TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Hội thảo Mục vụ Di dân 2022

Thứ tư - 28/09/2022 04:30 | Tác giả bài viết: Minh Hải |   775
Hội thảo Mục vụ Di dân 2022 (MVDD) với nhiều vấn đề về di dân và đặc biệt với nội dung “Nhìn lại thực trạng mục vụ di dân” đã được tổ chức tại Tòa Giám Mục Nha Trang từ ngày 27 đến 29.9.
Hội thảo Mục vụ Di dân 2022

HỘI THẢO MỤC VỤ DI DÂN 2022:
NHÌN LẠI THỰC TRẠNG MỤC VỤ DI DÂN

WHĐ (28.9.2022) - Hội thảo Mục vụ Di dân 2022 (MVDD) với nhiều vấn đề về di dân và đặc biệt với nội dung “Nhìn lại thực trạng mục vụ di dân” đã được tổ chức tại Tòa Giám Mục Nha Trang từ ngày 27 đến 29.9.

Hàng năm Ủy Ban Mục Vụ Di Dân đều tổ chức hội thảo để cùng trao đổi tìm ra những phương cách MVDD gần gũi, sát với tình hình thực tế nhất nhưng hai năm vừa qua phải tạm hoãn tổ chức vì lý do dịch bệnh. Năm nay Uỷ Ban Mục vụ Di dân đã bước vào khai mạc Hội thảo vào 15g ngày 27.9 tại Tòa Giám Mục Nha Trang với hơn 40 linh mục đặc trách hoặc gắn bó với Ban Di Dân đến từ các giáo phận, dòng tu trên khắp cả nước. Hội nghị chính thức làm việc vào chiều thứ ba 27.9 và kết thúc vào trưa thứ 5 29.9.2022. Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Chủ Tịch Ủy Ban MVDD đã chủ trì Hội thảo. Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ - Chánh văn phòng HĐGM, Tổng thư ký Ủy ban MVDD điều phối hội thảo. Trong lời chào mừng khai mạc hướng về mục đích của công việc mục vụ cho người di dân, Đức cha Louis nhấn mạnh: “Chúng ta sống trong một thế giới với ba nét đặc trưng. Thứ nhất là tính di động của cộng đồng nhân loại hôm nay. Thứ hai sống trong một nền văn minh kỹ thuật số, thành quả của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến chúng ta từng giây phút. Chúng ta nhìn lại nhân loại chịu tác động ra sao. Thứ ba người trẻ vô cùng dễ bị tổn thương, nhất là trẻ nhỏ, phái yếu… Do đó, Giáo hội địa phương trong công tác mục vụ di dân là quan tâm đến các đối tượng di động này, yếu đuối này. Đó là người nghèo lao động xa quê không thể định cư thường xuyên một nơi nào. Mình là mục tử của Giáo hội phải có trách nhiệm đồng hành chăm sóc, chăn chiên gầy, chiên lạc… Di dân mỗi nơi mỗi khác. Cho nên rút ra những bài học, góp ý giúp đỡ lẫn nhau, hiệp thông cầu nguyện cho nhau… trong đời sống mục vụ chính là mục đích cho cuộc gặp gỡ này”.

Buổi hội thảo bước vào phần nội dung với những trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, góp ý và lượng giá quá trình áp dụng Cẩm nang Hướng dẫn Mục vụ Di dân. Về bản Hướng dẫn Mục vụ Di dân đây là bản hướng dẫn đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam phê chuẩn 2017 và được xem như cuốn cẩm nang vừa giúp cho các linh mục thi hành sứ vụ vừa giúp các tín hữu thực hành bổn phận đức tin. Bản Hướng dẫn Mục vụ Di dân ban đầu đã được thử nghiệm trong thời hạn 2 năm, từ ngày tháng 11.2017 đến tháng 11.2019 nhưng sau đó gia hạn thử nghiệm thêm đến nay. Dự kiến sau thời gian thử nghiệm sẽ hoàn thiện để trình HĐGM ban hành chính thức. Hội nghị MVDD 2019 đã tiếp tục bổ sung Văn bản này dựa trên những phản hồi, thử nghiệm thực tế và đã được tiếp tục phê chuẩn thử nghiệm trong 3 năm tiếp sau đó.


