TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

BÀI 50 VĂN HOÁ ỨNG XỬ

Thứ hai - 19/09/2022 06:54 | Tác giả bài viết: LM ĐAN VINH – HHTM |   615
anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,38).
BÀI 50 VĂN HOÁ ỨNG XỬ
BÀI 50
VĂN HOÁ ỨNG XỬ - TRỞ THÀNH NGƯỜI TỬ TẾ
 
1. LỜI CHÚA : Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,38).
2. CÂU CHUYỆN : THĂNG CHỨC VƯỢT CẤP NHỜ BIẾT ỨNG XỬ TỬ TẾ

Hoàng đế NAPOLEON



Một hôm hoàng đế NA-PÔ-LÊ-ÔNG đem theo viên sĩ quan cận vệ vào một nhà hàng nọ. Vì không muốn cho người khác nhận ra thân phận vua của mình, nên hoàng đế và viên sĩ quan cải trang thành hai thường dân. Sau khi đã ăn xong, chủ nhà hàng đến tính tiền, tổng cộng số tiền phải trả là 14 quan. Viên sĩ quan mở chiếc cặp xách tay lấy tiền, bỗng ông tái mặt khi không tìm thấy đồng tiền nào trong đó cả ! Thấy thế, Na-po-lê-ông hiểu ý, ông nói nhỏ với viên sĩ quan : “Đừng lo, để ta trả cho”, nói rồi vua móc túi lấy ví tiền, nhưng sờ túi trên túi dưới, túi trước túi sau, vẫn không tìm thấy chiếc ví vẫn mang theo người đâu cả ! Trước tình thế đó viên sĩ quan nói với bà chủ nhà hàng : “Thực là rủi ro hôm nay chúng tôi quên đem tiền theo. Xin bà vui lòng cho chúng tôi thiếu, một tiếng đồng hồ  nữa tôi sẽ trở lại thanh toán tất cả cho bà”. Nhưng bà chủ nhà hàng nhất định không chịu và đe sẽ kêu cảnh sát đến làm việc !
Một anh bồi bàn theo dõi sự việc từ đầu, cảm thông với hoàn cảnh của hai vị khách, nên nói với bà chủ : “Quên đem theo tiền là điều thường hay xảy ra. Vì thế, xin bà đừng gọi cảnh sát đến làm gì, theo tôi nghĩ : hai ông này  là người thật thà, không có ý lường gạt gì đâu”. Nhưng bà chủ vẫn không chịu cho hai người kia thiếu tiền, và nhất quyết đòi kêu cảnh sát. Thấy thế anh bồi bàn liền móc túi lấy ra 14 quan trao cho hai vị khách và nói : “Đây tôi cho hai ông mượn để thanh toán với bà chủ”. Thế là nhờ anh bồi bàn sẵn sàng trợ giúp, Na-po-lê-ông và viên sĩ quan mới có thể  an toàn rời khỏi nhà hàng.
Một lát sau, viên sĩ quan trở lại nhà hàng gặp bà chủ và hỏi : “Bà đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập nhà hàng này ?” Bà chủ đáp : “Ba mươi ngàn quan”. Viên sĩ quan mở chiếc cặp xách tay ra lấy 30.000 quan đặt trên bàn và nói : “Vâng lệnh ông chủ tôi là hoàng đế Na-po-lê-ông, xin bà hãy giao lại nhà hàng này cho anh bồi bàn, người đã giúp chúng tôi đang lúc chúng tôi bị kẹt tiền”.
3. SUY NIỆM :
- Anh bồi bàn trong câu chuyện trên được đánh giá là người tử tế khi biết cảm thông với người khác và sẵn sàng giúp hai vị khách lạ thanh toán chi phí bữa ăn cho nhà hàng. Qua đó anh chứng tỏ có lòng nhân ái, biết sẵn lòng giúp đỡ tha nhân giải quyết khó khăn họ gặp phải.
- Từ hơn 30 năm trước đây, bộ phim tư liệu được đoạt giải thưởng truyền hình quốc tế tựa đề “Chuyện tử tế” đã ra đời. Đạo diễn đã đi đó đây để đưa ra đáp án cho vấn nạn “Thế nào là người tử tế ?” qua nhiều con người có hoàn cảnh sống khác nhau : Từ người công nhân lao động sản xuất trong thành phố tới người nông dân vất vả làm việc đồng áng chốn thôn quê; Từ người khoẻ mạnh đến người đau yếu, nhất là các bệnh nhân bị phong cùi, một căn bệnh bị xã hội ghê sợ xa lánh.
- Trong phim, một bô lão đã trả lời thế nào là người tử tế : “Tử tế, gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường.
Hai chữ “tử tế” ghép lại có nghĩa là : sự cẩn thận, chu đáo, thận trọng trong mọi công việc, trong lối sống và cách đối xử với mọi người xung quanh. Người sống tử tế là người có tấm lòng nhân ái, luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân hậu, hòa hợp với thế giới, đề cao giá trị đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương và lẽ công bằng. Đặc biệt, họ luôn biết yêu thương, quý trọng những thứ nhỏ nhặt, bình thường nhất để tạo nên lối sống đẹp.
4. SINH HOẠT : Sự tử tế, phải được dạy dỗ, tập luyện mới tồn tại lâu dài. Tử tế giống như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời mỗi người. Vậy bạn sẽ làm gì để dạy con em mình biết đối xử hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình, tôn sư trọng đạo với bạn bè ở nhà trường, và tử tế với mọi người trong các giao tiếp xã hội ?
5. LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết đối xử tử tế với người thân trong gia đình, bạn bè nơi nhà trường và mọi thành phần trong xã hội. Cho chúng con luôn biết quên mình để nghĩ đến người khác và khiêm tốn đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ với hết khả năng. Nhờ đó chúng con sẽ được mọi người nhìn nhận là người tử tế, sẽ gây được thiện cảm với nhiều người, là điều kiện để thành công trong mọi công việc.- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây