TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật IV Mùa Vọng -Năm C

“Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. (Lc 1, 39-45)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hiền Lành

Thứ ba - 10/12/2024 07:17 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   64
Chúa Giêsu dạy: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”
Hiền Lành
Hiền Lành


 Làm khó nhau thì dễ, cái gì cũng bắt bẻ, gây chuyện, không hài lòng. Hiền lành mới là khó, khi Chúa Giêsu dạy: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”

Cuộc sống khó hay không khó tuỳ theo cách ta sống, khi ta làm khó với người khác người khác có dịp cũng gây khó với ta. Hiền lành là phương thuốc chữa trị, khi gặp khó ta cũng cố gắng giúp cho họ, tạo thuận lợi cho họ là thượng sách.

Hiền lành không có nghĩa là chấp nhận cái sai, rồi khó chịu trong lòng. Khi họ làm sai, nói cho họ biết, giúp họ sửa, không để cái sai đi xa hơn mà lòng thanh thản.

Hiền lành có nghĩa không có nghĩa là cái gì cũng được, không là thái độ cam chịu, yếu thế. Hiền lành cần có thái độ tích cực, lãnh trách nhiệm, không phàn nàn, đổ lỗi, chuyên chăm trau dồi nhân đức.

Gánh nặng cuộc sống không vì thế mà tủi thân, luôn sống xứng đáng với mình, không làm cây thông thì làm cây cỏ miễn là reo vui trong Chúa.

Học với Chúa khiêm nhường là tận tuỵ với công việc, chu đáo như người phục vụ. Khiêm nhường là còn biết tuỳ sức mình có thể đảm đương gánh vác, không phải như muốn thể hiện, hoặc ảo tưởng về khả năng, nhận việc rồi chẳng làm tới đâu.    

Hiền lành khiêm nhường theo nghĩa là ở thấp. “Sở dĩ biển cả làm vua sông ngòi bởi vì ở thấp. Sống hiền lành khiêm nhường để chinh phục được người khác.
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây