TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

TẢN MẠN VỀ “LỄ HỘI”

Thứ năm - 27/05/2021 06:53 | Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa |   894

TẢN MẠN VỀ “LỄ HỘI”
(Nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo)


Trong dịp Hội Nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vừa qua tại Tổng Giáo phận Sài Gòn từ ngày 12 đến ngày 16/10/2020, khi trả lời một cuộc phỏng vấn Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng đã nói: “Việc tổ chức các cuộc lễ mang tính hoành tráng quá, lễ hội quá, hình thức bên ngoài quá trong khi không chú tâm đến đời sống thiêng liêng trong sâu thẳm của tâm hồn cũng như sự hiểu biết giáo lý, Lời Chúa cho sâu sắc hơn, cho đến nay thì có thể nói còn sơ sài. Và như vậy thì rất khó mà sống đức tin của mình cũng như loan báo Tin Mừng”.

Chúng con ghi khắc nhận định của Đức Cha. Chúng con thấy rằng hầu hết các cuộc lễ “hoành tráng” như Đức Cha đề cập thì thường là do các đấng bậc cao trọng chủ sự. Và giá như các Đức Cha ra lệnh cho các linh mục và quý Hội đồng giáo xứ rằng trong các cuộc lễ lớn như cử hành Bí tích Thêm Sức, lễ làm phép khánh thành Nhà thờ, nhà giáo lý, đặt viên đá xây dựng… phải hạn chế việc tổ chức tiếp đón, rước xách, tiệc tùng thì chắn chắn quý cha và quý hội đồng sẽ vâng lời. Từ đó hẳn nhiên các linh mục cũng sẽ biết tự hạn chế việc tổ chức mừng lễ quan thầy, mừng kỷ niệm 10 năm, 20 năm, ngân khánh hay kim khánh của mình cách “rầm rộ”, “hoành tráng”. Và rồi trong các cuộc lễ lớn của chu kỳ Phụng vụ như Phục Sinh, Giáng Sinh… các ngài sẽ biết giúp các tín hữu chú tâm hơn đến ý nghĩa của các mầu nhiệm được cử hành hơn là các hình thức rước xách hay việc trang hoàng bên ngoài. Dù rằng các tổ chức bên ngoài là không thể thiếu nhưng chúng không phải là điều chính yếu.

Rất có thể ở đâu hình thức “lễ hội” đi lên thì công cuộc loan báo Tin mừng đi xuống? Lịch sử cho thấy việc truyền giáo và “chủ nghĩa hoành tráng” (triomphalisme) dường như khó mà song hành. Thiết tưởng rằng Giáo hội phải khiêm nhu và khó nghèo hơn như Thầy Chí Thánh Giêsu thì sứ điệp Tin Mừng mới dễ dàng đi vào lòng anh em lương dân và bà con khác đạo. “Chim có tổ, chồn có hang, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Lc 9,58).

 

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây