trần Hồng Linh; Vũ Văn Luân; Nguyễn Thế Phương; Vũ Ninh Thuận; Trần Văn Khánh, OSB; Nguyễn Văn Khoa, O.Carm; Nguyễn Thanh Phong, OP.
Kỷ niệm 31 năm linh mục quý cha:
GB Hà Văn Ánh; Giuse Bùi Công Chính; Giuse Nguyễn Văn Khánh.
04 4 Tm Thứ Tư.
Thánh Gioan Đamas, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
Is 25,6-10a; Mt 15,29-37.
05 5 Tm Thứ Năm đầu tháng.
Is 26,1-6; Mt 7,21.24-27.
06 6 Tm Thứ Sáu đầu tháng.
Thánh Nicôla, giám mục (Tr). Is 29,17-24; Mt 9, 27-31.
GHVN: Thánh Giuse Nguyễn Duy Khang (1861), OP, thầy giảng, tử đạo.
Bổn mạng: Cha Lưu Nhất Tâm.
Tiết khí: Đại tuyết (tuyết dày).
07 7 Tr Thứ Bảy đầu tháng.
Thánh Ambrôsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Is 30,19-21.23-26; Mt 9,35–10,1.6-8.
Bổn mạng quý cha: Trần Đức Trạng; Nguyễn Xuân Hùng, OSB.
Kỷ niệm 19 năm linh mục:
Cha Giuse Nguyễn Hoàng Sơn, CSsR.
08 8 Tm CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần II.
Br 5,1-9; Tv 125,1-2ab.2cd-3.4-5.6; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6. (Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm dời sang ngày thứ Hai 09/12).
CMTC:
* Các giáo xứ: Phúc Thành (hạt Đăk Mil); Đăk Nhau (hạt Đồng Xoài).
* Giáo họ Đăk Nia (hạt Gia Nghĩa).
Kỷ niệm 6 năm linh mục:
Cha Giuse Trần Duy Đại, OMI
GIÁO HUẤN SỐ 2
CÁC BÍ TÍCH CHỮA LÀNH (tt)
Chúa Giêsu Kitô, vị thầy thuốc chữa lành linh hồn và thân xác chúng ta, Đấng đã tha tội cho người bại liệt và ban ơn cứu độ cho cả thân xác của người ấy (x. Mc 2,1-12), đã muốn Hội Thánh Người, bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, tiếp tục công cuộc chữa lành và cứu độ của Người, cả cho các chi thể của Người. Đó là mục đích của hai bí tích chữa lành: bí tích Thống Hối và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. (Giáo lý HTCG, số 1421).
09 9 Tr Thứ Hai.
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
St 3,9-15.20; Tv 97,1.2-3ab.3cd-4; Ep 1,3-6.11-12; Lc 1,26-38.
(Không cử hành lễ thánh Gioan Điđacô).
Bổn mạng:
* Đài Đức Mẹ Thác Mơ (hạt Phước Long) - Trung Tâm Hành Hương Giáo Phận.
* Giáo hạt Phước Long.
* Các giáo xứ: Vinh Đức (hạt Buôn Hô); Châu Sơn (hạt Mẫu Tâm); Kim Châu (hạt Giang Sơn); Nghi Xuân (hạt Gia Nghĩa); Vinh An (hạt Đak Mil); Thiên Hoa (hạt Gia Nghĩa); Êa H’leo (hạt Buôn Hô); Bình Minh (hạt Đồng Xoài); Vụ Bổn (hạt Chính Tòa).
* Các giáo họ: Đăng Hà (Gx. Thống Nhất - hạt Đồng Xoài); Long Hưng (Gx. Bù Nho - hạt Phước Long); Vô Nhiễm (Gx. Kim Mai - hạt Mẫu Tâm); Buôn Trấp (hạt Mẫu Tâm); Tận Hiến (Gx. Thọ Thành - hạt Mẫu Tâm); Vô Nhiễm (Gx. Phúc Bình – hạt Đak Mil); An Hòa (hạt Gia Nghĩa); Tân Lập (Gx. Kitô Vua - hạt Đak Mil).
* Các cộng đoàn: Đan Viện Thiên Hòa; Xuân Hòa - Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn (Đăk Nông); Phước Tín - Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm; Cộng Đoàn Lưu Trú Mẫu Tâm -NVHB; Cộng đoàn NVHB - Thiên Ân; Cộng đoàn NVHB - Kon H’ring; Cộng đoàn NVHB - Thác Mơ; Đức Ân - MTG Khiết Tâm (Gx. Kim Mai); Duy Hòa - Thánh Phaolô Thành Chartres (Gx. Duy Hòa); Đăk Som - Thánh Phaolô Thành Chartres; Xã Đoài - MTG Quy Nhơn (Gx. Xã Đoài).
10 10 Tm Thứ Ba.
Đức Mẹ Loreto (Tr).
Is 40, 1-11; Mt 18,12-14 (hay lễ về Đức Mẹ: Is 7,10-14;8,10 ; Lc 1,26-38)
Xin cầu nguyện cho:
Cha Gioakim Nguyễn Đức Oánh (+1978).
11 11 Tm Thứ Tư.
Thánh Đamasô I, giáo hoàng (Tr)
Is 40,25-31; Mt 11,28-30.
Xin cầu nguyện cho:
Cha Phaolô Lê Thanh Thiên (+2010).
12 12 Tm Thứ Năm.
Đức Mẹ Guađalupê (Tr).
Is 41,13-20; Mt 11,11-15. (hay lễ về Đức Mẹ: Is 7,10-14; 8,10c; Lc 1,39-47).
GHVN: Thánh Simon Phan Đắc Hòa (1840), tử đạo.
13 13 Đ Thứ Sáu.
Thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
Is 48,17-19; Mt 11,16-19.
Bổn mạng Cộng đoàn NVHB - Vinh Hòa.
14 14 Tr Thứ Bảy.
Thánh Gioan Thánh Giá, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Hc 48,1-4.9-11; Mt 17,10-13.
Bổn mạng cha, Trần Xuân Hoàng, OSB.
15 15 Tm CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG.
Hôm nay có thể dùng màu hồng và được sử dụng phong cầm cũng như các nhạc cụ khác.
Thánh vịnh tuần III.
Xp 3,14-18a; Tv Is 12,2-3.4bcd.5-6; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18.
CMTC:
* Giáo xứ Chi Lăng (hạt Mẫu Tâm).
* Các giáo họ: Kim Sơn (hạt Giang Sơn); Hòa Thuận (hạt Gia Nghĩa).
GIÁO HUẤN SỐ 3
BÍ TÍCH THỐNG HỐI VÀ GIAO HOÀ
“Những ai đến với bí tích Thống Hối đều nhận được, do lòng khoan dung của Thiên Chúa, sự tha thứ cho việc họ đã xúc phạm đến Ngài và đồng thời, được giao hoà với Hội Thánh, vốn đã bị tội lỗi làm tổn thương, nhưng vẫn nỗ lực lấy tình yêu, gương mẫu và kinh nguyện mà làm cho họ được hối cải” (x. Công Đồng Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen Gentium, số 11).
Bí tích này được gọi là bí tích của sự hối cải: bởi vì nó thực hiện cách bí tích lời kêu gọi hối cải của Chúa Giêsu (x. Mc 1,15), sự trở về với Chúa Cha, Đấng mà người ta đã lìa xa khi phạm tội (x. Lc 15,18). Bí tích này được gọi là bí tích Thống Hối, bởi vì nó cống hiến một tiến trình hối cải, có chiều kích cá nhân và giáo hội, cho tội nhân Kitô hữu thống hối và đền tội.
(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, các số 1422, 1423).
16 16 Tm Thứ Hai.
Ds 24,2-7.15-17a; Mt 21,23-27.
LƯU Ý:
Thánh lễ và Các Giờ Kinh Phụng Vụ (CGKPV) theo ngày 17 tháng 12 (bỏ các ngày trong tuần III Mùa Vọng). Các ngày tiếp theo cũng thế.
Các ngày trong tuần từ 17 đến 31-12.
a. Không được cử hành các lễ ngoại lịch và các lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
b. Chỉ được cử hành các lễ tùy nhu cầu nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 374).
c. Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:
1) Các Giờ Kinh Phụng Vụ
a. Giờ Kinh Sách: sau khi đọc bài đọc các giáo phụ lấy trong phần riêng về mùa với câu xướng đáp, đọc thêm bài đọc về vị thánh nhớ ngày hôm đó với lời nguyện về vị thánh để kết thúc.
b. Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (xem Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).
2) Thánh Lễ
Linh mục cử hành thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a).
17 17 Tm Thứ Ba.
St 49,2.8-10; Mt 1,1-17.
18 18 Tm Thứ Tư.
Gr 23,5-8; Mt 1,18-24.
GHVN: Thánh Phêrô Trương Văn Đường (1838), thầy giảng; thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ (1838), thầy giảng và thánh Phêrô Vũ Văn Truật (1838), thầy giảng, tử đạo.
19 19 Tm Thứ Năm.
Tl 13,2-7.24-25a; Lc 1,5-25.
GHVN: Thánh Fx. Hà Trọng Mậu (1839), OP, thầy giảng; thánh Đa Minh Bùi Văn Úy (1839), OP, thầy giảng; thánh Aug. Nguyễn Văn Mới (1839), giáo dân Đa Minh; thánh Tôma Nguyễn Văn Đệ (1839), giáo dân; thánh Steph. Nguyễn Văn Vinh (1839), giáo dân Đa Minh, tử đạo.
Kỷ niệm 55 năm linh mục:
Cha Aug. Hoàng Đức Toàn.
20 20 Tm Thứ Sáu.
Is 7,10-14; Lc 1,26-38.
21 21 Tm Thứ Bảy.
Thánh Phêrô Canisiô, linh mục, TSHT. Dc 2,8-14 [Xp 3,14-18a]; Lc 1,39-45.
GHVN: Thánh Phêrô Trương Văn Thi (1839), linh mục và thánh Anrê Trần An Dũng (1839), linh mục, tử đạo.
Bổn mạng giáo xứ: Phước Long (hạt Phước Long).
Tiết khí: Đông chí (giữa đông).
22 22 Tm CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần IV.
Mk 5,1-4a; Tv 79,2ac và 3b.15-16.18-19; Dt 10,5-10; Lc 1,39-45.
GIÁO HUẤN SỐ 4
BÍ TÍCH THỐNG HỐI ĐƯỢC GỌI THẾ NÀO?
Bí tích Thống Hối được gọi là bí tích xưng tội: bởi vì việc thú nhận, xưng thú các tội lỗi trước một tư tế là yếu tố căn bản của bí tích này. Theo một ý nghĩa thâm sâu hơn, bí tích này cũng là một việc “tuyên xưng”, nhận biết và ca ngợi sự thánh thiện của Thiên Chúa và lòng khoan dung của Ngài đối với con người là tội nhân. Bí tích này được gọi là bí tích ban ơn tha thứ, vì nhờ lời xá giải bí tích của vị tư tế, Thiên Chúa ban cho hối nhân ơn “tha thứ và bình an”. Bí tích này được gọi là bí tích Giao Hoà, vì ban cho tội nhân tình yêu của Thiên Chúa, Đấng giao hoà: “Anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2 Cr 5,20). Ai sống bởi tình yêu thương xót của Thiên Chúa, sẽ sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi: “Hãy đi làm hoà với người anh em ấy đã” (Mt 5,24). (Giáo lý HTCG, số 1424).
23 23 Tm Thứ Hai.
Thánh Gioan Kêty, linh mục.
Ml 3,1-4.23-24; Lc 1,57-66.
GHVN: Thánh Jean Théophane Vénard Ven (1860), MEP, linh mục, tử đạo.
Bổn mạng:
Giáo họ Bom Bo 1 (hạt Đồng Xoài).
Xin cầu nguyện cho:
Cha Đa Minh Vũ Đức Hậu (+2017).
24 24 Tm Thứ Ba.
Sáng: 2Sm 7,1-5.8b-12.14a.16; Lc 1,67-79.
Chiều: LỄ VỌNG GIÁNG SINH. Tr
Is 62,1-5; Tv 88,4-5.16-17.27 và 29. Cv 13,16-17.22-25; Mt 1,1-25 [Mt 1,18-25].
LƯU Ý:
Trong lễ Vọng và lễ chính ngày, khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần… và đã làm người” thì quỳ gối (IM 137).
MÙA GIÁNG SINH
“Sau việc cử hành hằng năm mầu nhiệm Vượt Qua, Hội Thánh không có việc cử hành nào cổ xưa bằng việc kính nhớ Chúa Giáng Sinh và kính nhớ những lần tỏ mình đầu tiên của Người: đó là Mùa Giáng Sinh” (AC 32).
LƯU Ý:
Lễ CHÚA GIÁNG SINH. Lễ trọng. Các Linh mục có thể cử hành hay đồng tế ba thánh lễ, miễn là vào giờ thích hợp cho mỗi thánh lễ. Linh mục có thể nhận bổng lễ cho mỗi thánh lễ này (GL 951, 1). Không được cử hành thánh lễ an táng.
Các ngày trong tuần bát nhật Giáng Sinh: được cử hành lễ an táng.
Cử hành lễ nhớ
Linh mục cử hành thánh lễ theo ngày trong tuần, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ ghi trong lịch chung, thay lời nguyện nhập lễ của ngày trong tuần.
25 25 Tr Thứ Tư. CHÚA GIÁNG SINH.
Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ buộc. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ).
Lễ đêm:
Is 9,1-6; Tv 95,1-2a.2b-3.11-12.13; Tt 2,11-14; Lc 2,1-14.
Lễ rạng đông:
Is 62,11-12; Tv 96,1 và 6.11-12;Tt 3,4-7; Lc 2,15-20.
Lễ ban ngày:
Is 52,7-10; Tv 97,1.2-3ab.3cd-4.5-6; Dt 1,1-6; Ga 1,1-18 (hay Ga 1,1-5.9-14).
Vì lý do mục vụ, có thể tùy nghi thay đổi các bài đọc trên từ thánh lễ nọ sang thánh lễ kia.
26 26 Đ Thứ Năm.
NGÀY II TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.
THÁNH STÊPHANÔ, TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI. Lễ Kính
Cv 6,8-10;7,54-60; Tv 30, 3cd-4. 6 và 8ab.16bc và 17; Mt 10,17-22.
Bổn mạng:
Cha Tổng đại diện Nguyễn Văn Đậu; Mai Xuân Hồng, OSB.
Xin cầu nguyện cho:
Cha Phanxicô Phan Đình Cư (+1962).
27 27 Tr Thứ Sáu.
NGÀY III TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.
THÁNH GIOAN, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
1Ga 1,1-4; Tv 96,1-2.5-6.11-12; Ga 20,2-8.
Bổn mạng:
Quý cha: Bùi Quang Đạo; Nguyễn Hoàng Tâm; Nguyễn Trọng Thiên; Y Xuất Luka.
28 28 Đ Thứ Bảy.
NGÀY IV TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.
CÁC THÁNH ANH HÀI, TỬ ĐẠO. Lễ kính.
1Ga 1,5-2,2; Tv 123,2-3.4-5.7cd-8; Mt 2,13-18.
Xin cầu nguyện cho:
Cha Giuse Đỗ Văn Tháp (+2011).
29 29 Tr CHÚA NHẬT, NGÀY V TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.
THÁNH GIA: CHÚA GIÊSU, ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE. Lễ kính.
Hc 3,2-6.12-14 (hay 1Sm 1,20-22.24-28); Tv 83, 2-3.5-6.9-10; Cl 3,12-21 (hay 1Ga 3,1-2.21-24); Lc 2,41-52.
(Không cử hành lễ Thánh Tôma Becket, giám mục, tử đạo)
CMTC:
* Giáo xứ Đồng Xoài (hạt Đồng Xoài).
* Giáo họ Phúc Lâm (hạt Gia Nghĩa).
Bổn mạng:
* Giáo xứ Thanh Hòa (hạt Phước Long).
* Các giáo họ: Kim Sơn (hạt Giang Sơn); Thánh Gia (hạt Đak Mil).
* Các cộng đoàn: Bình Phước - Thánh Gia Phước Tín; Nazaret - Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Gx. Duy Hòa); Phúc Lộc - Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương; Cộng đoàn NVHB - Châu Sơn.
GIÁO HUẤN SỐ 5
TẠI SAO CẦN BÍ TÍCH GIAO HOÀ
SAU KHI ĐÃ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH RỬA TỘI?
“Anh em đã được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta” (1 Cr 6,11). Phải ý thức sự cao cả của hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong các bí tích khai tâm Kitô giáo, thì mới hiểu được rằng tội lỗi là một điều đối nghịch lại với một người đã mặc lấy Đức Kitô (x. Gl 3,27). Nhưng thánh Gioan Tông Đồ đã nói: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1 Ga 1,8). Chính Chúa cũng đã dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin tha tội cho chúng con” (Lc 11,4), và Người kết hợp việc chúng ta tha thứ cho nhau những xúc phạm lẫn nhau với ơn Thiên Chúa tha thứ các tội lỗi chúng ta.
(Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 1425).
30 30 Tr Thứ Hai.
NGÀY VI TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH. Thánh vịnh tuần I.
1Ga 2,12-17; Tv 95,7-8a.8b-9.10; Lc 2,36-40.
31 01.12 Tr Thứ Ba.
NGÀY VII TRONG TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.
Thánh Silvester I, giáo hoàng.
1Ga 2,18-21; Ga 1,1-18.