 


Trong khuôn khổ thời gian của phần đầu tiên của Hội thảo khi nhìn lại Cẩm nang xem lại tình hình áp dụng vào thực tế đã có nhiều góp ý kiến đóng góp. Nhìn chung, nỗi trăn trở của các linh mục đặc trách di dân là làm cách nào tạo thành mạng lưới liên lạc giữa 27 giáo phận trong MVDD. Ghi nhận có nhiều ý kiến bày tỏ sự bất cập trong quá trình thực hiện Cẩm nang Hướng dẫn Mục vụ Di dân vì chưa có sự đồng thuận rộng khắp theo Cẩm nang. Cha Giuse Đào Nguyên Vũ cũng bày tỏ mong ước: “Anh em linh mục đồng thuận với nhau để tạo điều kiện tốt nhất cho người di dân và sẽ mục vụ tốt cả cho người lao động Việt Nam ở các nước. Giáo hội chuyển động càng gặp gỡ càng có mối dây liên kết hữu ích”. Và cha Giuse cũng góp ý cần ghi thêm phần giáo luật quy định trong Hướng dẫn MVDD để các cha dễ theo dõi. “Mục vụ di dân xuất phát từ tấm lòng người mục tử nếu mục tử đủ lòng thương thì mọi chuyện rất đơn giản” – cha Giuse chia sẻ thêm. Đúc kết lại, Đức cha Chủ tịch cho rằng: “Cái chúng ta cần là qui chế có tính lập pháp nên chúng ta cần hoàn thiện bản hướng dẫn. Cái các cha cần nhất là sự ngắn gọn và thành quy định. Mong có nhiều góp ý để có thể thống nhất trong Hội đồng Giám mục. Các Đức cha, các linh mục sẽ đọc kỹ và bỏ phiếu để hình thành quy chế. Và xin luôn nhớ bổn phận lo cho di dân xuất cư, nhập cư, giúp đỡ và chăm sóc họ thay vì đòi hỏi…”. Trách nhiệm mục vụ di dân huấn luyện mục vụ di dân cũng được các tham dự viên sôi nổi chia sẻ suy tư và kinh nghiệm.

 


Ngày Hội thảo đầu tiên kết thúc với thánh lễ khai mạc diễn ra lúc 20g, do Đức cha Louis chủ tế. Ngài cầu xin Chúa luôn đồng hành với mỗi người trong sứ vụ, nhất là những ngày hội nghị diễn ra. Trong hai ngày còn lại của Hội thảo sẽ có các đề tài cụ thể được các tham dự viên đăng ký chuẩn bị trước trình bày.

Đề tài 1: Huấn quyền và thần học về di dân do cô Naoko Maruyama điều phối viên Vùng-Phân bộ Di dân Tòa Thánh trình bày.

Đề tài 2: Vấn nạn và thực trạng di cư do cha Giuse Nguyễn Tiến Khiêm, Cs và ông Trần Thanh Lương, Chủ tịch TGĐ Tập đoàn TIC trình bày.

Đề tài 3: Hiệp hành với anh chị em di dân được trực tuyến với anh chị em di dân tại hải ngoại (Tokyo, Bangkok, Kuala Lumpur, Seoul). Và phần mục vụ ngoại kiều tại Việt Nam (Tiếng Pháp, tiếng Anh, Cộng đoàn Hàn Quốc).

Đề tài 4: Thách thức và hi vọng với trình bày của PGS.TS Giuse Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng viện nghiên cứu Social Life với bài nói chuyện về Di dân nội địa. Ông Giuse Lê Văn Khánh, TGĐ Tập đoàn vệ sỹ Hoàng Bảo Long trình bày bài về Văn hóa di dân.

Cuối cùng đề tài 5 là Hội thánh Hiệp hành với bài Giáo luật về Hôn Phối do cha G.B Lê Ngọc Dũng thuyết trình.

Minh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây