TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXIV Thường Niên -Năm B

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô”. (Mc 8,29-30)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chấp Nhận Sống Tầm Thường

20/03/2024 07:56:24 |   266

Chấp Nhận Sống Tầm Thường

tbd 200224a

 

Có những câu nói hay được số đông sử dụng mà mỗi khi nghe qua tôi có cảm giác khó chịu. Có lẽ tại thành kiến riêng của mình chăng! Đơn cử vài câu này:

Khó quá, bỏ qua”. Tất nhiên khó quá thì không thể giải quyết ngay được, và câu nói cũng theo vần điệu cho vui. Thế nhưng nó đang được rất nhiều bạn trẻ sử dụng thành khẩu hiệu (Slogan). Họp nhóm bàn một vấn đề hơi khó chút, một thành viên thốt lên câu này thế là cả nhóm hùa theo, quyết định bỏ qua vấn đề. Tưởng là vui chơi thôi nhưng dần dần tạo thành tư tưởng thoái lui trước những vấn đề cuộc sống. Nhiều cuộc thảo luận nghiêm túc đã bị hạ giá vì mấy câu cà rởn này. Có lẽ vậy mà giới trẻ ngày nay trước vận mệnh dân tộc không mấy người thao thức, điều đó phản ảnh rõ trên báo chí và mạng xã hội. Cái được quan tâm là Ngọc Trinh số đo các vòng bao nhiêu, cầu thủ đang yêu ai, hài nhảm nói câu gì, ca sĩ kiểu tóc nào và túi xách hiệu gì… đều thuộc lòng. Đẳng cấp thể hiện ở mấy hình xăm, độ chơi ma túy, quán bar, ở việc cặp bồ… Tầm thường quá.

Xin thông cảm, đất nước ta phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh”. Mỗi khi ai đó thắc mắc với nhà chức trách về sự chậm tiến của đất nước, về những bất cập trong xã hội, ngay lập tức sẽ nghe câu này. Thông cảm thì cũng vừa thôi, từ năm 1975 đến nay bao nhiêu năm rồi! Nhật Bản lãnh hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki khủng khiếp thế nào mà có bao giờ họ biện hộ thông cảm. Gặp khó thì xin vậy, nhưng cần nổ thì Pháp, Mỹ anh mày dần cho tơi tả…

Ngoài đời là thế, trong đạo cũng không thiếu những cách sống đạo làm cho người Kitô hữu trở nên tầm thường trong mắt mọi người, nhất là lương dân.

Có những người đi lễ hằng ngày, không vắng mặt giờ đạo đức nào ở nhà thờ, kinh đọc suốt ngày không ngớt…, nhưng gia đình lục đục xào xáo, hàng xóm chung quanh mình sống thế nào không quan tâm, Giáo xứ có việc gì kêu gọi lòng hảo tâm thì một đồng cũng không bỏ, đang đọc kinh mà bức xúc chồng con xóm giềng là tốc váy chửi liền…

Có những nhà tu đánh mất căn tính của mình để tìm kiếm cái tầm thường của những lợi ích thế gian qua việc công khai phát biểu xu nịnh nó, dù biết nó chẳng tốt đẹp gì và luôn tìm cách chống lại chân lý Thiên Chúa.

Có những cộng đoàn hình thức rất trịnh trọng, ăn được bữa cơm nghe trên 3 bài phát biểu. Uốn lưỡi chọn câu nhả chữ… không chê vào đâu được. Nhưng rất coi thường cha thầy, đi lễ chủ yếu để đánh giá khả năng cha này cha nọ chứ không phải thờ phượng và đón nhận Lời Chúa vào cuộc sống của mình. Chuyện lừa lọc, bài bạc, cho vay nặng lãi, đường công cộng thì đóng cây ngăn xe gây nguy hiểm giao thông…ai ai cũng biết, cũng thấy, nhưng lại dần trở thành bình thường vì mải lo giữ hình thức bên ngoài cho xứng tầm với thiên hạ.

Tin Mừng Mattheô (14, 22-33), thánh Phê-rô không chấp nhận thái độ tầm thường ngồi trên thuyền sợ ma của các tông đồ khác, mà đòi đi trên mặt biển để được như Chúa. Cho dù ông sau đó sợ sệt rồi bị chìm, thì bài học quý giá từ phút can đảm, mạnh mẽ đó chính phần thưởng giá trị mà Chúa dành cho ông. Hãy cho mình những khát vọng cao thượng, dù cho xác thịt có yếu đuối trì trệ, nhưng niềm khao khát đó sẽ dần đưa ta vượt trên những tầm thường của cuộc sống.

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh
(03/08/2020)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây