TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm B

“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”. (Mc 12, 38-44)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Đức khiêm nhường

Thứ bảy - 08/01/2022 08:59 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   730
Khiêm nhường giống như nước. Nước ở đâu cũng mềm mai, ở đâu cũng thích nghi, không cầu kỳ, đơn giản nhưng hữu hiệu khi dùng.
CBaptismOfLordVs
CBaptismOfLordVs

Đức khiêm nhường


 Khiêm nhường giống như nước. Nước ở đâu cũng mềm mai, ở đâu cũng thích nghi, không cầu kỳ, đơn giản nhưng hữu hiệu khi dùng. Nước giống như người khiêm nhường, biết mình là ai ở đâu, không quan trọng, chỉ biết việc mình phải làm, bổn phận cần chu toàn.

Gioan Tẩy Giả biết mình chỉ là tiếng hô trong hoang địa, người dọn đường cho Đấng đến sau. Và Đấng Kitô cũng đến lãnh nhận phép rửa của Gioan, Gioan nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! Nhưng Đức Giê-su trả lời: Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (Mt 3, 14 – 15).
Người khiêm nhường giống như “biển cả sở dĩ làm vua các sông ngòi vì biển ở thấp”. Thấp không phải vì bất tài, vô dụng. Ở thấp để có thể đón nhận tất cả, nếu họ biết buông mình, ở chỗ cao họ cũng biết đón nhận người khác, như chính Chúa đón nhận hết mọi người.

Người khiêm nhường biết cúi xuống với người nghèo khó, sống sẻ chia với người đau khổ. Thông cảm với người yếu đuối. Họ biết không là ai, nếu không có Chúa ban ơn cho họ. Người ta từ mọi tầng lớp tìm đến Gioan để chịu phép rửa và lãnh nhận lời khuyên “Tôi phải làm gì?”

Người khiêm nhường thường sống thanh đạm. Không cầu kỳ, xa hoa, sống đơn giản, dễ gần. Chúa Giêsu đến như “Chim có tổ chồn có hang, con người không chỗ gối đàu” (Lc 9, 58).

Người khiêm nhường giống như nước, khi tĩnh lặng, khi mạnh mẽ. Với Thánh Gioan khi hiền lành, nhưng vẫn một lời đanh thép: “Cái riù đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quăng vào lửa.” (Mt 3, 10). Với Chúa Giêsu khi bênh vực cho người nghèo, chữa bệnh cho người đau khổ, tha tội cho người tội nhân vẫn can đảm đương đầu với kẻ âm mưu sát hại mình, bằng những lời mạnh mẽ: "Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” (Mc 3, 4).

Khiêm nhường không có nghĩa là nhu nhược, khiêm nhường để chiến thắng lòng kiêu căng, làm chủ cảm xúc, kiểm soát được chính mình. Người khiêm nhường luôn bênh vực cho lẽ phải, bảo vệ cho người thấp kém.
Hãy có lòng khiêm nhường! Ở đó tâm hồn sẽ rộng mở và niềm vui được đổ tràn, Vì Chúa được lớn lên và tôi thì nhỏ lại.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây