TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Sứ điệp ĐTC gửi Đại hội Thánh Mẫu

Thứ tư - 08/09/2021 19:05 | Tác giả bài viết: |   1072
Ngày 8/9/2021 Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp cho các tham dự viên Đại hội Thánh Mẫu học quốc tế lần thứ 25 do Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu Quốc tế tổ chức
Sứ điệp ĐTC gửi Đại hội Thánh Mẫu

ĐTC Phanxicô: Mẹ Maria dạy lắng nghe tiếng nói của người bị quên lãng

Ngày 8/9/2021 Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp cho các tham dự viên Đại hội Thánh Mẫu học quốc tế lần thứ 25 do Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu Quốc tế tổ chức trực tuyến từ ngày 8-11/9/2021. Ngài mời gọi các Kitô hữu tìm thấy niềm an ủi và hy vọng nơi Đức Trinh Nữ Maria và Con của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô.

Mẹ của những người bị quên lãng

Mở đầu sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc nhớ tiếng kêu thầm lặng của bao anh chị em đang gặp khó khăn do đại dịch, và ngài nhận định: “Trong vẻ đẹp của việc bước theo Tin Mừng và phục vụ lợi ích chung cho nhân loại và hành tinh, Đức Maria luôn dạy lắng nghe những tiếng nói này và chính Mẹ đã trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói để ‘sinh ra một thế giới mới, nơi tất cả chúng ta đều là anh em, ở đó hãy có chỗ cho mọi phần tử bị vứt bỏ trong xã hội của chúng ta’” (Fratelli tutti, 278).

Tiếp đến Đức Thánh Cha đề cao Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu học, với 60 năm hoạt động, điều phối và quy tụ các học giả về Thánh Mẫu học từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là thông qua việc tổ chức các Đại hội Quốc tế về Thánh Mẫu học. “Các Đại hội này ‘là một bằng chứng rõ ràng rằng Thánh Mẫu học là sự hiện diện cần thiết của cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa, có khả năng nuôi dưỡng tình huynh đệ và hòa bình” (Diễn văn trước các Học viện Giáo hoàng, ngày 4 tháng 12 năm 2019).

Mẹ của mọi người; người phụ nữ của mọi thời đại

Đức Thánh Cha giải thích thêm: “Chúng ta biết rằng ‘thần học và văn hóa được Kitô giáo truyền cảm hứng đã sống đúng với sứ mạng khi họ biết sống cách can đảm và trung thành nơi biên cương” (Veritatis gaudium, 5). Và trên các biên cương, Mẹ của Chúa có một sự hiện diện cụ thể: Mẹ là Mẹ của tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc hay quốc gia. Do đó, hình tượng Đức Mẹ trở thành một điểm quy chiếu cho một nền văn hóa có khả năng vượt qua những rào cản có thể tạo ra sự chia rẽ. Do đó, trên con đường của nền văn hóa huynh đệ này, Chúa Thánh Thần kêu gọi chúng ta đón nhận một lần nữa dấu chỉ của niềm an ủi và niềm hy vọng chắc chắn mang tên, khuôn mặt và trái tim của Đức Maria, người phụ nữ, người môn đệ, người mẹ và người bạn. Chính trên con đường này, Chúa Thánh Linh tiếp tục nói với chúng ta ‘rằng thời đại chúng ta đang sống là thời đại của Đức Maria’ (Diễn văn trước Phân khoa Thần học Giáo hoàng “Marianum”, ngày 20 tháng 10 năm 2020).

Mẹ Maria mang lấy Lời Chúa

Cuối cùng nhắc lại ý tưởng của Đức Biển Đức XVI, Đức Maria ở trong Lời Chúa: Mẹ nói và suy nghĩ với Lời Chúa… Ý tưởng của Mẹ phù hợp với ý Thiên Chúa, ý muốn của mẹ là muốn cùng Thiên Chúa” (Verbum Domini, 27-28), Đức Thánh Cha nhận định rằng chính những Lời này đã nuôi dưỡng lòng đạo đức bình dân, vốn được đúc kết một cách tự nhiên nơi Đức Mẹ, diễn tả và truyền tải “đời sống thần học hiện diện trong lòng đạo đức của các dân tộc Kitô giáo, đặc biệt là ở những người nghèo […]; một đời sống thần học được sinh động bởi tác động của Chúa Thánh Thần [...], hoa trái của Tin Mừng hội nhập văn hóa” (Evangelii Gaudium, 125-126). (CSR_6022_2021).

Hồng Thủy - Vatican News

 Tags: sứ điệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây