TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cần chứng tá đức tin sống thực!

Thứ ba - 11/05/2021 09:43 | Tác giả bài viết: Duyên Viễn |   793
BBT xin giới thiệu tác phẩm dự thi: truyện ngắn của Duyên Viễn (ĐC: Giáo xứ Châu Sơn Ban Mê Thuột)
fIMG 0141
fIMG 0141
Trong tâm tình cảm tạ, Ban Văn hoá - Truyền thông tổ chức cuộc thi Sáng tác Văn Thơ mừng 50 năm Hồng ân Giáo phận Ban Mê Thuột, khởi xướng ngày 26/9/2017 và kết thúc vào ngày 25/3/2018. Sáng ngày 21.6.2018, tại Hội trường Nhà Lưu trú Têrêxa (99 Trần Nhật Duật, Tp. Buôn Ma Thuột), Ban tổ chức đã trao 11 giải thưởng, bằng khen cho các tác giả, gồm: 02 truyện dài, 03 truyện ngắn, 05 tập thơ và 01 bài thơ.

BBT xin giới thiệu tác phẩm dự thi: truyện ngắn của 
Duyên Viễn (ĐC: Giáo xứ Châu Sơn Ban Mê Thuột)




Cần chứng tá đức tin sống thực!
– Đừng đánh tôi! Đừng đánh tôi! Bớ Doăn! Bớ Doăn!! (Doăn là người Kinh)
Mỗi khi lên cơn sốt cao, Ma Thưn thường mê sảng và la lên như thế!
Ma Thưn bị sốt ác tính mấy ngày ở nhà, khi đưa ra bệnh viện trong tình trạng mê trầm và phải đưa vào phòng cấp cứu. Nhà nghèo, nên việc chạy chữa thuốc men, viện phí cũng rất khó khăn. May nhờ có người trong Giáo buôn chung tay giúp đỡ nên cũng không đến nỗi nào, dù rằng Ma Thưn chưa rửa tội theo đạo…
Nhắc đến điều này, khiến lòng tôi day dứt khôn nguôi, vì tôi là người đỡ đầu và là Giáo lý viên dạy lẽ đạo cho Ma Thưn. Sắp đến ngày rửa tội, bỗng đâu Ma Thưn trốn biệt, không muốn gặp tôi. Tôi cảm thấy như mình đã làm điều gì sai phạm, khiến Ma Thưn bất mãn bỏ đạo, không chịu rửa tội. Nếu Ma Thưn chết, tôi sẽ ân hận biết dường nào.
***
Ai đó đã nói: Thiên Chúa vẽ đường thẳng, bằng những đường cong, quả là xác đáng.
Trước năm bảy mươi lăm, Giáo xứ Châu Sơn chúng ta ở giữa các buôn dân tộc, có được sự tự do tín ngưỡng, thế mạnh của đạo Công giáo là có điểm tựa vào chính quyền, nên muốn gì mà chả được. Vậy mà hai mươi năm ròng rã, Giáo xứ chúng ta chẳng gieo vãi được bất cứ hạt giống đức tin nào trong các thôn buôn dân tộc kề cận. Đạo của Giáo xứ mình lo giữ còn chưa xong, nói chi đến truyền đạo cho ai.
Thế mà hai mươi năm sau năm bảy mươi lăm, Chúa Thánh Thần đã bắt đầu vẽ những đường cong tuyệt mỹ, để đến bây giờ sau gần bốn mươi năm, con số tân tòng các thôn buôn dân tộc lên đến con số hơn một ngàn người được rửa tội và theo Đạo hẳn hoi.
Thử hỏi, tại sao lúc trước người dân tộc không theo Đạo, mà sau này lại theo Đạo? Thật khó để trả lời câu hỏi này phải không các bạn. Một cách nào đó, trước năm bảy mươi lăm họ tin thờ vào Giàng là ông Trời, và được tự do thờ cúng, không ai xâm phạm. Sau năm bảy mươi lăm, Nhà nước mở mang dân trí, cho đó là mê tín lạc hậu và khai sáng cho họ niềm tin về Đảng và Bác Hồ…! Lại nữa, Nhà nước luôn o bế người dân tộc đủ điều ưu đãi. Vậy thì việc truyền giáo xem ra bất khả thi rồi. Thời gian đầu, xem ra người dân tộc hồ hởi phấn khởi lắm! Nhưng càng về sau thì dường như họ đã đánh mất niềm tin vào XHCN.
Đời sống con người, xem ra bao giờ cũng cần phải có một bến bờ tinh thần… Phải chăng, chính vì thế mà Giáo xứ chúng ta “ngư ông đắc lợi”, khi người dân tộc tự tìm đến theo Đạo ngày một đông đảo? Nói chi thì nói, công đầu cũng phải nhờ đến Ban Tin Mừng, quý xơ và quý cha chính phó quản xứ, với tinh thần truyền giáo không biết mệt mỏi qua tháng ngày, mới có được thành quả như ngày nay.
Tôi nhớ rất rõ, bữa cha Phó Gioan đưa Ma Thưn đến nhờ tôi dạy giáo lý tân tòng, hai bên thầy trò tâm đầu ý hợp lắm! Nói là trò chứ Ma Thưn hơn tôi hai tuổi, nhưng khi nào Ma Thưn cũng cứ xưng thầy và em, khiến tôi ngại ngùng bảo: “Anh em cho nó thân thương”, nhưng Ma Thưn bảo: “Thầy ra thầy, trò ra trò không được lộn xộn mà”.
Thú thực, tôi đã dạy cả trăm tân tòng học đạo, nhưng chưa có ai hiểu đạo và thấm nhuần nhanh như Ma Thưn. Có khi Ma Thưn còn đưa ra những câu hỏi gai gốc khiến tôi đôi khi cũng bối rối, phải vào thỉnh ý Cha phó Gioan rồi mới dám trả lời… Những tưởng rồi việc theo Đạo của Ma Thưn chẳng có gì là cản trở nữa.
Nào ngờ, bữa gia đình tôi mời Ma Thưn qua chơi nhân ngày Chầu lượt, cha tôi vồn vã và quý Ma Thưn lắm! Nhưng rồi trong bữa cơm hôm đó, tự nhiên thấy Ma Thưn kém vui và buồn ra mặt. Điều này, phải mãi sau này tôi mới nghiệm ra để biết tâm trạng của Ma Thưn biến chuyển thay đổi kể từ đó.
Một vài lần gặp, Ma Thưn chỉ nói quanh co, em chưa chuẩn bị tinh thần để theo Đạo, thầy cho em một thời gian nữa đi thầy. Tôi biết Ma Thưn chỉ khất lần cho qua chuyện. Và tôi cố gắng để tìm hiểu xem nguyên nhân nào mà Ma Thưn lại bị xốc như thế. Nhưng tuyệt nhiên, Ma Thưn không hề trải lòng.
Đến một hôm, chầu lượt ở Giáo buôn thôn 7, Ma Thưn mời tôi sang dự giờ chầu, và sau khi về nhà ăn nhậu được vài chầu rượu cần… Lúc đó, Ma Thưn cũng ngà ngà, bỗng đâu Ma Thưn mở lời: “Em không thể thổ lộ cho thầy hay được chuyện sâu kín trong lòng em, thầy ạ! Đáng tiếc lắm!” Tôi cố ra sức thuyết phục Ma Thưn, nhưng Ma Thưn vẫn không thổ lộ… Phải sau đó, khi Ma Thưn quá chén, “rượu vào lời ra” mới chịu bày tỏ hết sức chân tình.
Nghe Ma Thưn tâm sự, càng thấy chuyện không đơn giản nữa rồi. Và bây giờ chính tôi mới là người chẹt che, đứng giữa ngã ba đàng, tiến thoái lưỡng nan. Tôi không ngờ chuyện lại dính dáng đến cha tôi mới nghiệt chứ! Cha con tôi vốn cũng tâm đầu ý hợp và thường hay trao đổi mọi chuyện với nhau, nhưng chuyện này thì không thể được rồi…
Đến một hôm, cha con tôi ngồi nhâm nhí tí rượu. Vui chuyện cha tôi hỏi: “Ma Thưn học đạo sao không thấy vào Đạo hả con?” Tôi nín khe không dám hở môi… Rồi cha tôi hỏi tiếp: “Con dạy nó, bộ nó không hiểu lẽ đạo hay sao?” Tôi trả lời: “Nó hiểu lẽ đạo lắm cha ạ!”. “Vậy thì tại sao nó không theo? Có điều chi trắc trở sao con?” Tôi biết, đây là một dịp may, để giải tỏa vấn đề, chứ để bình thường không biết khi nào tôi mới dám thổ lộ. Tôi rào trước đón sau, để tâm sự với cha tôi: “Chuyện này liên quan đến cha, chuyện ngày xưa… Con nói ra, cha phải hứa không được nổi nóng nghe cha”. Cha tôi khề khà chén rượu: “Vô tư, con cứ nói đi!”
Tôi kể chưa xong, mặt cha tôi đỏ bừng, những đường gân nổi lên bên màng tai căng ra như muốn đứt. Ông đập bàn, mạnh đến nỗi ly chén đổ xuống:
– Mẹ cha nó chứ! Nó là cái thá gì mà bắt bẻ tao hả. Nó theo Đạo hay không mặc xác nó.
Nói rồi, ông hầm hực bỏ vào trong nhà… Tôi không ngờ ông giận đến thế!
Trong khi bệnh của Ma Thưn ngày một trầm trọng sợ không qua nổi. Không còn phép màu nào để giải quyết câu chuyện này nữa rồi.
***
Chú bé Y Khiêm mỗi ngày đi chăn bò ở rẫy chuối đồi Chư Hưng… Một hôm, có người vào chặt cây chuối rẫy nhà mình, chú bé la lên: “Bớ người ta, không được chặt chuối nhà mình mà…” Người chặt chuối vẫn chặt và chất chuối lên xe. Chú bé vội lại cản ngăn, nhưng bị người chặt chuối nổi nóng rượt đuổi đánh tới tấp… Và một lần khác, vào mùa tưới tắm, chính người đàn ông này cũng đã nhiều lần tháo nước trong ruộng đang mùa trổ bông, để lấy nước tưới cà phê, khiến cho mùa lúa đó bị khô cháy thảm hại!!
Bây giờ thì tôi mới chợt hiểu ra: cuộc sống là tấm gương sọi rọi cho những người quanh mình biết về Đức Kitô… Nhưng nếu là tấm gương mù thì làm sao phản ánh về một Đức Kitô đích thực được!!! Phải chăng, vì thấy “một Đức Kitô xấu” nơi chính mỗi chúng ta, để Ma Thưn không theo Đạo??!!!
Chính tôi và bạn cũng cần phải rà soát lại đời mình, biết đâu, trong quá vãng, chúng ta đã có những việc làm sai trái, mà chính chúng ta không hề hay biết, nhưng nó lại là phản chứng tá trong việc rao truyền Tin Mừng đến người ngoài đạo.
Cũng may, như có phép mầu lạ thường, Ma Thưn dường như được cứu sống từ cõi chết trở về. Ma Thưn tin sự sống lại của mình là nhờ vào lời cầu nguyện của giáo dân thôn buôn mà có được. Một thời gian sau đó, tôi tìm cách để giải tỏa nỗi niềm của Ma Thưn một cách ổn thỏa. Và, Ma Thưn đã tự nguyện xin rửa tội để theo Đạo.
Cần chứng tá đứ
c tin sống thực đời thường, hơn những lời giảng dạy suông là thế đấy!
Duyên Viễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây