Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ ba - 25/05/2021 10:14 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
837
9 NĂM THÁNH 2010 : GIÁO HỘI TẠI VN MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ
9 NĂM THÁNH 2010 : GIÁO HỘI TẠI VN MẦU NHIỆM - HIỆP THÔNG - SỨ VỤ
PHẦN II Mầu Nhiệm Hiệp Thông 4
BÀI 33
ĐỀ TÀI 8
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
VÀO HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ TRONG GIÁO XỨ
01. Trong những cộng đoàn Giáo Hội, hoạt động của giáo dân cần thiết đến nỗi nếu không có nó, chính hoạt động tông đồ của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ. Đây là giáo huấn của ai?
a. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
b. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
d. Công đồng Vaticanô II.
02. “Trong những cộng đoàn Giáo Hội, hoạt động của giáo dân cần thiết đến nỗi nếu không có nó, chính hoạt động tông đồ của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ”, được trích từ đâu?
a. Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân.
b. Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân.
c. Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica).
d. Sắc Lệnh về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội (Ad Gentes).
03. Theo Công đồng Vaticanô II, vai trò của giáo xứ trong hoạt động tông đồ thế nào?
a. Giáo xứ quy tụ mọi hạng người khác nhau trong cộng đoàn.
b. Giáo xứ dẫn mọi người vào trong Giáo Hội phổ quát.
c. Giáo xứ là thí dụ điển hình cho hoạt động tông đồ trên bình diện cộng đoàn.
d. Cả a, b và c đúng.
04. Theo công đồng Vaticanô II, nếu không có hoạt động tông đồ giáo dân, chính hoạt động tông đồ của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai 05. Đức Thánh Cha nào đã nói việc giáo dân vào sinh hoạt giáo xứ là hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng của Giáo Hội?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
b. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
06. Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, dưới ánh sáng của mầu nhiệm gì các thừa tác vụ và các đoàn sủng vốn khác biệt và bổ túc cho nhau, đều cần thiết cho sự tăng trưởng của Giáo Hội?
a. Giáo Hội Phổ quát.
b. Giáo Hội Hiệp thông.
c. Giáo Hội Nhập thể.
d. Giáo Hội Tham gia.
07. Để dấn thân vào sinh hoạt của giáo xứ, giáo dân cần phải làm những gì?
a. Ý thức mình là 1 chi thể của Giáo Hội.
b. Xác tín về ý nghĩa của việc dấn thân hoạt động tông đồ trong giáo xứ.
c. Được hoàn thành vì những lợi ích của mọi người.
d. Cả a, b và c đúng.
08. Theo ý Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, giáo dân được trao phó 1 nhiệm vụ duy nhất vốn không thể thay thế và ủy thác cho người khác, và phải được hoàn thành vì lợi ích của mọi người. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
09. Những giáo dân không có khả năng tham gia các hiệp hội đều bị loại ra khỏi những sinh hoạt tông đồ trong giáo xứ. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
10. Những giáo dân không có cơ hội hay khả năng tham gia các hiệp hội, đều được kêu gọi và đều có nhiệm vụ phải thực hành việc tông đồ cá nhân. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
BÀI 34
8.1
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
VÀO ĐỜI SỐNG KINH NGUYỆN VÀ BÍ TÍCH
01. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi dành riêng cho giáo sĩ và tu sĩ. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
02. Giáo dân được mời gọi và có bổn phận nên thánh theo bậc sống của mình. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
03. Ơn gọi nên thánh bắt nguồn từ bí tích gì?
a. Bí tích Thánh Tẩy.
b. Bí tích Thêm Sức.
c. Bí tích Thánh Thể.
d. Bí tích Truyền Chức thánh.
04. Ơn gọi nên thánh được canh tân chủ yếu là nhờ bí tích gì?
a. Bí tích Thánh Tẩy.
b. Bí tích Thêm Sức.
c. Bí tích Thánh Thể.
d. Bí tích Truyền Chức thánh.
05. Ơn gọi nên thánh đòi hỏi chúng ta sống như thế nào?
a. Phải sống xứng đáng là các thánh của Chúa.
b. Thực hành giới luật yêu thương trong mọi hoàn cảnh đời sống.
c. Tham dự cách ý thức và chủ động vào đời sống phụng vụ và bí tích của Giáo Hội.
d. Cả a, b và c đúng.
