TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Phục Sinh - Năm B

Ông đã thấy và đã tin. (Ga 20,1-10)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Cân nhắc trong việc sử dụng Facebook

Thứ sáu - 28/05/2021 03:04 |   861
Cân nhắc trong việc sử dụng Facebook

Cân nhắc trong việc sử dụng Facebook

TTCG (Denver, Colorado,CNA) - Một nghiên cứu mới về việc sử dụng mạng xã hội Facebook và nhắn tin quá mức của giới trẻ, liên hệ đến việc lạm dụng rượu và các hoạt động tình dục, đã khơi mào các cuộc thảo luận giữa những người Công giáo, để xem xét sự gia tăng mạnh mẽ việc liên hệ cá nhân giữa những người trẻ (trực tuyến) có phải là một điều tốt hay không.

Đó không còn là vấn đề của ai thuộc lập trường phía nào, từ các linh mục giáo xứ đến giới trẻ rành rẽ công nghệ đồng ý rằng sự tham gia của phụ huynh là rất quan trọng - và thường là điều thiếu sót thật đáng buồn.

Tờ báo Business Week đã tạo nên cuộc tranh luận ngày 9-11 qua việc báo cáo rằng, lớp giới trẻ - những người “siêu nhắn tin” (trên 120 tin nhắn được gửi mỗi ngày đi học) và “siêu kết nối mạng xã hội” (hơn 3 giờ dành trên các trang mạng mỗi ngày học) cho thấy nguy cơ gia tăng nguy hiểm đến sức khoẻ như các hành vi hút thuốc, uống rượu và sinh hoạt tình dục.

Theo các nhà nghiên cứu tại Case Western Reserve, viện Y học ở Cleveland, thì siêu-kết-nối-mạng cũng liên quan đến khả năng gia tăng sự căng thẳng, trầm cảm, tự tử, thiếu ngủ, học lực yếu kém, ít xem truyền hình và khó chấp nhận cha mẹ.

Mặc dù số lượng giờ gửi tin nhắn và kết nối mạng trực tuyến mà các nghiên cứu trích dẫn có thể bị cho là quá mức đối với người lớn, nhưng nhiều thanh thiếu niên không coi đó là bất thường.

“Ngày nay, những người trẻ được nuôi dưỡng trong một phương tiện truyền thông bão hoà văn hoá và sử dụng các hình thức giao tiếp khác nhau như là hơi thở của chúng”, tác giả Công giáo Teresa Tomeo nói với CNA hôm 4-12 qua email.

Tomeo, một cựu phóng viên và là người chủ trì chương trình hội thoại đã viết những cuốn sách dựa trên niềm tin cho các thiếu niên, nói rằng cha mẹ bị quá căng thẳng và thường không thể theo kịp với khả năng của con mình trong việc giao tiếp bằng công nghệ hiện đại. Cô nói thêm rằng chính nhiều phụ huynh cũng bị “nghiện với các phương tiện truyền thông” và thiếu kỷ luật để thách thức con cái họ sử dụng phương tiện truyền thông một cách có trách nhiệm.

“Cha mẹ cần phải tham gia nhiều hơn và thực sự cần biết những gì con cái của họ đang làm trực tuyến”, cô nhấn mạnh. “Họ cần phải giáo dục chính mình, thiết lập và tuân theo các hướng dẫn và không sợ vì làm cha mẹ (mà còn tuân theo các giới hạn) hoặc thiết lập giới hạn và hạn chế về số lượng và các loại phương tiện truyền thông được sử dụng”.

Một người ủng hộ sự can dự của cha mẹ là Jonathan - 16 tuổi - từ Omaha, bang Nebraska, em đã nói chuyện với CNA ngày 6-12. Mặc dù việc nhắn tin quá mức không làm em bị nghiện, nhưng em nhận thấy học lực sụt giảm mạnh khi em nhận được một cái điện thoại di động vào đầu năm nay.

Bài làm ở nhà của em bắt đầu thành gánh nặng và thậm chí em còn thấy mình mất ngủ, tiếp tục các cuộc hội thoại với bạn bè qua việc gửi tin nhắn nhiều giờ vào ban đêm. Khi cha mẹ thấy trên hoá đơn điện thoại di động của họ đã bị chồng chất lên tới 3.000 tin nhắn trong một tháng, họ bắt đầu can thiệp bằng những biện pháp.

“Họ lấy điện thoại của tôi đi”, em kể lại. Mặc dù lúc đầu em nổi giận, Jonathan cho biết cuối cùng em đã hiểu. Em nói rằng em cảm thấy nhẹ nhõm lạ lùng và một hôm trong khi ngồi trong xe với mẹ của mình, em nhận thấy rằng họ đã có một cuộc chuyện trò thay vì em cứ dán tai vào điện thoại. Ngoài ra, việc học ở trường của em bắt đầu được cải thiện.

Jonathan cũng đã mở tài khoản Facebook riêng một vài tháng trước đây do sự thúc đẩy của bạn bè. Em cho biết phản ứng của em với các trang mạng trực tuyến đã bị xáo trộn.

“Điều tích cực về Facebook là việc bạn kết nối với những người khác trong một mức độ nhất định nào đó”, em nói và cho biết thêm rằng em có thể trò chuyện với bạn bè và bắt gặp những người mà em có thể đã bị mất liên lạc với họ.

Những tiêu cực - em nói thêm - đó là “mất thời gian” và thường bao gồm những tương tác với người khác là “ảo” và điều đó có thể để lại một cảm giác trống rỗng. “Nó không thực sự giống như nói chuyện trên điện thoại hoặc đi ra ngoài uống cà phê trò chuyện với một ai đó”, em nói.

Jonathan cũng đưa ra quan ngại về an toàn trực tuyến mạng xã hội như việc bị rình rập hoặc như bị quái vật nhử mồi (dụ dỗ) để ăn thịt trẻ em vị thành niên.

“Cha mẹ của bạn không cần phải đứng ra che chắn cho bạn”, em lưu ý, “nhưng cha mẹ cần biết những gì đang xảy ra. Bạn cần cởi mở với họ về những gì đang xảy ra”.

Cha Michael Warren, phó xứ Chúa Thánh Linh ở trung tâm thành phố Denver, Colorado, cũng được thêm vào bàn thảo luận, nói rằng ngoài những sự nguy hiểm của việc uống rượu sớm và hành vi tình dục được nêu trong nghiên cứu, nguy hại sâu hơn và xấu hơn đó là những ảnh hưởng vô danh của truyền thông ẩn bên dưới bề mặt của nó.

Ngài trưng ra sự cô lập mạnh mẽ và sự mất khả năng để hình thành thực tế và có được mối quan hệ vị tha với người khác, là do kết quả của việc nhắn tin quá nhiều và kết nối mạng trực tuyến.

“Bộ mặt thực sự để đối diện với người đang đứng trước mặt là một con người thực sự chính là quyền riêng của bạn, được đầu tư với giá trị không từ nơi tôi (mà là nơi bạn)”, ngài nói trong bức điện thư (email) hôm 6-12. “Nhưng trong thế giới mạng thì tôi là người quyết định tất cả các giá trị và do đó được tự do đối với những đòi buộc về việc mặt đối mặt với đối tác”.

Thông qua giao tiếp trực tuyến - Cha nói thêm - “giá trị duy nhất mà bạn có trong mắt tôi là những giá trị tôi cho phép bạn có trong thế giới nhỏ của riêng tôi”.

Cha Warren nói rằng một mối quan tâm khác đó là sự tràn bờ tâm lý vào đời sống tinh thần của một người.

“Khi một người trở nên quen dần theo cách sống như thế này, Chúa dường như sẽ không tha cho sỉ nhục này”, Cha nói. “Giống như mọi thứ khác trong thế giới mạng của tôi, Thiên Chúa sẽ chỉ có cái giá trị mà tôi cho phép Ngài có, và tôi có thể ‘từ chối làm bạn - defriend’ với Ngài cách dễ dàng như tôi đã từ chối với mọi người khác.

Tuy nhiên, bất chấp sự nguy hiểm của việc nhắn tin và sử dụng trang mạng xã hội Facebook, cả Cô Tomeo và Cha Warren đồng ý rằng, chúng có thể được sử dụng trong ngữ cảnh thích hợp.

“Giáo Hội trong sự khôn ngoan nhận ra những lợi thế của truyền thông trực tuyến để tiếp cận cộng đồng đức tin”, Cô Tomeo nói và lưu ý rằng sự khuyến khích của cả Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI và các giám mục Hoa Kỳ về công nghệ đang được sử dụng để truyền giáo.

Cha Warren nói thêm rằng “với tất cả những điều về con người, thì mức điều độ chính là chìa khoá”. Điều quan trọng mà Cha và Cô Tomeo nhấn mạnh là cần có sự tham gia của cha mẹ.

“Giáo Hội địa phương (trong đó có gia đình) là nơi mà trẻ em cần phát triển những đức tính quan trọng trong việc giao tiếp xã hội bằng việc mặt đối mặt”, Cha Warren nói.

“Phụ huynh cũng nên giúp con cái biết những gì thật sự là sự chấm dứt của tình bằng hữu và sự giao tiếp”, Cha nói thêm. “Những phát hiện này giúp các bạn trẻ biết rằng họ không thể xác định cho mình nhưng hiểu bản thân mình như là một phần của một thế giới lớn hơn mà trong đó họ không phải theo một mệnh lệnh”.

“Đơn giản là không có gì có thể thay thế được thời gian chúng ta dành cho nhau trong gia đình”, ngài kết luận.

Hùng Nguyễn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây