Người Kitô hữu Việt Nam có nguồn gốc văn hoá chung với dân tộc. một dân tộc đón nhận rất nhiều ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo.
Học thuyết của Khổng giáo luôn thiên về thực tiễn và lấy Đạo “Nhân” làm chủ yếu. Phật giáo cũng lấy chữ hiếu làm đầu.vài nét chấm phá về chữ hiếu.
Nhân, là lòng thương yêu rộng lớn, bao trùm cả vạn vật. Người có đạo Nhân là người hết mực thương yêu bắt nguồn từ gia đình. Theo lẽ thường gia đình có cha mẹ, anh chị em, người ta cần kính yêu rồi đến người ngoài mới có lòng dung thứ, từ ái được. Do đó, phần hiếu đễ, lễ nhạc có vai trò rất quan trọng trong Nho giáo, được Đức khổng Tử giảng dạy cho thầy Tăng Sâm, phần này về sau thành sách Hiếu Kinh, đời Hán liệt nó vào cuốn thứ bảy, sau Thi, Thư, Lễ, Nhạc, kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.
Hiếu được đặt thành Kinh, cho thấy việc hiếu vô cùng trọng đại, Hiếu không chỉ là “Tận tâm kính dưỡng phụ mẫu”. Hiếu còn có nghĩa rộng hơn đối với cha mẹ lúc còn sống cũng như đã qua đời. Đối với người Kitô hữu, chữ Hiếu con mở rọng ra tới chân trời của Thiên Chúa, và đó là huấn lệnh của Người được ghi chép trong điều thứ tư của bản “Mười Điều Răn”. Sách Giáo Lý toàn cầu số 2197 dạy rằng :“Điều răn thứ tư mở đầu phần 2 của Thập Giới, ấn định trật tự của Đức Ái. Thiên Chúa muốn rằng sau Người chúng ta phải tôn kính cha mẹ, vì đã sinh thành dưỡng dục, và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa. Chúng ta cũng phải tôn kính những người được Thiên Chúa trao quyền hành để mưu ích cho chúng ta”.
Đức Phật thì cầu mong cho người con có hiếu được sống lâu: "Mong rằng, nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng nó được che chở lâu dài!" (Tăng chi II, 106). Sống lâu trường thọ là một mối phúc.
Người con có Hiếu thì được sống lâu và trường thọ, sách Huấn ca cho thấy rõ hơn sự chúc phúc của Thiên Chúa đối với họ “Ai tôn vinh cha thì sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3, 6). Sách Xuất hành cũng dạy: “Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12).
L.m Giuse Hoiàng Kim Toan