06. Ơn gọi nên thánh đòi hỏi chúng ta phải thực hành giới luật yêu thương trong việc phục vụ anh chị em, nhất là những người hèn kém, nghèo khó và đúng khổ. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai 07. Đâu là những điều chúng ta phải sống để xứng đáng là các thánh của Chúa?
a. Lắng nghe và suy ngẫm Lời Chúa.
b. Thực hành giới luật yêu thương trong mọi hoàn cảnh.
c. Chuyên chăm việc cầu nguyện gia đình và cộng đồng.
d. Cả a, b và c đúng.
08. Việc thờ phượng Thiên Chúa chỉ đóng khung trong nhà thờ với những giờ kinh lễ mà thôi. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
09. Đâu là những việc mà các giám mục Á châu kêu gọi mọi tín hữu nối dài cử hành phụng tự?
a. Chia sẻ Phúc Âm.
b. Cầu nguyện chung.
c. Làm việc chung và nâng đỡ nhau thể hiện tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống.
d. Cả a, b và c đúng.
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO LÝ
01. Trong bối cảnh của 1 thế giới mà cảm thức tôn giáo đang bị lu mờ việc dạy giáo lý phải có những đặc tính nào?
a. Cổ võ cho sự hiệp thông với Chúa Kitô và gắn bó với đời sống của Giáo Hội.
b. Liên kết mật thiết với phụng vụ và bí tích.
c. Toàn vẹn về nội dung và thích ứng với bối cảnh văn hóa của các dân tộc.
d. Cả a, b và c đúng.
02. Cuốn “Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý” là của ai?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
b. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
c. Bộ Truyền giáo.
d. Bộ Giáo sĩ.
03. Việc dạy giáo lý là công cuộc huấn luyện toàn diện và toàn bộ đời sống Kitô hữu, phải liên kết mật thiết với phụng vụ và bí tích cũng như hướng đến việc tông đồ và truyền giáo. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
04. Theo Bộ Giáo sĩ, việc dạy giáo lý phải đặt trên nền tảng nào?
a. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
b. Bí tích Truyền Chức Thánh.
c. Mọi tín hữu phải nên thánh.
d. Ơn gọi của giáo dân.
05. Theo Bộ Giáo Sĩ, hình thức giáo lý kiểu mẫu nhất là hình thức nào?
a. Giáo lý dự tòng.
b. Giáo lý người lớn.
c. Giáo lý trẻ em.
d. Giáo lý hôn nhân. 06. Theo Bộ Giáo Sĩ, hình thức giáo lý ưu việt nhất là hình thức nào?
a. Giáo lý dự tòng.
b. Giáo lý người lớn.
c. Giáo lý trẻ em.
d. Giáo lý hôn nhân
07. Một đức tin trưởng thành là 1 đức tin sống động, minh nhiên và hữu hiệu. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
08. Những nhiệm vụ căn bản của việc dạy giáo lý là gì?
a. Giúp hiểu biết đức tin.
b. Dạy cầu nguyện.
c. Giáo dục phụng vụ.
d. Cả a, b và c đúng.
09. Một trong những nhiệm vụ căn bản của việc dạy giáo lý là giáo dục đời sống cộng đoàn. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
10. Để giúp cho các tín hữu có được 1 đức tin trưởng thành, việc dạy giáo lý phải thực hiện điều gì?
a. Huấn luyện luân lý cho mọi tín tín hữu.
b. Giúp mọi người nâng cao đời sống kinh tế.
c. Giúp mọi người hòa nhập vào xã hội.
d. Nâng cao đời sống văn hóa của mọi người.
BÀI 36
8.3
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
01. Theo Công đồng Vaticanô II, giáo dân nên đem đến với cộng đoàn giáo xứ những gì?
a. Những vấn đề riêng của mình.
b. Những vấn đề của thế giới.
c. Những vấn đề liên quan đến ơn cứu độ con người.
d. Cả a, b và c đúng.
02. Giáo dân nên đem đến với cộng đoàn giáo xứ những vấn đề liên quan đến ơn cứu độ để làm gì?
a. Nghiên cứu.
b. Giải quyết.
c. Bàn luận.
d. Trao đổi.
e. Cả a, b, c và d đúng.
03. Giáo xứ nên xem xét và giải quyết các vấn đề mục vụ thông qua tổ chức gì?
a. Hội đồng mục vụ linh mục.
b. Hội đồng mục vụ giáo xứ.
c. Ban Truyền giáo giáo xứ.
d. Ban Giáo lý giáo xứ.
04. Giáo dân và hội đồng mục vụ giáo xứ có thể và phải làm những gì để xây dựng Giáo Hội?
a. Khơi dậy hứng khởi truyền giáo.
b. Làm cho sự hiệp thông đích thực trong Giáo Hội được tăng trưởng ngay trong lòng giáo xứ.
c. Tham dự những công tác xã hội nhiều hết sức có thể.
d. Chỉ a và b đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
05. Giáo dân và hội đồng mục vụ giáo xứ phải khơi dậy hứng khởi truyền giáo cho cả những người không tin lẫn những tín hữu đã từ bỏ hay hời hợt với đời sống Kitô hữu. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
06. Là Giáo Hội ở bên con người, giáo xứ phải sống như thế nào?
a. Tách biệt xã hội và Giáo Hội.
b. Sống gắn bó với xã hội con người.
c. Liên đới sâu xa với những khát vọng cũng như thảm trạng của con người.
d. Chỉ b và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
07. Giáo xứ có thể đáp ứng khát vọng sống huynh đệ và nhân bản của con người khi làm gì?
a. Tham gia nhiều vào công tác xã hội.
b. Trung thành với ơn gọi và sứ mạng của mình.
c. Thúc đẩy cộng đồng phát triển văn hóa.
d. Cả a, b và c đúng.
08. Giáo xứ là điều gì của sự hiệp thông?
a. Dấu chỉ.
b. Sự bằng an.
c. Khí cụ.
d. Chỉ a và c đúng.
e. Cả a, b và c đúng.
09. “Giáo xứ là giếng nước đầu xóm nơi mọi người đến giải khát”. Đây là câu nói của ai?
a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.
b. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
d. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
10. Là Giáo Hội ở bên con người, giáo xứ phải sống gắn bó và liên đới sâu xa với những khát vọng cũng như thảm trạng của con người. Đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
LỜI GIẢI ĐÁP
BÀI 33
ĐỀ TÀI 8
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
VÀO HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ TRONG GIÁO XỨ
01. d. Công đồng Vaticanô II
02. b. Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04. a. Đúng
05. c. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
06. b. Giáo Hội Hiệp thông.
07. d. Cả a, b và c đúng.
08. a. Đúng
09. b. Sai
10. a. Đúng
BÀI 34
8.1
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN VÀO ĐỜI SỐNG KINH NGUYỆN VÀ BÍ TÍCH
01. b. Sai
02. a. Đúng
03. a. Bí tích Thanh Tẩy.
04. c. Bí tích Thánh Thể.
05. d. Cả a, b và c đúng.
06. a. Đúng
07. d. Cả a, b và c đúng.
08. b. Sai
09. d. Cả a, b và c đúng.
10. 5 ĐIỀU RĂN CỦA HỘI THÁNH
1. Tham dự Thánh lễ Chúa Nhật cũng như các ngày lễ buộc, kiêng việc xác và những hoạt động có thể cản trở việc thánh hóa những ngày đó.
BÀI 35
8.2
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO LÝ
01. d. Cả a, b và c đúng.
02. d. Bộ Giáo sĩ.
03. a. Đúng.
04. a. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội.
05. a. Giáo lý dự tòng.
06. b. Giáo lý người lớn.
07. a. Đúng.
08. d. Cả a, b và c đúng.
09. a. Đúng.
10. a. Huấn luyện luân lý cho mọi tín tín hữu.
BÀI 36
8.3
PHÁT HUY SỰ THAM GIA CỦA GIÁO DÂN
01. d. Cả a, b và c đúng.
02. e. Cả a, b, c và d đúng.
03. b. Hội đồng mục vụ giáo xứ.
04. d. Chỉ a và b đúng.
05. a. Đúng
06. d. Chỉ b và c đúng.
07. b. Trung thành với ơn gọi và sứ mạng của mình.
08. d. Chỉ a và c đúng.
09. a. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII
10. a. Đúng