TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Của Cesar trả về cho Cesar

Thứ hai - 03/06/2024 05:38 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   374
Trả về đúng ý nghĩa của sự vật.
Của Cesar trả về cho Cesar
Của Cesar trả về cho Cesar



 Câu nói của Chúa Giêsu nổi tiếng cho nhiều vấn đề của ngày hôm nay, khi người ta áp dụng: “Của Cesar trả về cho Cesar, của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa” (Mt 22, 21).

Trả về đúng ý nghĩa của sự vật.
Hiện tượng sử dụng tài nguyên môi trường thường rơi vao tay nhóm lợi ích, chỉ ít người được hưởng mà nhiều người phải gánh chịu, tạo nên sự bất công trầm trọng trong xã hội.
Có những điều ảo tưởng mà vật chất mang lại. Người ta bị ảo tưởng khi chiếm hữu nhiều của cải, nhưng bao nhiêu là đủ, trong khi điều cần thiết để sống lại rất ít. Người ta chất cho đầy lòng tham, nhưng lòng tham bao nhiêu là đủ vì lòng tham không đáy.

Theo WB (World bank) và UN (Liên Hiệp Quốc) thống kê chỉ cần lấy về 1% tiền tham nhũng từ các nước phát triển giao động từ 20 – 40 tỳ USD, đủ tiêm chủng cho 8 triệu trẻ em, hoặc  nửa triệu người có nước sạch cả năm hay chữa cho 1, 2 triệu người HIV. Chính con số thống kê này, sáng kiến StAR (Stolen Asset Recovery - thu hồi tài sản bị đánh cắp, trả về) cho nợ nần quốc gia, từ tay kẻ tham nhũng gửi vào nhà băng ở nước ngoài. Ăn cắp từ tay những người nghèo chiếc bánh cần để sống qua ngày, là điều không thể chấp nhận được. Nguyên tắc này áp dụng: “Của César trả về cho Cesar”.

Hệ thống cân bằng sinh thái bị phá vỡ do khai thác tài nguyên quá mức. Thiên nhiên như một căn nhà dành cho con người ở và sinh sống nay bị coi như là nguyên liệu đem ra sử dụng, chế biến thật nguy hiểm.  Môi sinh bị đảo lộn, thiệt hại ngày càng  nhiều, nhất là khu vực miền trung Việt Nam. Hằng năm phải gánh chịu những cơn lũ do nhân tai, hạn hán cũng do nhân tai.  Ô nhiễm không khí, môi trường, nước thải, rác thải… Càng  gia tăng hưởng thụ và tiêu thụ  nhiều, khai thác tài nguyên môi trường càng trở nên cạn kiệt.
Trả về đúng nghĩa phẩm giá con người.

Con người được đặt làm chủ, chứ không phải là tôi tớ cho của cải, vật chất. Vì lo gia tăng vật chất của cải, con người đánh mất chính mình ở trong đó. Từ vai trò làm chủ, con người trở nên nô lệ cho của cải, vật chất, sẵn sàng ăn thua với nhau, chạy đua vũ trang, xem nhau như kẻ thù, hận thù, báo oán,.. để giành cho mình mối lợi về vật chất. Con người sống với nhau không còn tình người chỉ còn hơn nhau về số lượng tài sản nắm giữ.

Vai trò của con người sống là quan tâm đến giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị thiêng liêng. Những giá trị cốt lõi của con người. bị vứt bỏ để chạy theo sự giàu có và khoe khoang sự giàu có của mình trên các phương tiện thông tin như một sự thành đạt trong cuộc đời. Ngày xưa quan tâm đến linh hồn, ngày nay quan tâm nhiều để thể xác. Cái thể xác càng quan tâm nhiều lại càng ít quan tâm đến phần hồn.

Con người dường như đang lạc mất ngay trong chính mình, không biết đâu là giá trị thật và giá trị ảo. Con người có hồn và xác, muốn lo cho phần hồn thì cần nhờ đến Thiên Chúa trợ lực, con người không tự mình vươn lên tới trời cao mà không cần có Thiên Chúa được. Trả về cho Thiên Chúa, phần hồn do chính Thiên Chúa dựng nên, con người cần quy hướng về Thiên Chúa như chiều đứng của con người.

Trả về cho Thiên Chúa với những gì Thiên Chúa đã ban tặng cho con người khi tác thành và cứu độ con người, đó là tình yêu. Thiên Chúa đã yêu thương con người với tình yêu tha thứ tuyệt đối, nhưng con người lại không sống luật tình yêu. Con người vẫn nuôi lòng hận thù, ghen ghét, thù oán, tranh giành, đố kỵ… Con người vẫn chỉ sống ích kỷ, thiếu cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

Con người mắc nợ trần thế này với những gì cần trả về cho thiên nhiên, môi trường, tài nguyên đúng nghĩa của nó. Con người vẫn mắc nợ với nhau trong nghĩa của tình thương, và cần trả về cho Thiên Chúa phần hồn đời mình đã được Ngài tác tạo.
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây