TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật V Thường Niên -Năm C

“Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”. (Lc 5, 1-11)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Ngày cầu nguyện cho hoà bình ở Myanmar

Thứ ba - 04/02/2025 08:59 |   18
Sự kiện này được tổ chức như một lời đáp lại trước tình trạng khủng hoảng “vô hình” đang gây tác hại nghiêm trọng đến người dân.
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (1)
cq5dam thumbnail cropped 750 422 (1)

Các tín hữu khắp nơi cầu nguyện cho hoà bình ở Myanmar

Hôm 1/2, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACS) đã tổ chức một ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Myanmar, một đất nước vẫn đang chìm trong bạo lực. Sự kiện này được tổ chức như một lời đáp lại trước tình trạng khủng hoảng “vô hình” đang gây tác hại nghiêm trọng đến người dân.

Bà Regina Lynch, chủ tịch quốc tế của Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ, chia sẻ: “Chúng tôi cảm nhận sâu sắc nỗi thống khổ của người dân Myanmar. Họ đang chịu cảnh đánh bom, đói khát, thiếu điện và những nhu yếu phẩm cơ bản. Các linh mục và tu sĩ thường phải di chuyển trong nhiều ngày trên những hành trình nguy hiểm để đến các giáo xứ xa xôi, nhưng họ vẫn tiếp tục dấn thân vì sứ mạng”.

Bốn năm sau cuộc đảo chính

Cách đây bốn năm, vào ngày 01/02/2021, cuộc đảo chính quân sự đã lật đổ chính phủ dân chủ và gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Hiện nay, các quốc gia như Australia, Canada, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ đồng loạt kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar chấm dứt bạo lực đối với dân thường và tiến hành đối thoại toàn diện để chuyển tiếp sang dân chủ.

Chiến tranh lan rộng

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, ông Ranieri Sabatucci, đại sứ Liên minh châu Âu tại Yangon, nhận định rằng xung đột giữa chính quyền quân sự và các nhóm nổi dậy đã lan rộng khắp đất nước. Quân đội mất kiểm soát nhiều vùng, đặc biệt là miền đông bắc và bang Rakhine, nơi phần lớn đang do Quân đội Arakan kiểm soát. Các cuộc xung đột còn diễn ra trong khu vực trung tâm, giữa những nhóm dân tộc Bamar.

Khủng hoảng kinh tế và xã hội

Nền kinh tế Myanmar đang gặp khó khăn nghiêm trọng với hơn một nửa dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói. Nhiều người đã rời bỏ đất nước để tìm việc làm ở nước láng giềng, nhưng thường đối diện với nguy cơ bóc lột.

Ông nhận xét: “Đây là một thảm họa - bởi vì một mặt, chính quyền quân sự nắm quyền không có đủ binh lính để đối phó với tất cả các nhóm nổi dậy, và mặt khác, với chế độ nghĩa vụ bắt buộc, họ không thể thay đổi được tình hình vì tất cả những người bị gọi nhập ngũ đều không muốn chiến đấu, dẫn đến kết quả từ góc độ quân sự cũng rất tồi tệ. Hơn nữa, nhiều người dân hoảng sợ trước chế độ nghĩa vụ bắt buộc và đã lẩn trốn hoặc chạy sang các nước láng giềng. Kết quả là chế độ quân sự đã đẩy xung đột vào trong từng gia đình Myanmar. Chỉ vài ngày trước, họ còn tuyên bố rằng sẽ bắt đầu tuyển dụng cả những phụ nữ trẻ, một dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng và thiếu tầm nhìn xa, ngay cả từ góc độ kinh tế”.

Nguồn tin Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây