Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ vào túi nilông. Sau vài ngày, có nhiều túi trở nên vô cùng nặng.
Sau đó thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn mang cái túi theo bên mình dù đi bất cứ đâu, tối ngủ phải để túi bên cạnh, làm việc thì đặt trên bàn. Sự phiền phức khi phải mang vác cái túi khiến chúng tôi cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.
Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân hủy thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa. Cuối cùng phải bỏ vào thùng rác chứ không thể giữ nổi.
Đây thật là một ẩn dụ sinh động về cái giá mà chúng ta phải trả cho việc khư khư ôm lấy giận hờn trong lòng. Trong thâm tâm chúng ta thường cho rằng tha thứ là một món quà đối với người được tha thứ, nhưng bạn thấy đấy, đây rõ ràng là một món quà cho chính chúng ta.
Như người cha nhân hậu Thiên Chúa mời gọi chúng ta sống với lòng quảng đại biết tha thứ cho nhau, và trên cả sự tha thứ là biết vui mừng đón nhận nhau khi người khác nhận ra lỗi lầm của mình. Chúng ta cần tha thứ, cần đón nhận để được tha thứ và để được đón nhận.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan