TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Sứ điệp ĐTC gửi Hội nghị Địa Trung Hải

Thứ bảy - 03/12/2022 08:10 | Tác giả bài viết: |   651
Hội nghị Đối thoại Địa Trung Hải diễn ra tại Roma từ ngày 01 đến 03/12/2022 được tổ chức bởi Bộ Ngoại giao Ý.
Sứ điệp ĐTC gửi Hội nghị Địa Trung Hải

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Hội nghị Đối thoại Địa Trung Hải

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp đến Hội nghị Đối thoại Địa Trung Hải lần thứ VIII, kêu gọi các tham dự viên đưa ra các giải pháp chung để giải quyết vấn đề di cư.

Hội nghị Đối thoại Địa Trung Hải diễn ra tại Roma từ ngày 01 đến 03/12/2022 được tổ chức bởi Bộ Ngoại giao Ý. Sự kiện quy tụ đại diện các chính trị gia, các nhà phân tích, xã hội, kinh tế và giới truyền thông, nhằm thúc đẩy các chính sách chung ở khu vực Địa Trung Hải.

Trong sứ điệp, trước hết Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Địa Trung Hải có tiềm năng lớn trong việc kết nối ba lục địa: châu Phi, châu Á và châu Âu, là nơi có nhiều cơ hội để gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ và hợp tác. Vì thế, từ Địa Trung Hải, ngoài các tương quan kinh tế  hướng đến công bằng, chúng ta có thể tái xây dựng tình huynh đệ, sự phát triển, các tương quan con người, trong đó có tương quan với người di cư.

Đức Thánh Cha ca ngợi mục tiêu của Hội nghị “phục hồi tính trung tâm của Địa Trung Hải, thông qua các cuộc thảo luận về một chương trình nghị sự đặc biệt phong phú về các chủ đề, bao gồm từ các vấn đề địa chính trị và an ninh, đến việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trước thách đố của di cư, khủng hoảng khí hậu và môi trường.”

Ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ucraina, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng cuộc chiến đang gây ra những hậu quả to lớn ở các nước Bắc Phi, vốn phụ thuộc 80% vào lúa mì từ Ucraina hoặc Nga.  Cuộc khủng hoảng này thôi thúc chúng ta xem xét tổng thể tình hình thực tế từ góc độ toàn cầu, cũng như những tác động toàn cầu của nó. Vì vậy, cũng giống như không thể nghĩ đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng mà không nói đến vấn đề chính trị, không thể đồng thời giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực mà lại bỏ qua các cuộc xung đột, hay cuộc khủng hoảng khí hậu mà không tính đến vấn đề di cư, hoặc giải cứu các nền kinh tế mong manh nhất hoặc bảo vệ các quyền tự do cơ bản. Cũng không thể nói đến sự đau khổ của con người mà không đề cập đến cuộc khủng hoảng xã hội, trong đó, vì lợi ích kinh tế hoặc chính trị, giá trị của con người bị hạ thấp và các quyền con người bị chà đạp.

Theo Đức Thánh Cha cần phải ý thức rằng các vấn đề đạo đức-xã hội không thể tách rời khỏi nhiều tình huống khủng hoảng địa chính trị cũng như các vấn đề môi trường. Theo nghĩa này, ý tưởng giải quyết các vấn đề riêng lẻ theo cách của từng lãnh vực, riêng biệt và không phụ thuộc vào những vấn đề khác là một suy nghĩ sai lầm. Bởi vì sẽ có nguy cơ đưa đến những giải pháp cục bộ, khiếm khuyết, không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến chúng trở thành mãn tính.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc không thể tìm ra các giải pháp chung cho sự di chuyển của con người trong khu vực sẽ tiếp tục dẫn đến thiệt hại về nhân mạng, là điều không thể chấp nhận được, đặc biệt ở Địa Trung Hải. Việc di cư là cần thiết cho sự thịnh vượng của khu vực này và không thể dừng lại. Do đó, lợi ích của tất cả các bên là tìm ra một giải pháp bao gồm các khía cạnh khác nhau và các yêu cầu phù hợp, có lợi cho tất cả mọi người, đảm bảo cả phẩm giá con người và sự thịnh vượng chung. (CSR_5147_2022).

Ngọc Yến - Vatican News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây