TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Sức mạnh của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân

Thứ hai - 23/10/2023 05:41 | Tác giả bài viết: |   749
Ở Mỹ, trước đây người Công giáo thường mang trong mình một tấm thẻ có nội dung: “Tôi là người Công giáo. Trong trường hợp khẩn cấp, xin gọi một linh mục”.
Sức mạnh của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân

Sức mạnh của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân

Mục đích của việc mời linh mục trong trường hợp cấp cứu y tế là gì? Câu chuyện đáng kinh ngạc tại một bệnh viện ở Chicago của Mỹ sẽ cho thấy rõ mục đích này.

Ở Mỹ, trước đây người Công giáo thường mang trong mình một tấm thẻ có nội dung: “Tôi là người Công giáo. Trong trường hợp khẩn cấp, xin gọi một linh mục”. Ngày nay, một số người Công giáo thêm chi tiết này vào thông tin y tế trong điện thoại của họ. Nhưng tại sao người Công giáo lại muốn chỉ dẫn này được biết đến? Mục đích của việc gọi linh mục trong trường hợp cấp cứu y tế của người Công giáo là gì? Những linh mục đã từng ban Bí tích Xức dầu Bệnh nhân trong những trường hợp này sẽ có câu trả lời thoả đáng cho thắc mắc trên. Thật vậy, nhiều linh mục đã từng chứng kiến những giây phút đáng kinh ngạc của sự chữa lành thể xác hoặc tinh thần qua các Bí tích.

Linh mục kể lại trải nghiệm này là cha Bart Juncer đang coi sóc giáo xứ Thánh Odilo và Đền thánh Quốc gia các Linh hồn Nghèo ở Berwyn, Illinois. Cha xác tín vào sức mạnh của Bí tích Xức dầu Bệnh nhân qua những lần ban Bí tích này.

Cách đây gần 15 năm, vào một đêm tháng Giêng lạnh lẽo ở Chicago, cha Juncer nhận được một cuộc điện thoại từ một một gia đình ở Trung tâm Y tế Đại học Rush. Đó là người cha của một bệnh nhân ung thư 42 tuổi, ông đang cố gắng tìm một linh mục vì các bác sĩ cho biết con của ông sẽ không qua khỏi đêm đó.

Cha Juncer kể lại: “Tôi nhớ lúc đó ngoài trời đầy tuyết và gia đình này ở ngoại ô thành phố nên người cha đã gọi điện thoại đến một giáo xứ gần nhất, và hỏi tôi có thể đến cử hành các nghi thức cuối cùng cho con ông không”.

Cha Juncer đã đến ban Bí tích cho bệnh nhân và an ủi gia đình. Đứng trước hoàn cảnh này cha cảm thấy buồn vì người tín hữu đang chuẩn bị lìa cõi đời. Cha cũng không nghĩ cha sẽ nhận thêm tin tức từ gia đình này một lần nữa. Thế nhưng cha lại nhận được cuộc điện thoại từ gia đình này lần thứ hai sau khoảng bốn tháng sau đó, vào tháng Tư. Cha nói: “Tôi nhớ rõ, đó là một buổi sáng mùa xuân nắng đẹp khi nhận được cuộc điện thoại từ văn phòng giáo xứ”. Giọng nói bên kia đầu dây: “Cha có nhớ vào tháng Giêng cha đã đến ban Bí tích Xức dầu cho một người 42 tuổi đang chuẩn bị ra đi do bệnh ung thư không?” Cha trả lời: “Có, tôi nhớ rất rõ ngày đó”. Đầu dây bên kia tiếp tục nói: “Đó là con. Con vẫn còn sống. Và thưa cha, điều còn tuyệt diệu hơn nữa: Con vừa đi tái khám về và bác sĩ nói không tìm thấy dấu hiệu ung thư trong người con. Họ không thể giải thích được tại sao lại như vậy. Nhưng ung thư đã thực sự biến mất”.

Sau đó, người Công giáo này còn gửi cho cha Juncer một lá thư, trong đó kể chi tiết về ơn chữa lành với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa.

Cha Jencer nhấn mạnh rằng việc chữa lành lạ lùng này không phải là những trường hợp hiếm với các Bí tích, như câu chuyện của một phụ nữ trẻ đã được chữa lành trong khi thờ lạy Thánh Thể. Cha nói: “Tôi đã từng chứng kiến những người được chữa lành sau khi lãnh nhận các Bí tích, nhưng trường hợp trên rất đặc biệt làm tôi nhớ mãi. Khi còn trong chủng viện, chúng tôi đã được khuyên tìm hiểu kỹ về Bí tích đặc biệt này, và được biết rằng đôi khi sự chữa lành kỳ diệu này xảy ra và cần phải sẵn sàng cho điều này. Đó chỉ là một điều khi được học tại chủng viện, nhưng khi điều này xảy ra trong thực tế thì đôi khi người nhận lãnh ân sủng và người chứng kiến cảm thấy ngỡ ngàng”.

Câu chuyện của cha Juncer cho thấy tại sao người Công giáo lại mời linh mục trong trường hợp tính mạng nguy cấp. Tất nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các Bí tích sẽ có thể không mang lại sự chữa lành đáng kể về thể xác, nhưng sự chữa lành về mặt thiêng liêng và sự bình an trong tâm hồn mà người lãnh nhận Bí tích cũng không kém phần quan trọng.

Cha Juncer cho biết trước đây khi còn phục vụ tại một bệnh viện Công giáo trong sứ vụ linh mục tuyên uý, các bác sĩ thường nói với cha: “Trong bệnh viện này, cha quan trọng hơn chúng tôi. Chúng tôi không thể giúp bệnh nhân nếu không có lời cầu nguyện của cha”.

Thực tế, ngay cả những chuyên gia y tế không phải là người Công giáo hay không theo một tôn giáo nào, vẫn nhận ra tầm quan trọng của lời cầu nguyện và sự hiện diện của linh mục tuyên uý đối với những bệnh nhân được giao cho họ chăm sóc.

Quyền năng của các Bí tích trở nên rõ ràng trong những tình huống sinh tử kịch tính này, theo cách mà chúng ta có thể quên trong cuộc sống hàng ngày bận rộn. Nhưng ngay cả khi chúng ta quên thì các Bí tích vẫn ở đó, luôn sẵn sàng cho chúng ta khi chúng ta cần. Tạ ơn Chúa.

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây