TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Giải mã huyền sử: Thánh Gióng

Thứ ba - 15/11/2022 04:34 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   951
Niềm tin được thể hiện bằng hình ảnh: Thánh Gióng cưỡi ngựa đốt đuốc.
images (8)
images (8)

Giải mã huyền sử: Thánh Gióng

 
 
Hình tượng trong văn hoá thường khi mang trong đó những tín hiệu báo trước niềm hy vọng. Đọc lại câu truyện Thánh Gióng, chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh thân thương của tâm hồn Việt.
Niềm tin được thể hiện bằng hình ảnh: Thánh Gióng cưỡi ngựa đốt đuốc. Cổ sử hay là huyền sử kể rằng:
“Đời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân rất hùng mạnh, kéo sang xâm lược nước Văn Lang. Làng Phù Đổng, bộ Võ Ninh, có một nhà giàu tuổi đã 62, có người con trai lên 3 tuổi mà chưa biết nói, không ngồi hay đứng được. Khi sứ giả nhà Vua đến làng rao cầu người tài hiền ra cứu nước, cậu bé tự nhiên biết nói, xin gặp sứ giả, và xin sứ giả về xin vua cho đúc cho cậu con ngựa sắt, một thanh gươm và một nón sắt. Từ ấy cậu ăn rất nhiều và lớn nhanh như thổi.
Giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (Tiên Du – Hà Bắc), Cậu Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa, tay cầm kiếm, nhổ cả bụi tre làm khí giới, đội mũ sắt, đánh đuổi giặc Ân. Giặc Ân tan, Thánh Gióng cùng với con ngựa sắt bay về trời”.
Niềm tin đọc trong huyền sử, nhận thấy rằng, những con người thánh nhân thường không bước qua ngưỡng cửa sự chết. Thánh nhân không qua sự chết này được đặt ở vị thế cao trong tâm thức là người gây dựng hòa bình cho giang sơn. Ghi nhận qua tâm thức này, người dân Việt hơn bao giờ hết biểu lộ khát vọng hòa bình. Khát vọng ấy như xưa đã hơn mấy ngàn năm. Sứ điệp khát vọng hòa bình lại một lần nữa thấy thể hiện trong tâm thức. Hòa bình không từ trời rơi xuống nhưng được biểu lộ khát vọng từ đất vọng lên cõi trời.
Thánh Gióng, một con người đã mang khát vọng ấy bay về trời cao, niềm tin của dân gian là mọc từ nơi đất thấp. Huyền thoại hóa Thánh Gióng, là biến khát khao của mình trở thành hiện thực. Hiện thực ấy đã được thực hiện nhưng chưa được tòan vẹn nên vẫn còn khát mong. Vô tình hay hữu ý, người ta vẫn chân nhận một điều về khát vọng bình an vẫn hằng khắc khoải. “Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao.” (Tv 85, 12)
Niềm tin đặt vào trong hình tượng Thánh Gióng còn nói lên một chân lý quan trọng, vinh quang trần thế chẳng là gì sánh với cõi trời. Huyền thoại kể về Thánh Gióng sau khi hòan tất sứ mạng của mình, bay về trời chứ không ở lại thế được tôn lên làm vua và hưởng thụ vinh quang. Tính cách của người Việt xưa cũng đọng lại nhiều gương như thế, Ví dụ như Nguyễn Trãi nhận thấy Thái Tôn nhu nhược không có chí lớn như vua cha, lại đam mê tửu sắc, ông xin về trí sĩ tại Côn Sơn. Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi dâng sớ nghiêm trị 78 kẻ lộng thần đã bị nhà Mạc làm ngơ, ông xin về trí sĩ. Phan Chu Trinh, từ áo quan về dạy dăm ba đứa trẻ làng, tham gia vào những họat động khác có ý nghĩa hơn…
Dám chấp nhận ra đi trong lúc thành tựu là một soi rọi vào niềm tin để sống, cuộc sống không chỉ là dừng lại dưới thế, không cậy vào quyền hay những gì khác có thể vấy bẩn lý tưởng. Chọn lối bay lên trời có nghĩa là lựa chọn cách sống “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chọn sống cho một niềm tin thanh cao là dám ra đi, dám chấp nhận mất mát bổng lộc. Niềm tin ấy mọc từ đất thấp nhưng vươn tới trời cao. Qua huyền sử Thánh Gióng, ta đọc thấy một chiều kích siêu việt trong tâm hồn người Việt.
Cách về trời của Thánh Gióng giống như câu chuyện của tiên tri Elia khi ông hoàn thành sứ vụ, ông về trời trong một cột lửa đưa dẫn. Niềm tin vào sự bất tử phản ánh một tâm thức siêu hình. Con người không mất đi trong sự tiêu tan trở về hư vô, nhưng là một cuộc hoá kiếp. Sống ngay lành thì được hoá tiên mà vượt qua được sự chết, đó là bảo chứng cho người ăn ngay ở lành, yêu quê hương, yêu dân tộc. Cõi tâm linh đối với người Việt cũng là cõi hoá thân, thần lành và thần dữ.
Đối với thần lành thì chạy đến gần mà kính, đối với thần dữ thì chạy xa và thí cô hồn để tránh cái ác. Nhiều người hay tưởng lầm, người Việt thờ cả thần dữ, nhưng thực ra việc thờ ấy giống như việc người ta sống dưới quyền cai trị của kẻ ác, thôi thì đòi gì dâng nấy, và thường tránh xa, kiêng tên, để thoả được chữ yên phận không bị quấy rầy hay bị phiền nhiễu bởi thần ác. Không phải là thờ mà là muốn “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” cho yên chuyện.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây