TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Không phi lý

Thứ năm - 02/09/2021 05:43 | Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa |   847
Tin Mừng tường thuật việc Chúa Giêsu ân thưởng cho Simon (Phêrô) một mẻ cá lạ lùng chất năng hai thuyền gần chìm, rồi sau đó Người mời gọi Simôn đi chài lưới người (x.Lc 5,1-11).
Không phi lý

KHÔNG PHI LÝ

Tín hữu Kitô vốn quen thuộc câu chuyện Tin Mừng tường thuật việc Chúa Giêsu ân thưởng cho Simon (Phêrô) một mẻ cá lạ lùng chất năng hai thuyền gần chìm, rồi sau đó Người mời gọi Simôn đi chài lưới người (x.Lc 5,1-11). Bản thân đã từng nghe khuyên dạy rằng hãy vâng nghe Lời Chúa ngay cả trong những điều xem ra là phi lý hay nghịch lý.

Dù cho ngư dân thường đánh cá ban đêm để thu hoạch nhiều hơn qua việc lợi dụng màn đêm rồi thắp đèn, giăng điện để tụ cá lại mà đánh, tuy nhiên việc đánh cá ban ngày vẫn có và còn đó. Chúa Giêsu không truyền dạy Simon làm một điều nghịch thường hay phi lý. Người biểu Simon thực hiện một điều đáng làm và nên làm trong một hoàn cảnh không thuận lợi mà thôi. Chính trong hoàn cảnh không thuận lợi mà chúng ta vẫn nỗ lực thực thi ý Chúa thì chắc chắn Chúa sẽ phù trợ và bổ sức cho chúng ta. Hoàn cảnh dịch bệnh này có thể nói là những tháng ngày không thuận lợi nhiều mặt, chúng ta có nghe Chúa truyền dạy phải làm những gì cần làm mà dĩ nhiên cần có sự cố gắng, nỗ lực hơn bình thường?

Một chi tiết mà Tin Mừng tường thuật đó là câu trả lời của Simon: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc 5,5). Đặt giả thiết nếu như đêm qua Simon đã thu được mẻ cá đủ đầy rồi thì ông sẽ trả lời với Chúa Giêsu ra sao? Rất có thể, ông nói: “Thưa Thầy, cá đủ đầy rồi, đi thả lưới ban ngày làm gì cho thêm nhọc công”. Sự việc Simon vâng nghe lời Chúa Giêsu cũng có thể là vì đêm qua đã trắng tay.

Một hiện thực trong kiếp nhân sinh là khi thành công hoặc đủ đầy tiện nghi, của cải, chức quyền thì người ta ít biết lắng nghe (lắng nghe điều hay lẽ phải) hơn là khi gặp nghịch cảnh, khi thất bại hay tay trắng. Dĩ nhiên Thiên Chúa không bao giờ trực tiếp gửi nghịch cảnh cho con người, nhưng Người lại để cho nó xảy đến cách này cách khác để qua đó thanh luyện con người và nhất là để con người tập biết lắng nghe. Không biết đúng sai ra sao nhưng đã có đó nhận định rằng nhiều vị lãnh đạo xã hội đã biết lắng nghe hơn sau khi đã cách nào đó “thất bại” trong cung cách hành xử của mình trước cơn đại dịch Côvid 19 này. Nếu thế thì thật đáng mừng, vì dù muộn vẫn còn hơn không. Còn các vị lãnh đạo trong Giáo hội thì sao? Biết lắng nghe chính là động thái nền tảng của người sống dưới tác động của Thần Khí. Thiên Chúa không bào giờ truyền dạy làm điều phi lý nhưng Người dạy chúng ta phải thực thi điều chính đáng, phải đạo không chỉ khi thuận lợi mà nhất là lúc đang gặp nghịch cảnh. Vì khi ấy chúng ta mới dễ nhận ra tình yêu và quyền năng của Người.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây