TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

ĐTC tiếp Liên hiệp Người Tự kỷ của Ý

Thứ sáu - 01/04/2022 19:08 | Tác giả bài viết: |   842
Đức Thánh Cha đề cao các dự án nghiên cứu và các sáng kiến của tổ chức vì những người yếu đuối và bất hạnh nhất, bởi vì họ đóng góp vào cuộc chiến chống lại nền văn hoá vứt bỏ.
ĐTC tiếp Liên hiệp Người Tự kỷ của Ý

ĐTC tiếp Liên hiệp Người Tự kỷ của Ý

Trong cuộc tiếp kiến dành cho Tổ chức Người Tự kỷ của Ý vào sáng thứ Sáu 1/4/2022, Đức Thánh Cha khuyến khích các thành viên của tổ chức tiếp tục công việc đồng hành với người tự kỷ, không chỉ vì họ mà trên hết là với họ. Ngài kêu gọi chống lại nền văn hoá loại bỏ những người bị xem là không hữu ích, cổ võ văn hoá bao gồm và thuộc về, để người tự kỷ có thể tham dự tích cực vào đời sống xã hội và Giáo hội.

Tổ chức Người Tự kỷ của Ý bao gồm các nhà nghiên cứu, bác sĩ, nhà tâm lý, các tổ chức và hiệp hội gia đình. Từ năm 2015, tổ chức này đưa ra mục tiêu cổ võ một nền văn hoá vì những người tự kỷ và khuyết tật tâm trí.

Đức Thánh Cha đề cao các dự án nghiên cứu và các sáng kiến của tổ chức vì những người yếu đuối và bất hạnh nhất, bởi vì họ đóng góp vào cuộc chiến chống lại nền văn hoá vứt bỏ.

Nền văn hoá bao gồm và thuộc về

Đức Thánh Cha chia sẻ với các thành viên của Tổ chức 4 điểm để suy tư và dấn thân. Trước hết là về nền văn hoá bao gồm và thuộc về. Theo Đức Thánh Cha, “khuyết tật vừa là một thách đố nhưng cũng là một cơ hội để xây dựng một xã hội bao gồm và văn minh hơn, nơi các gia đình, các giáo viên và các hiệp hội, không phải hoạt động đơn độc nhưng được nâng đỡ.” Để thực hiện điều này, “cần tiếp tục nâng cao nhận thức về các chiều kích khác nhau của khuyết tật, phá bỏ các định kiến và cổ võ nền văn hoá bao gồm và thuộc về. Người khuyết tật thường bị đối xử phân biệt, nhưng thực tế, họ là một sự phong phú đối với xã hội.”

Tham gia tích cực

Một khía cạnh cốt yếu của nền văn hoá bao gồm, theo Đức Thánh Cha, là cho phép người khuyết tật tham gia tích cực, đóng góp vào đời sống xã hội và Giáo hội, phá bỏ các rào cản thể lý. Để thực hiện điều này, “cần nâng đỡ dự án cuộc sống của họ qua việc giúp họ được giáo dục, có nghề nghiệp và có thời gian để họ giao lưu và bày tỏ sự sáng tạo của họ.”

Hiệp lực

Đức Thánh cha cũng nhấn mạnh đến sự liên đới, “hiệp lực”. “Ngay cả trong lĩnh vực khuyết tật, các cộng đoàn Giáo hội và dân sự được kêu gọi liên kết với nhau, hợp tác một cách hài hòa để giúp những người yếu đuối nhất và thiệt thòi nhất nói lên tiếng nói của họ.” Ngài lưu ý rằng bằng cách này, việc trợ cấp được thực hiện và gia tăng hiệu năng sự đóng góp của mọi người, tạo ra một phạm vi hỗ trợ rộng rãi và đa dạng. Bằng cách đặt thái độ cạnh tranh sang một bên, để một sức mạnh tổng hợp hiệu quả có thể được tạo ra, có khả năng tác động sâu sắc đến xã hội.

Nền kinh tế liên đới

Điểm cuối cùng Đức Thánh Cha chia sẻ là vì một nền kinh tế liên đới. Theo Tin Mừng, đó là nền kinh tế đặt tình huynh đệ ở trung tâm, “để người nghèo, người bị thiệt thòi và người khuyết tật không bị loại trừ.” (CSR_1370_2022).

Hồng Thủy - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây