TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Thông điệp chuyến tông du của ĐTC đến Malta

Thứ sáu - 01/04/2022 19:14 | Tác giả bài viết: |   815
Chắc chắn đây là một chuyến thăm được mong đợi vì đã phải hoãn một lần do đại dịch và diễn ra trong bối cảnh chiến tranh đang làm cho Đức Thánh Cha vô cùng lo lắng.
Thông điệp chuyến tông du của ĐTC đến Malta

ĐHY Parolin: Hoà bình và chào đón là thông điệp chuyến tông du của ĐTC đến Malta

Đức Hồng y Pietro Parolin cho biết chuyến tông du lần thứ 36 của Đức Thánh Cha ngoài nước Ý sẽ tập trung vào hiện tượng di cư, và với hy vọng rằng tất cả các cuộc chiến đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt ở Ucraina sẽ mau chấm dứt.

Trả lời câu hỏi đầu tiên của Vatican News hôm thứ Năm 31/3, về tinh thần của chuyến tông du đến Malta của Đức Thánh Cha, Đức Hồng y Parolin nói: “Chắc chắn đây là một chuyến thăm được mong đợi vì đã phải hoãn một lần do đại dịch và diễn ra trong bối cảnh chiến tranh đang làm cho Đức Thánh Cha vô cùng lo lắng. Vì thế, ngài thực hiện cuộc viếng thăm với một tinh thần đau đớn và tham dự vào đau khổ của dân tộc Ucraina và một lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh”.

Về mối liên hệ giữa Malta, được Đức Thánh Cha gọi là “sa mạc xanh” gợi lại thảm kịch của những người di cư được cứu, và những nỗ lực của châu Âu trong việc đón tiếp người tị nạn chiến tranh Ucraina, Quốc vụ khanh Toà Thánh tạ ơn Chúa vì chứng kiến một cuộc chạy marathon tình liên đới đang diễn ra ở châu Âu dành cho người tị nạn Ucraina. Ngài hy vọng rằng những gì châu Âu đang làm cho người tị nạn Ucraina cũng làm như thế đối với những người tị nạn ở các nơi khác đến.

Ở điểm này, Đức Hồng nói: “Cần phải có tầm nhìn xa, phải làm sao để không một ai phải bỏ quê hương vì xung đột, mất an ninh hoặc kém phát triển. Vì vậy cần phải đầu tư phát triển kinh tế, ổn định chính trị, lãnh đạo tốt, tôn trọng nhân quyền ở các nước xuất cư. Và tiếp đến là cùng nhau thực hiện những điều Đức Thánh Cha đã chỉ ra: đón tiếp, bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập. Không có một quốc gia nào có thể chịu trách nhiệm một mình. Cần có một dấn thân chung, và các nhóm tôn giáo và Giáo hội Công giáo cũng phải được chia sẻ với xã hội dân sự về vấn đề này”.

Trong cuộc phỏng vấn, một câu hỏi được đưa ra về mối liên hệ giữa chuyến tông du đến Malta, nơi Thánh Phaolô bị đắm tàu và năm thứ 10 triều đại Giáo hoàng của Đức Thánh Cha, Đức Hồng y Parolin cho rằng, triều đại Giáo hoàng của Đức Thánh Cha là một lời mời gọi Giáo hội ra đi loan báo Tin Mừng. Vì thế, “chuyến tông du với hai đặc điểm được nhấn mạnh nơi Đức Thánh Cha là hướng tới những con người cụ thể, gặp gỡ họ ở đó trong những hoàn cảnh sống của họ, có thể là những tình huống tích cực, tiêu cực hoặc khủng hoảng”.

Quốc vụ khanh Toà Thánh hy vọng với 85% dân số là Công giáo, qua chuyến tông du, Malta sẽ được củng cố đức tin và đức tin này sẽ được thể hiện trong chứng tá hàng ngày theo lời Thánh Phaolô dịp “thuận tiện và không thuận tiện”, đều loan báo Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng Người. (CSR_1352_2022).

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây