TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXV Thường Niên -Năm B

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết”. (Mc 9, 29-36)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

VHTK Lễ Đức Mẹ La Vang Ngày 15.8

Thứ sáu - 30/04/2021 00:56 | Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |   1201
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.”
VHTK Lễ Đức Mẹ La Vang Ngày 15.8
VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ ĐỨC MẸ LA VANG
Tin Mừng thánh Luca 1,39-56
Ngày 15 tháng 8
 
 
Tin Mừng
 
Đức Ma-ri-a viếng thăm bà Ê-li-sa-bét
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
 
Bài ca "Ngợi Khen" (Magnificat)
 
46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
 
47 thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
 
48 Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
 
49 Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn!
 
50 Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
 
51 Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
 
52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
 
53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
 
54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
 
55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời."
 
56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
 
39 During those days Mary set out and traveled to the hill country in haste to a town of Judah,40 where she entered the house of Zechariah and greeted Elizabeth.
 
41 When Elizabeth heard Mary's greeting, the infant leaped in her womb, and Elizabeth, filled with the holy Spirit,42 cried out in a loud voice and said, "Most blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb.
 
43 And how does this happen to me, that the mother of my Lord should come to me?44 For at the moment the sound of your greeting reached my ears, the infant in my womb leaped for joy.
 
45 Blessed are you who believed that what was spoken to you by the Lord would be fulfilled."
 
46 And Mary said: "My soul proclaims the greatness of the Lord;47 my spirit rejoices in God my savior.
 
48 For he has looked upon his handmaid's lowliness; behold, from now on will all ages call me blessed.
 
49 The Mighty One has done great things for me, and holy is his name.
 
50 His mercy is from age to age to those who fear him.
 
51 He has shown might with his arm, dispersed the arrogant of mind and heart.
 
52 He has thrown down the rulers from their thrones but lifted up the lowly.
 
53 The hungry he has filled with good things; the rich he has sent away empty.
 
54 He has helped Israel his servant, remembering his mercy,55 according to his promise to our fathers, to Abraham and to his descendants forever."
 
56 Mary remained with her about three months and then returned to her home.
 
 I. HÌNH TÔ MÀU



 
 
* Chủ đề của hình này là gì?
………………………………………………
 
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Luca 1,46-47
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
 
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Đức Maria vội vã đi thăm ai? (Lc 1,39)
a. Ông Giuse.
b. Bà Êlisabét.
c. Bà Maria.
d. Bà Anna.
 
a2. Ai đã gọi Đức Maria là Thân Mẫu Chúa tôi? (Lc 1,43)
a. Bà Anna.
b. Ông Giuse.
c. Bà Êlisabét.
d. Sứ thần Gáprien.
 
a3. Bà Êlisabét nói với Đức Maria: “Em là người thế nào”? (Lc 1,42)
a. Được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ.
b. Được Thiên Chúa thương nâng đỡ.
c. Được mọi người thương mến.
d. Hạnh phúc vì được các ngôn sứ loan báo.
 
a4. Trước mặt Thiên Chúa, Đức Maria nhận mình là gì? (Lc 1,48)
a. Người tôi trung tín.
b. Phận nữ tỳ hèn mọn.
c. Con cháu tổ phụ Ápraham.
d. Người muôn dân mong đợi.
 
a5. Ai đã làm cho Đức Maria biết bao điều cao cả? (Lc 1,49)
a. Tổ phụ Ápraham.
b. Ông Giuse.
c. Ngôi Hai Thiên Chúa.
d. Đấng Toàn Năng.
 
B. ĐỨC MẸ LA VANG
 
b1. Dưới triều đại vua nào cấm đạo, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn lánh nạn tại núi rừng La Vang?
a. Vua Gia Long.
b. Vua Quang Trung.
c. Vua Cảnh Thịnh.
d. Vua Minh Mạng.
 
b2. Nơi rừng thiêng nước độc La Vang, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau. Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy :
a. Một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng.
b. Tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu.
c. Có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên.
d. Cả a, b và c đúng.
 
b3. Các tín hữu nhận ra người đó chính là Mẹ Maria. Và Mẹ đã làm gì Cho họ?
a. Đức Mẹ ngỏ lời an ủi giáo dân vui lòng chịu khó.
b. Đức Mẹ dạy bẻ lá quanh đó nấu uống sẽ được lành bệnh.
c. Đức Mẹ còn hứa từ nay về sau ai đến khẩn cầu tại chốn này Đức Mẹ sẽ ban ơn phù hộ.
d. Cả a, b và c đúng.
 
b4. Sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ Ðạo vùng Dinh Cát (Quảng Trị). Cũng theo khẩu truyền thì trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ tranh kính Ðức Mẹ, nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 1885, cha con ông Mẹo dựa thế Văn Thân phóng hỏa đốt cháy.
Năm 1886 Ðức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ và sau 15 năm mới hoàn tất. Bổn mạng của Thánh Ðường La Vang là gì ? 
a. Thánh Cả Giuse.
b. Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.
c. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
d. Nữ Vương Các Thánh Trên Trời.
 
b5. Biến cố Đức  Mẹ vời tín hữu xảy ra vào năm nào ?
a. Năm 1789.
b. Năm 1792.
c. Năm 1798.
d. Năm 1889.
 
b6. Hội Đồng Giám mục Việt Nam (Miền Nam) đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc vào năm nào ?
a. Năm 1954.
b. Năm 1961.
c. Năm 1975.
d. Năm 1980.
 
b7. Vương Cung Thánh Mẫu La Vang thuộc Giáo phận nào?
a. Giáo phận Đà Nẵng.
b. Giáo phận Huế.
c. Giáo phận Phát Diệm.
d. Giáo phận Qui Nhơn.
 
b8. Thánh đường Đức Mẹ La Vang được Tòa Thánh nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh  Đường vào năm nào ?
a. Ngày 8 tháng 8 năm 1901.
b. Ngày 22 tháng 8 năm 1961.
c. Ngày 22 tháng 6 năm 1967.
d. Ngày 15 tháng 8 năm 1967.
 
b9. Theo ý của Ðức Cha Gaspar (Lộc), người xây dựng Đền thờ Đức Mẹ La Vang, Đại Hội diễn ra lần đầu tiên vào năm nào?
a. Năm 1901.
b. Năm 1933.
c. Năm 1960.
d. Năm 1961.
 
b10. La Vang nguyên gốc là Phường Lá Vằng, như được ghi trong địa bạ làng Cổ Vưu thiết lập thời Lê Triều. Cổ Vưu là một họ đạo thuộc giáo xứ  được thành lập vào thế kỷ 17, nay đổi tiên là Trí Bưu, gần thị xã Quảng Trị. Giáo xứ này tên là gì?
a. La Vang.
b. Dinh Cát.
c. Phủ Cam.
d. Quảng Trị.
 
 
III. Ô CHỮ
 
 


Những gợi ý
 
01. Thiên Chúa nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Ápraham
và cho con cháu đến bao lâu? (Lc 1,55)
 
02. Bà Êlisabét nói với Đức Maria: “Em là người được chúc phúc hơn mọi người nào”? (Lc 1,42)
 
03. Chúa dẹp tan phường lòng trí thế nào? (Lc 1,51)
 
04. Ai đã thăm bà Êlisabét? (Lc 1,39)
 
05. Chúa độ trì ai, tôi tớ của Người ? (Lc 1,54)
 
06. Ai đã gọi Đức Maria là Thân Mẫu Chúa tôi? (Lc 1,43)
 
07. Ai đã làm cho Đức Maria biết bao điều cao cả? (Lc 1,49)
 
08. Khi nghe sứ thần nói bà Êlisabét có thai, Đức Maria lên đường thế nào để thăm bà chị họ? (Lc 1,39)
 
09. Khi nghe lời Đức Maria chào, bà Êlisabét được tràn đầy điều gì? (Lc 1,41)
 
10. Chúa nâng cao mọi kẻ gì? (Lc 1,52)
 
11. Bài ca "Ngợi Khen" còn được gọi là gì?
 
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
 
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
 
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.”
Tin Mừng thánh Luca 1,46b-47
 
 
Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
ĐỨC MẸ LA VANG
Tin Mừng thánh Luca 1,39-56
Ngày 15 tháng 8
 
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề 
Đức Mẹ La Vang
 
* Tin Mừng thánh Luca 1,46-47
 
"Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.”
 
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. b. Bà Êlisabét (Lc 1,39)
a2. c. Bà Êlisabét (Lc 1,43)
a3. a. Được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ (Lc 1,42)
a4. b. Phận nữ tỳ hèn mọn (Lc 1,48)
a5. d. Đấng Toàn Năng (Lc 1,49)
 
B. ĐỨC MẸ LA VANG
 
b01. c. Vua Cảnh Thịnh.
b02. d. Cả a, b và c đúng.
b03. d. Cả a, b và c đúng.
b04. b. Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.
b05. c. Năm 1798.
b06. b. Năm 1961.
b07. b. Giáo phận Huế.
b08. b. Ngày 22 tháng 8 năm 1961.
b09. a. Năm 1901.
b10. b. Dinh Cát.
 
III. Ô CHỮ
 
01. Muôn đời (Lc 1,55)
02. Phụ nữ (Lc 1,42)
03. Kiêu căng (Lc 1,51)
04. Maria (Lc 1,39)
05. Ítraen (Lc 1,54)
06. Êlisabét (Lc 1,43)
07. Đấng Toàn Năng  (Lc 1,49)
08. Vội vả (Lc 1,39)
 09. Thánh Thần (Lc 1,41)
10. Khiêm nhường (Lc 1,52)
11. Magnificat.
 
Hàng dọc : Đức Mẹ La Vang
 
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
(VUI HỌC THÁNH KINH 49 :
MẸ MARIA 1)
 
 
 
 
 
Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1798
 
Trong cơn bắt đạo tàn khốc dưới thời Vua Cảnh Thịnh, giáo dân khắp vùng đã chạy trốn đến La Vang. Năm 1798, khi nhiều người lâm vào cảnh khốn khó vì đức tin, Mẹ Maria đã hiện ra cùng họ để an ủi và hứa sẽ ban mọi ơn lành hồn xác cho những ai chạy đến La Vang cầu khẩn Mẹ.
La Vang nguyên gốc là Phường Lá Vằng, như được ghi trong địa bạ làng Cổ Vưu thiết lập thời Lê Triều. Cổ Vưu là một họ đạo thuộc giáo xứ Đinh Cát. Giáo xứ Đinh Cát được thành lập vào thế kỷ 17, nay đổi tiên là Trí Bưu, gần thị xã Quảng Trị.
Theo sử liệu, đồng bào lương giáo tại Cổ Vưu mưu sinh bằng nghề đi rừng (lấy gỗ, bẫy dã thú) và nghề nông. Để tăng gia diện tích canh tác, đồng bào Cổ Vưu phá một khu rừng để trồng khoai sắn và cấy lúa. Diện tích canh tác và hoa mầu gia tăng, một số người dựng lều tại khu tân khai này để coi hoa mầu khỏi bị thú rừng phá hoại. Khi diện tích khẩn hoang canh tác và người tới ngụ tại đó tăng thêm nhiều, dân cư xin đăng bộ nhập hộ, lập phường, mà vì tại đây có nhiều cây lá vằng, nên lấy tên là Phường Lá Vằng, sau đổi là La Vang.
 
Tranh Sự tích Mẹ La Vang
Theo nhiều tác phẩm về Đức Mẹ hiện ra tại La Vang thì năm 1798, cao điểm của biến cố hãi hùng đến với các tín hữu Công Giáo, nhiều người Công Giáo từ Cổ Vưu, Thạch Hãn… chạy vào ẩn ở La Vang, vì La Vang ở sâu trong rừng xanh núi hiểm. Trong khi lánh nạn, tối đến mọi người tụ nhau cầu nguyện, đọc Kinh Mân Côi. Một lần đang khi cầu nguyện, những người hiện diện bất chợt thấy trong hào quang rực rỡ một Người Nữ đẹp tuyệt vời, mặc áo choàng, hiện ra gần một đại thụ. Các Kitô hữu tại đây nhận ra Người Nữ này là Đức Mẹ Maria vì Người bồng Chúa Hài Đồng và có hai thiên thần cầm đèn tháp tùng. Đức Mẹ an ủi những người hiện diện và dạy họ bẻ lá cây quanh đó nấu uống sẽ được lành bệnh. Đức Mẹ cũng hứa bất cứ ai tới cầu nguyện tại đây sẽ được Đức Mẹ ban ơn phù hộ. Đức Mẹ hiện ra với các tín hữu tại đây nhiều lần trong thời gian này. Đồng bào đến ở La Vang ngày càng đông, và vào những lúc vua quan nới rộng việc bắt đạo, bà con đã dựng một nhà thờ nhỏ dâng kính Đức Mẹ tại nơi Đức Mẹ đã hiện ra.
Tiếc rằng sử liệu về Đức Mẹ hiện ra tại La Vang không được ghi chép đầy đủ, mà hầu hết là truyền khẩu, mãi về sau mới có những vị biết sự tích kể lại dưới hình thức những bài vãn (ca bình dân). Duới đây là bài Vãn La Vang trong tác phẩm Linh Địa La Vang của linh mục Xintanilaô Nguyễn Văn Ngọc:
“Trời sinh cái chốn lạ lùng.
Tự nhiên giữa núi nên cung Chúa Bà.
Truyền rằng: có một cây đa,
Mọc trên núi nọ gọi là La Vang.
Ngày thì hạc phụng dạo chơi,
Đêm thì hổ báo chầu nơi linh hoàng.
Chốn này linh ứng nghiêm trang,
Hai bên khe ruộng giữa làng La Vang...”
Những người địa phương đi làm rừng thường hay tới van vái tại cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra) ở Phường La Vang. Về sau họ nghe nói có Bà Linh Thiêng hiện ra tại đây, nên ba làng chung nhau đắp một cái nền vọng dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, họ dựng mái chùa tranh tại đây, nhưng không ổn, và phải nhượng lại cho giáo dân La Vang. Vì thế trong Vãn La Vang có đoạn:
“Bên lương chức dịch rộn ràng.
Đắp nền thờ vọng rào hàng xơ ly.
Chốn này linh ứng oai nghi.
Ngoại mình khấn vái điều gì cũng linh.
Dân thôn chớ khá nại tình.
Công lao khó nhọc thần linh phù trì.
Qua đây thì phải kiêng vì.
Chốn này linh ứng nhiều khi lạ lùng.
Những ai vào chốn sơn trung,
Hễ khi đến đó nguyện cùng được an.
Những người mót củi đốt than,
Cũng đều đến đó kêu van khẩn nài.”
“Dân ta chớ khá công nài.
Bứt tranh đốn củi để mai làm chùa.
Làm rồi khi ấy đi mua
Hương đèn lễ vật dọn chùa sửa sang.
Dọn ra Thần Phật hai hàng,
Lư hương bát nước nghiêm trang đề huề.
Làm rồi chức dịch mới về.
Nhơn dân lao khổ ê hề bấy lâu.
Về nhà nghỉ giấc canh thâu.
Tự nhiên mộng mị chiêm bao rập ràng.
Trên chùa Thần Phật rộn ràng.
Về bắt chức dịch mấy làng xôn xao.
Rằng Phật rằng Thần lao đao.
Có “Bà bên đạo” phép cao lạ lùng.
Bà vào Bà đánh tứ tung.
Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài.
Tiếng Bà thật đã linh oai.
Lư hương bát nước đền đài đều hư.
Chức làng thức dậy lao lư.
Hỏi nhau coi thử cũng như một điềm.
Sáng mai chức việc đi liền.
Kêu nhau coi thử sự thiềng làm sao.
Xét coi trong việc chiêm bao.
Hoặc hư hoặc thiệt thể nào cho yên.
Kéo nhau mới tới ngoài viên.
Thấy ngôi Thần Phật ngả nghiêng ngoài đường.
Kêu nhau khi ấy rộn ràng.
Kẻ khiêng người vác về làng cho mau.
Tưởng rằng Thần thánh linh mầu.
Đem về cúng tế bấy lâu nay tròn
Không hay Phật giả yên ngôn.
Tiếc vàng quang thiếp, tiếc son, tiếc dầu.
Linh Bà người hóa phép mầu.
Thôi thôi ta phải chạy mau về làng.
Cùng nhau bàn bạc rộn ràng.
Chùa này để cúng về đàng đạo nhơn.
Rỡ đi thì sợ người hờn.
Phá không dám phá thiệt hơn thế nào.
Tiếc công dân sự lao đao.
Ăn làm ba tháng lại hao của tiền.
Bây giờ Phật ở không yên.
Lo làm nơi khác tiêu miền xứ xa.”
Sau biến cố lạ lùng trên, các chức dịch sắc hào cả ba làng đồng thuận nhượng cúng đám đất và ngôi chùa tranh mới làm cho bên Công Giáo.
Tài liệu theo đức giám mục Hồ Ngọc Cẩn (giáo phận Bùi Chu) nói về biến cố tử đạo tại La Vang:
“Ngày 7 tháng 9 năm 1885, đoàn người theo đảng Văn Thân tàn sát và thiêu hủy nhà cửa các tín hữu Công Giáo họ Cổ Vưu. Ngày hôm sau, tức 8 tháng 9, 1885, họ kéo vào La Vang, nhưng dân cư đã chạy trốn lên núi, họ vơ vét tài sản, rồi phóng hỏa đốt hết nhà cửa, nhưng không dám đốt nhà thờ Đức Mẹ, vì họ nghe tiếng Đức Mẹ linh thiêng. Trưa ngày 9 tháng 9, 1885, một người theo đảng Văn Thân, tên Thơ, con ông Mẹo, thuộc xóm Bốc, làng Phú Long, đến La Vang. Y thấy nhà cửa của các tín hữu đã bị thiêu rụi, nhưng nhà thờ Đức Mẹ còn nguyên vẹn, y liền phóng hỏa đốt rồi bỏ đi.Nhưng không hiểu lý do gì, chiều hôm đó, nhóm Văn Thân, đã tàn sát giáo dân tại Cổ Vưu và đốt nhà cửa các tín hữu tại La Vang, kéo đến bao vây nhà ông Mẹo và đốt hết cả gia trang. Ông Mẹo, tên Thơ và vợ con y đều bị chết thiêu.”
 
“Ngày 12 tháng 9 năm 1885, một số giáo dân La Vang từ núi trở về, chẳng may ba mươi người bị quân Văn Thân chận bắt và thiêu sát. Trong số này, có ông tên Thoàn đứng ra xin đặc ân là được chết trên nền nhà thờ Đức Mẹ (nhà thờ đã bị đốt), quân Văn Thân thuận cho. Ông Thoàn và hai mươi chín bạn đồng đạo bị trói thiêu sống trên nền nhà thờ Đức Mẹ La Vang. Về sau, một số giáo dân La Vang kể lại rằng ít ngày sau khi nhà thờ Đức Mẹ LaVang bị đốt, các giáo dân ẩn trên núi gần đó thấy ban đêm tại nền nhà thờ đèn sáng trưng và nghe tiếng người cầu kinh. Nhà thờ bị đốt, nhưng bàn thờ và mấy chân đèn bằng gỗ chỉ cháy sém thôi.”
“Cuộc bách đạo chấm dứt. Giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ, và nhiều lần trùng tu. Ngày 22 tháng 8 năm 1961, thánh đường Đức Mẹ La Vang được Tòa Thánh nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Tại thánh đường Đức Mẹ La Vang, ngày 22 tháng 8 năm 1961, đức tổng giám mục Nguyễn Kim Điền, tổng giáo phận Huế, sau khi tuyên đọc Sắc Lệnh của Tòa Thánh nâng thánh đường Đức Mẹ La Vang lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường, ngài tuyên bố: ‘Kể từ nay, Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là Nhà của Mẹ, đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc.’”
Ngược dòng lịch sử, năm 1901, đức cha Lộc (Gaspar) đã ấn định: Bổn Mạng của thánh đườngLa Vang là Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu. Chúng ta nhớ năm 1571, Đức Piô V lập lễ kính Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu vào ngày 24 tháng 5 hằng năm, và thêm vào Kinh Cầu Đức Bà lời nguyện: “Đức Bà phù hộ các giáo hữu, (xin cầu cho chúng con)”.
 
Kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang (1798 – 1998)
 
Tượng Mẹ La Vang mang dấu ấn Việt Nam (bằng vôi)
 
Tượng Mẹ La Vang bằng đá quý được làm phép năm 2011
Nhiều mẫu tượng ảnh Đức Mẹ La Vang được nhiều điêu khắc gia và họa sĩ sáng tác, nhưng năm 1901, giáo quyền Việt Nam đã chính thức chọn hình tượng Đức Mẹ đứng trên mây, hai tay nâng Chúa Hài Đồng đứng trên trái cầu; Đức Mẹ mặc áo gấm thêu, phảng phất mầu sắc Á Đông. Về sau, nhiều điêu khắc gia và họa sĩ sáng tác tượng và ảnh Đức Mẹ La Vang hoàn toàn Việt Nam, Đức Mẹ mặc y phục Việt Nam, có khăn choàng đầu và trên đầu có vương miện, đang bồng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ mang hài mũi cong và đứng trên trái cầu.
Ngày nay, Mẹ La Vang đã được nhiều người biết đến, trở thánh trung tâm hành hương của GHCGVN. Những ơn lạ mà Mẹ La Vang đã ban ơn cho chúng con làm sao kể hết. Hằng năm, vào giữa tháng 8, đông đảo khách hành hương về bên Mẹ La Vang để tạ ơn và cầu xin ơn Mẹ; cứ 3 năm thì tổ chức Đại Hội La Vang một lần.
thanhlinh.net
 Tags: vhtk tháng 8

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây