TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ước nguyện hòa bình dâng về Mẹ Fatima

Thứ hai - 09/10/2023 23:50 | Tác giả bài viết: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB |   1350
Để hòa bình có thể trở thành ngôn ngữ chung của tất cả mọi người, điều cần thiết là: chúng ta phải ý thức tầm quan trọng của hòa bình trong đời sống chúng ta.

Ước nguyện hòa bình dâng về Mẹ Fatima
(ngày 13 tháng 10)

tbd 101023a


Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy linh sáng chói, Mẹ đã nói với ba trẻ ở Fatima rằng:  (1) Hãy ăn năn đền tội, (2) Hãy tôn sùng mẫu tâm, và (3) Hãy siêng năng lần Hạt Mân Côi để đem lại hòa bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh. Mẹ đã hứa rằng: Nếu chúng ta thi hành các điều Mẹ truyền dạy, thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi, và thế giới sẽ có hòa bình. Nếu không, chiến tranh sẽ xảy ra, Hội Thánh sẽ bị bách hại, những người lành sẽ bị tử đạo. Ước gì chúng ta biết làm theo những gì Mẹ đã truyền dạy, để hòa bình được tái lập trên toàn thế giới.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: Tự bản chất, Kinh Mân Côi là Lời Kinh cầu cho hòa bình, bởi vì, Kinh Mân Côi hệ tại ở việc chiêm ngưỡng Đức Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình, là sự bình an của chúng ta. Ước gì chúng ta biết siêng năng lần Hạt Mân Côi để kiến tạo sự bình an trong tâm hồn mình, hầu chúng ta có thể gieo rắc hòa bình khắp mọi nơi. Ước gì chiến tranh được chấm dứt trên toàn thế giới, để tất cả mọi người được vui hưởng quà tặng tình yêu mà Đức Kitô, Con của Mẹ đã đem đến cho thế gian.

Khi kết thúc cuộc đời dương thế, Đức Giêsu đã không để lại cho chúng ta bất kỳ tài sản vật chất nào, bởi vì, Người không có nơi để tựa đầu. Gia sản mà Đức Giêsu để lại là Gia Sản Hòa Bình, cao quý hơn bất kỳ tài sản nào khác, bởi vì, Nước Trời không phải là chuyện ăn, chuyện uống, nhưng chính là bình an và hoan lạc trong Thánh Thần. Ước gì chúng ta biết đón nhận bình an của Đức Giêsu và biết kiến tạo hòa bình ở khắp mọi nơi, để chiến tranh và bạo lực được đẩy lùi khỏi thế giới chúng ta.

Để hòa bình có thể trở thành ngôn ngữ chung của tất cả mọi người, điều cần thiết là: chúng ta phải ý thức tầm quan trọng của hòa bình trong đời sống chúng ta. Chúng ta phải xác tín rằng: Không phải chúng ta, hay ai đó, cũng không phải thể chế chính trị nào đó, là tiêu chuẩn của hòa hình, nhưng, Thiên Chúa mới chính là tiêu chuẩn, là Nguồn Mạch Bình An, và Đức Giêsu, Con của Mẹ, mới đích thực là Hoàng Tử Hòa Bình. Vì thế, chúng ta phải xây dựng hòa bình dựa trên mặc khải của Thiên Chúa, mà Đức Kitô chính là chóp đỉnh.

Hòa Bình vừa là quà tặng của Thiên Chúa, vừa là sứ vụ của mỗi người chúng ta. Chúng ta vừa là những người lãnh nhận, vừa cũng là những người chia sẻ hòa bình đó cho người khác. Ước gì chúng ta biết ý thức rằng: Tin Mừng Hòa Bình cần phải được loan báo, được đón nhận, được chứng nghiệm và phải được diễn tả trong mọi chiều kích của đời sống chúng ta. Bao lâu hòa bình chưa trở thành ngôn ngữ chung của tất cả mọi người trong đại gia đình nhân loại, bấy lâu nhân loại chúng ta vẫn còn chia rẽ, chiến tranh, hận thù và muôn hình thức bất an chế ngự.

Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây