TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

GIÁO XỨ THIÊN ĐĂNG

Thứ tư - 31/03/2021 03:37 |   1133
GIÁO XỨ THIÊN ĐĂNG

GIÁO XỨ THIÊN ĐĂNG
Thành lập ngày: 15.8.2005
Bổn mạng: Đức Mẹ Lên Trời
Địa chỉ: Xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk
Số Giáo dân: 2221
Số Gia đình: 542

Giờ lễ:
Ngày thường: (thứ 2,3,4,7) 5g15 - (thứ 5,6) 17g30
Chiều thứ Bảy:
Chúa Nhật: 6g00, 8g30, 16g30

(cập nhật ngày 31.12.2019)


 

GIÁO XỨ THIÊN ĐĂNG

Năm thành lập: 2005
Bổn mạng Giáo xứ: Chúa Lên Trời

Phần 1: Đặc điểm đặc trưng của Giáo xứ.
1. Tên Giáo xứ/ giáo hạt: Thiên Đăng, Buôn Hô.
+ Bổn mạng, ngày kính: Chúa Thăng Thiên.
+ Địa chỉ: xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar.
2. Ngày thành lập Giáo xứ: 25/05/2005.
+ Ngày xây Nhà thờ đầu tiên/ chất liệu (hình):
+ Số giáo dân Kinh/ Sắc tộc: Kinh: 0 - Sắc tộc: 2.500.
3. Linh mục sáng lập: GB. Phạm Thế Truyền.
4. Linh mục tiên khởi Giáo xứ: GB. Phạm Thế Truyền.
5. Giáo xứ hiện nay:
Xây mới năm 2015 do linh mục: Giuse Nguyễn Văn Nhiệm.
Số giáo dân kinh/ Sắc tộc:
Linh mục Quản xứ đương nhiệm: Giuse Nguyễn Văn Nhiệm.
Số người đi tu: 01 ứng sinh, 01 đệ tử.

I/ LƯỢC SỬ:
Giáo xứ Thiên Đăng thành lập do sự phê chuẩn của Đức Cha: Giuse Nguyễn Tích Đức, chiếu theo đơn xin thành lập xứ của cha GB. Phạm Thế Truyền.
Ngày 15/05/2005 Đức Cha Giuse bổ nhiệm Cha Phạm Thế Truyền làm Linh mục tiên khởi, Quản xứ Thiên Đăng.
Bổn mạng: Lễ Thăng Thiên.
Chầu Thánh Thể: Chúa Nhật XII thường niên.
Địa lý: tọa lạc tại cây số 18, QL 14. Xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk .
Địa bàn hoạt động:
- Chiều dài theo trục lộ: từ cây số 14 giáp xứ Nam Thiên, đến cây số 23 giáp Giáo xứ Công Chính.
- Chiều ngang giáp quốc lộ 27 đi Phước An tới xứ Quảng Nhiêu và xứ Ea Tul, Quảng Phú (Cư M’gar).
- Gồm các xã: Cuôr Đăng, Ea Rưng huyện Cư M’gar và một phần nhỏ của Nông Trường Thắng lợi huyện Krông Pắk (Phước An).
Số giáo dân: 3.178, trong đó: Kinh 501 - Ê Đê: 2.677.

II/ NGUỒN GỐC
- Tháng 05 năm 2003, Cha GB. Phạm Thế Truyền sau khi đã được giao trách nhiệm truyền giáo và tìm đặt cơ sở thờ tự tại Cuôr Đăng, bao gồm Giáo điểm Phú Xuân và Cuôr Đăng. Cha GB. Truyền nhiều lần đi thăm dò vùng đất Cuôr Đăng, nhận thấy vùng đất này có nhiều tiềm năng phát triển truyền giáo cho anh em sắc tộc nên quyết định mua đất đặt địa điểm làm nơi thờ phượng và làm nền móng cho việc truyền giáo. Trong thời gian này Cha GB đã dâng lễ đầu tiên cho công cuộc truyền giáo tại nhà Ông Gioankim Trần Văn Bạch, tọa lạc tại chợ Cuôr Đăng với sự hỗ trợ ưu đãi của Ông Thành, thôn trưởng.
- Ngày 20/09/2003 Cha GB. Phạm Thế Truyền cùng với Ông Gioankim Trần Văn Bạch xúc tiến giấy tờ, với đơn thỉnh nguyện xin tái thiết lập Giáo họ Tân Điền cũ (Tân Điền cũ được cha già Aug Hoàng Đức Synh thành lập năm 1959 và bị đốt cháy và bỏ hoang vào năm 1964, tín hữu thì bỏ chạy tản mác vì cuộc lật đổ cố tổng thống Ngô Đình Diệm).
- Ngày 13/09/2004, cha đã mua được một thửa đất với diện tích là: chiều dài 105 mét, chiều ngang 30 mét do gia đình ông Y Như, một gia đình công giáo bán lại với mục đích làm nơi thờ phượng, và của ông Y Hong, em cọc chèo, chung liền cận với nhau tại Km 18,50 quốc lộ 14 đường đi Gia Lai - Kon Tum.
- Ngày 10/05/2005, Đức Cha Giáo phận Giuse Nguyễn Tích Đức cho chia tách Giáo xứ Thiên Đăng ra khỏi Giáo xứ Nam Thiên.
- Ngày 15/05/2005, Đức Cha Giáo phận Giuse Nguyễn Tích Đức bổ nhiệm cha GB. Phạm Thế Truyền làm Quản xứ Giáo xứ Thiên Đăng, Giáo phận Ban Mê Thuột.
- Ngày 14/10/2005, sau gần một năm cha Truyền lại mua tiếp thửa đất thứ hai cùng chung lô, với diện tích là: chiều dài 50 mét, chiều ngang 20 mét do ông Y Như bán phần còn lại cho Giáo xứ và đi mua đất ở sau Nhà thờ, nâng tổng diện tích của Giáo xứ lên gần 5 sào.
- Thánh lễ do Cha GB. Phạm Thế Truyền dâng đầu tiên tại ngôi nhà nguyện tạm, có sự tham dự của ông Gioankim Trần Văn Bạch, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ
- Năm 2005, Cha GB đã mời gọi bà con giáo dân Phú Xuân (nay gọi là Giáo họ Vinh Xuân) đang sinh hoạt từ Giáo xứ Công Chính về với Giáo xứ Thiên Đăng, vì trước đây chưa có đất thờ tự nên cha Nguyễn Minh Hảo đã gởi số anh chị em công giáo nông trường Phú Xuân sinh hoạt nơi Giáo xứ Công Chính. Tiếp đến Cha đã cho xây bờ tường rào vòng quanh, làm đồi Đức Mẹ, xin Đức Mẹ phù trợ.
- Năm 2006, Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức nghỉ hưu. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Nha Trang lên làm giám quản Giáo phận Ban Mê Thuột tiếp tục bổ nhiệm cha GB. Phạm Thế Truyền làm Quản xứ Nam Thiên và Thiên Đăng. Cha GB. Phạm Thế Truyền cho nới nhà nguyện kéo dài thêm và xin tư cách pháp nhân sinh hoạt mỗi ngày.
- Kinh phí tính đến cuối năm 2007 đã đầu tư vào đây hết là 800.000.000 (tám trăm triệu). Kinh phí này do Cha Truyền xin ở Hoa Kỳ và một phần nhỏ ở Sài Gòn.
- Cha cho xây nhà nguyện tạm thời: đầu tiên là nhà ngói để lại, tiếp đến một phòng nới dài, sau 3 tháng nới dài thêm hai gian thành nhà nguyện, tiếp đến cho xây kho và phòng ở tạm của Cha khi về làm mục vụ, tiếp theo là xây thêm nhà kho để xi măng.
- Làm khu vực nhà vệ sinh, làm khung sắt và lắp bồn nước, làm khung cổng, và một khoản lớn về việc chuyển đổi giấy phép sử dụng đất, giấy phép làm Nhà thờ, giấy phép công nhận chủ quyền và tư cách pháp nhân.
- Tổng cộng đến công đoạn này (năm 2009) đã đổ tiền vào cho việc thành lập Nhà thờ, Giáo xứ Thiên đăng ở giai đoạn này ban đầu hết sức khó khăn này.
- Tổng chi phí đợt một lên đến: 1.000.000.000 (một tỉ đồng).
- Cũng chính năm 2009, chính quyền đã công nhận tư cách pháp nhân của Họ đạo Thiên Đăng, đồng thời chấp thuận cho khối anh em đồng bào Ê Đê được về sinh hoạt đức tin với người Kinh ở tại mảnh đất buôn làng của anh em đồng bào (công lao này là nhờ sự giao dịch với Ban Tôn Giáo Tỉnh của Ông Anphongso Nguyễn Ba, chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Nam Thiên).
- Năm 2010, chính quyền chính thức công nhận Giáo họ Thiên Đăng lên Giáo xứ Thiên Đăng với sự giao dịch với cấp chính quyền tỉnh của chị Võ Thị Duyên. Cha GB. Phạm Thế Truyền tiếp tục làm đơn xin dựng lại ngôi nhà nguyện tạm chiều dài 30 mét, chiều rộng 16 mét, sát bờ tường rào, với số tiền hết 35.000.000 (ba mươi lăm triệu đồng).
- Ngày 15/06/2014, với sự tài tình, khôn khéo của ông Trần Xuân Định làm thay đổi cục diện, chính quyền cũng cấp giấy phép cho Giáo xứ xây dựng Nhà xứ với 07 phòng và một nhà xe, một sân đổ bê tông. Tổng số kinh phí là 700.000.000 (bảy trăm triệu đồng).
- Ngày 01/11/2014, dựng một nhà nguyện tạm bằng khung sắt tiền chế dài 50 mét, bề ngang 08 mét, mái lợp tôn, tường một nửa bằng gạch, một nửa bằng tôn. Kinh phí hết 200.000.000 (hai trăm triệu đồng) thay cho nhà nguyện bằng cây tươi tạm thời trước đây đã bị mối ăn đứt chân trụ nhà.
- Ngày 27/11/2014, thương lượng đổi đất làm nghĩa trang cho Giáo xứ, trước đây Cha Nguyễn Minh Hảo có mua một thửa đất trống cho Giáo xứ nhưng nay đã bị đường dây điện cao thế đi qua chính giữa thửa đất, và nằm trong khu vực quy hoạch, không làm được bất cứ công trình nào. Cha GB và Hội đồng đã quyết định đổi đất làm nghĩa trang đối diện với góc Nhà thờ đi vào khoảng 50 mét.
- Kinh phí đợt hai hết: 935.000.000 (chín trăm ba mươi lăm triệu đồng).
- Hiện nay còn một số tiền mặt đang gởi ngân hàng do 04 người đứng sổ tiết kiệm là: 1.500.000.000 (một tỉ năm trăm triệu đồng), số tiền này để xây dựng Nhà thờ.
- Tổng cộng cha GB. Phạm Thế Truyền đi quyên góp ở nước ngoài và Sài Gòn cho Giáo xứ từ khi thành lập xứ cho đến thời điểm này, tổng cộng tất cả là: 3.435.000.000 (ba tỉ bốn trăm ba mươi lăm triệu đồng).

III/ CON NGƯỜI VÀ LÒNG ĐẠO.
1/ Các Giáo họ trực thuộc:
- Giáo họ Quảng Hà.
- Giáo họ Vinh Xuân.
- Giáo họ Buôn Cuôr Đăng A.
- Giáo họ Buôn Cuôr Đăng B.
- Giáo họ Buôn Kroa B.
- Giáo họ Buôn Kroa C.
- Giáo họ Buôn Aring.
- Giáo họ Buôn Riêng B.
- Giáo họ Buôn Riêng A.
- Giáo họ Buôn Ram B.
- Giáo họ Buôn M’tah.
- Giáo họ Buôn Hô.
2/ Các đoàn thể:
- Đoàn Gia Trưởng.
- Đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo.
- Đoàn giới trẻ.
- Đoàn thiếu nhi.
- Hội Lòng Thương Xót Chúa.
3/ Các ban ngành:
- Ban phụng vụ.
- Ban Loan Báo Tin Mừng.
- Ban Thánh nhạc.
- Ban Âm thanh - Ánh sáng.
- Ban Trang Trí.
- Ban Kiến thiết - Xây dựng.
- Ban Lao tác.
- Ban Giáo lý Đức tin.
4/ Ban Thường vụ Hội đồng Giáo xứ đầu tiên (22/05/2005).
- Ông Gioankim Trần Văn Bạch.
- Ông Phêrô Trần Việt Tuyến.
- Ông Micae Nguyễn Văn Đàng.
- Ông Bênêđíctô Nguyễn Viết Luận.
- Ông Augustino Y Ngor Niê.
- Ông Phêrô Y Lơn Byă.
- Ông Y Bio Ayun.
5/ Ban Thường vụ Hội đồng Giáo xứ nhiệm kỳ II (08/08/2008).
- Ông Gioankim Trần Văn Bạch.
- Bà Maria Mai Thị Tám.
- Ông Phêrô Trần Việt Tuyến.
- Ông Giuse Võ Phúc.
- Ông Micae Nguyễn Văn Đàng.
- Ông Phêrô Y Lơn Byă.
- Ông Augustino Y Ngor Niê.
- Ông Y Bio Ayun.
- Ông Augustino Y Dzhô Niê.
 
 
 
 
 
 
 
 Tags: Thiên Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây