TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

BÀI 56 VĂN HOÁ GIAO TIẾP

Thứ ba - 27/09/2022 04:42 | Tác giả bài viết: LM ĐAN VINH – HHTM |   668
Thánh Gia-cô-bê dạy : “Thật vậy, tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hòan hảo, có khả năng kiềm chế bản thân” (Gc 3,2)
BÀI 56 VĂN HOÁ GIAO TIẾP
BÀI 56
VĂN HOÁ GIAO TIẾP - HAI THƯƠNG ĂN NÓI MẶN MÀ CÓ DUYÊN ?
 
 
1. LỜI CHÚA : Thánh Gia-cô-bê dạy : “Thật vậy, tất cả chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hòan hảo, có khả năng kiềm chế bản thân” (Gc 3,2)
2. CÂU CHUYỆN : TRÚNG TUYỂN NHỜ KHÉO ĂN NÓI.
“Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương ăn nói mặn mà có duyên”. Mới đây, trong gần 30 bạn trẻ đăng ký với phòng tuyển dụng để được trở thành nhân viên làm việc cho một công ty nước ngòai tại TP.HCM, người được trúng tuyển lại là một cô bạn gái không hẳn giỏi hơn những ứng viên khác về mặt kiến thức xã hội, về sự thông minh hay về vẻ ngoại hình bên ngoài, nhưng chính là nhờ cách nói chuyện duyên dáng, tự tin, sắc sảo mà lại khiêm tốn và chừng mực, nên đã thuyết phục được hội đồng tuyển dụng khiến họ nhất trí chọn cô.
Sau đây là một số nguyên tắc ứng xử văn hoá về lời nói cần áp dụng khi giao tiếp :
3. SUY NIỆM :
1. Lời nói thể hiện nhân cách : Khi nói chuyện với ai, bạn cần nhắm mục đích tốt, luôn hướng đến điều tích cực, lạc quan, và hướng thiện. Tránh than thân trách phận nói ra những điều tiêu cực, chỉ trích người khác. Riêng các bạn gái lại càng cần phải biết cách ăn nói có duyên như người ta thường nói : “Nếu bạn thông minh, bạn sẽ được người khác quý trọng; Nếu bạn xinh đẹp, bạn sẽ được mọi người để ý; Còn nếu bạn ăn nói có duyên, bạn sẽ cuốn hút được nhiều người yêu



mến bạn”. Như vậy : Duyên là vẻ đẹp tâm hồn, nó làm cho bạn gái thêm phần hương sắc và có sức lôi cuốn được nhiều người đến với mình.
2. Nói chuyện với người mới quen : Cần dè dặt, không nên tỏ ra quá thân mật khi mới gặp lần đầu. Không nói chuyện cách suồng sã hoặc tâm sự quá nhiều về mình. Không nên nói chuyện riêng hai người trong cuộc họp hay trong bữa tiệc chung. Cũng không nên khoe khoang về kiến thức uyên bác của mình.
3. Thái độ khi nói chuyện : Bạn phải để ý thái độ của người đối diện xem họ có muốn nghe bạn không ? Trong câu chuyện, nên trả lời ngắn gọn, chính xác. Nên ôn tồn khiêm tốn khi phát biểu ý kiến. Biết cảm thông chia sẻ nỗi đau của người khác, biết động viên an ủi người đang gặp khó khăn hoạn nạn.
4. Nói ít, nghe nhiều : Chú ý nghe người đang nói, biết gợi chuyện và đề cập đến đề tài thực tế được họ quan tâm. Tránh nói to ở nơi công cộng như tại nhà thờ, chùa chiền, trên xe búyt, trong rạp hát hay viện bào tàng… Phải thành thật khen ngợi để động viên người khác. Nên năng dùng ngôn từ lịch sự như : cám ơn, xin lỗi, không có chi, không sao đâu…
5. Giao tiếp qua điện thoại : Tránh nói chuyện với giọng miễn cưỡng, nhưng cần ăn nói vui vẻ lịch thiệp để gây được thiện cảm với người đang nói chuyện. Cần nói chuyện với giọng nhỏ nhẹ để người nghe cảm thấy dễ chịu.
6. Cách gây thiện cảm khi nói chuyện : Lời nói cần rõ ràng, dễ hiểu, vừa đủ nghe, không nói nhanh hay chậm quá, không nói quá nhiều; Không chêm tiếng “lóng” hoặc chửi thề;  Không nói lời thô lỗ, cộc cằn, chua ngoa, vô lễ… vì đó là nguyên nhân làm mất thiện cảm khi giao tiếp. Cũng cần phải xưng hô phù hợp với tuổi tác và địa vị của người đối diện.
7. Cần một chút tinh tế để nói cho sự thật bớt căng thẳng : Tránh đề cập đến khiếm khuyết của cơ thể, lỗi lầm quá khứ, sự thất bại, vì sẽ chạm vào tự ái của người đối diện. Các bạn gái tránh ăn nói với nhau cách sỗ sàng, tránh ám chỉ đến bộ phận nhạy cảm của bạn trai để chọc quê họ.
8. Cách phê bình góp ý : hãy khen trước khi chê. Nên nhớ rằng : Không gì dễ lọt vào lòng người bằng một lời đề nghị giúp đỡ ngọt ngào. Khi phải từ chối một lời yêu cầu thì cũng nên từ chối cách khôn ngoan tế nhị kèm theo lời xin lỗi như người xưa dạy : “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
TÓM LẠI : Nói chuyện có duyên không chỉ do năng khiếu bẩm sinh, nhưng chính kết quả của sự tập luyện. Xã hội sẽ đẹp lên nhiều nếu mọi người đều biết ăn nói có duyên từ gia đình, đến công sở và nơi công cộng. Lời nói có duyên phải xuất phát từ tâm hồnhợp với hoàn cảnh và nhu cầu của tha nhân. Nhất là tránh tranh luận về các đề tài tôn giáo và chính trị vì rất dễ gây ra chia rẽ ly tán.
4. SINH HOẠT :  Bạn tâm đắc nhất với điều nào trong bài suy niệm trên ? Tại sao ?
5. LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con biết cách ăn nói có duyên; Biết nói ra sự thật lọt vào lòng người khác; Biết tránh đụng chạm đến tự ái của tha nhân; Cho chúng con biết nói năng nhỏ nhẹ, nhất là khi phải góp ý phê bình. Xin cho chúng con biết ăn nói khiêm tốn tế nhị là điều kiện để đạt được thành công trong mọi việc.- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây