Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ tư - 12/05/2021 10:34 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
2455
BÀI HUẤN DỤ CỦA ĐTC PHANXICÔ “GIÁO LÝ VIÊN, CHỨNG NHÂN CỦA ĐỨC TIN” (Vatican, ngày 27-09-2013)
BÀI HUẤN DỤ CỦA ĐTC PHANXICÔ “GIÁO LÝ VIÊN,CHỨNG NHÂN CỦA ĐỨC TIN” (Vatican, ngày 27-09-2013)
33 Câu Hỏi Thưa
Các Giáo lý viên thân mến, Chúc Anh chị em một buổi chiều tốt đẹp!
1. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Việc dạy Giáo lý là một cột trụ cho việc giáo dục điều gì? - Thưa :Giáo dục Đức Tin.
2. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Việc dạy Giáo lý là một cột trụ cho việc giáo dục Đức Tin, và người ta cần có điều gì? - Thưa :Các Giáo lý viên tốt.
3. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Giáo dục trong Đức Tin, để điều gì lớn lên? - Thưa :Đức Tin lớn lên.
4. Hỏi: Đức Thánh Cha nói : Giúp trẻ em, người trưởng thành, biết và luôn yêu mến Chúa Kitô hơn nữa, là một trong những chuyến mạo hiểm giáo dục đẹp nhất, vì người ta xây dựng điều gì? - Thưa :Xây dựng Giáo Hội!
5. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Đức Thánh Cha nói : Giúp trẻ em, người trưởng thành, biết và luôn yêu mến au hơn nữa, là một trong những chuyến mạo hiểm giáo dục đẹp nhất, vì người ta xây dựng Giáo Hội? - Thưa :Yêu mến Chúa Kitô.
6. Hỏi: “Giáo Hội không lớn lên qua việc tạo ra các người mới nhập đạo. Nhưng lớn lên qua sức hấp dẫn lôi kéo”. Đây là lời của ai? - Thưa : Đức Thánh Cha Beneđictô XVI.
7. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Điều lôi kéo hấp dẫn là gì? - Thưa :Chứng tá.
8. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Là Giáo lý viên có nghĩa là trao ban điều gì? - Thưa :Trao ban chứng từ Đức Tin.
9. Hỏi: “Anh em hãy luôn rao giảng Phúc Âm và, nếu cần thiết, bằng cả lời nói nữa”. Đây là lời của ai? - Thưa :Thánh Phanxicô thành Assisi.
10. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Chúng ta trợ giúp nhau, chúng ta hướng dẫn nhau tới gặp gỡ ai qua lời nói và cuộc sống, với chứng tá? - Thưa :Chúa Giêsu.
11. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Có lời nói . . . nhưng trước đó là chứng tá: Làm sao người ta nhìn ra trong đời sống của Anh chị em điều gì, người ta có thể đọc được Phúc Âm? - Thưa :Phúc Âm.
12. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Tình yêu này đến từ Đức Kitô! Và đó là món quà của Đức Kitô! Đó là món quà của ai? - Thưa :Đức Kitô.
Sau đây Cha sẽ nói về 3 điểm: một, hai và ba, như các Cha Dòng Tên thường làm . . . một, hai và ba!
13. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Yếu tố thứ nhất: Tái lên đường từ Đức Kitô có nghĩa là có sự thân tình với ai? - Thưa :Chúa Giêsu.
14. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Chúa Giêsu dùng hình ảnh gì, và nói: Các Con hãy ở lại trong tình yêu của Ta, hãy ở lại gắn bó với Ta? - Thưa :Cây nho và cành nho.
15. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Nếu chúng ta hiệp nhất với Chúa Giêsu, chúng ta có thể mang lại điều gì? - Thưa :Hoa quả.
16. Hỏi: Đức Thánh Cha nói : Nếu chúng ta làm gì với Chúa Giêsu, chúng ta có thể mang lại hoa quả, và điều này là sự thân tình với Đức Kitô? - Thưa :Hiệp nhất.
17. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Việc thứ nhất, với một môn đệ, là gì? - Thưa :Ở với Thầy của mình, lắng nghe Ngài, học với Ngài.
18. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Yếu tố thứ hai: Tái lên đường từ Đức Kitô có nghĩa là gì? - Thưa :Bắt chước Ngài trong việc ra khỏi mình và đi gặp gỡ người khác.
19. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Ai đặt Đức Kitô vào trung tâm của đời sống của mình, thì phải làm gì? - Thưa :Phảily tâm ra ngoài!
20. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Nếu bạn càng làm gì với Chúa Giêsu và Ngài càng trở nên trung tâm của đời sống của bạn, thì Ngài càng làm cho bạn ra khỏi chính mình, bạn càng ly tâm ra khỏi mình và Bạn mở Bạn ra cho người khác? - Thưa :Hiệp nhất.
21. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Ở đâu có sự sống thực trong ai, thì có việc mở ra cho người khác, có việc đi ra của chính mình để đi gặp gỡ người khác nhân danh Đức Kitô? - Thưa :Đức Kitô.
22. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Công việc của Giáo lý viên là liên tục ra khỏi mình vì tình yêu, để làm chứng cho Chúa Giêsu, nói về Chúa Giêsu và rao giảng về ai? - Thưa :Chúa Giêsu.
23. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Giáo lý viên ý thức là đã nhận được ơn huệ, ơn huệ của điều gì và trao ban nó như ơn huệ cho người khác? - Thưa :Đức Tin.
24. Hỏi: “Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy chúng ta”. Câu này là của ai? - Thưa :Thánh Phaolô.
25. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Điều gìlôi kéo bạn và sai bạn, đem bạn và trao ban bạn cho người khác? - Thưa :Tình yêu.
2. Yếu tố thứ hai: Tái lên đường từ Đức Kitô có nghĩa là bắt chước Ngài trong việc ra khỏi mình và đi gặp gỡ người khác.
26. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Yếu tố thứ ba là tái lên đường từ Đức Kitô điều này có nghĩa là gì? - Thưa :Không sợ đi với Ngài tới các vùng ngoại ô.
27. Hỏi: Trong bài Huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắc tới tiên tri nào? - Thưa :Tiên tri Giôna.
28. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Sách tiên tri Giônadạy chúng ta không nên sợ đi ra khỏi các lược đồ của chúng ta để đi theo Chúa, bởi vì Thiên Chúa thế nào? - Thưa :Thiên Chúa luôn đi vượt xa hơn
29. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Để ở với ai cần phải biết đi ra, không được sợ đi ra? - Thưa :Ở vớiThiên Chúa.
30. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Nếu một Giáo lý viên sống thanh thản, thì họ kết thúc là gì? - Thưa :Nên một bức tượng trong bảo tàng viện.
31. Hỏi: Đức Thánh Cha nói :Nếu một Giáo lý viên cứng nhắc, thì trở nên gì? - Thưa :Một tờ giấy khô và son sẻ.
32. Hỏi: Hãy hoàn thành câu : Chúa Giêsu nói: Hãy đi, ... ... ... . - Thưa :Ta ở cùng Các Con!
33. Hỏi: Đức Thánh Cha nóitiếng “Cám ơn” vì những gì Giáo lý viên (Các Con) làm, nhưng nhất là vì điều gì? - Thưa :Vì Giáo lý viên ở trong Giáo hội, trong Dân của Thiên Chúa lữ hành, vì Giáo lý viên cùng đi với Dân của Thiên Chúa
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 29-09-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 29-09-2013).
Gb. Nguyễn Thái Hùng
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
BÀI HUẤN DỤ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG BUỔI TRIỀU YẾT DÀNH CHO CÁC GIÁO LÝ VIÊN THAM DỰ ĐẠI HỘI QUỐC TẾ VỀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ TRONG KHUÔN KHỔ NĂM ĐỨC TIN CHỦ ĐỀ: GIÁO LÝ VIÊN,CHỨNG NHÂN CỦA ĐỨC TIN (Vatican, ngày 27-09-2013)
Các Giáo lý viên thân mến, Chúc Anh chị em một buổi chiều tốt đẹp!
Cha vui mừng vì trong Năm Đức Tin có việc tổ chức cuộc gặp gỡ này cho Anh chị em: Việc dạy Giáo lý là một cột trụ cho việc giáo dục Đức Tin, và người ta cần có các Giáo lý viên tốt! Xin cám ơn Anh chị em vì công tác phục vụ này cho Giáo Hội và trong Giáo Hội. Cho dù nhiều lần công việc này xem ra có vẻ khó khăn, người ta làm việc thật nhiều, người ta dấn thân thật nhiều, nhưng không nhìn thấy các kết quả mong muốn; giáo dục Đức Tin thật là đẹp! Và có lẽ là di sản tốt nhất mà chúng ta có thể trao ban: Đức Tin! Giáo dục trong Đức Tin, để Đức Tin lớn lên. Giúp trẻ em, thanh thiếu niên, các người trẻ, người trưởng thành, biết và luôn yêu mến Chúa Kitô hơn nữa, là một trong những chuyến mạo hiểm giáo dục đẹp nhất, vì người ta xây dựng Giáo Hội!
“Là” Giáo lý viên! Không làm việc với tư cách là Giáo lý viên: điều này không giúp ích gì cả! Tôi làm việc theo tư cách là Giáo lý viên, bởi vì tôi thích dạy . . . Nhưng nếu Bạn không “là” Giáo lý viên, thì điều này không ích lợi gì! Bạn sẽ không trở nên phong phú, các Giáo lý viên Nam hay Nữ. Giáo lý viên là một ơn gọi: “là Giáo lý viên”, đó là một ơn gọi, Các Con không làm việc với tư cách là Giáo lý viên. Các Con hãy chú ý cho kỹ, Cha không nói “làm” Giáo lý viên, nhưng “là Giáo lý viên”, bởi vì điều này bao gồm cuộc sống. Người ta hướng dẫn tới gặp gỡ Chúa Giêsu với lời nói và bằng cuộc sống, với chứng tá. Các Con hãy nhớ lại điều mà Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đã nói với chúng ta: “Giáo Hội không lớn lên qua việc tạo ra các người mới nhập đạo. Nhưng lớn lên qua sức hấp dẫn lôi kéo”. Và điều lôi kéo hấp dẫn là chứng tá. Và điều này không dễ đâu. Không dễ chút nào! Là Giáo lý viên có nghĩa là trao ban chứng từ Đức Tin; là sống hài hòa trong đời sống riêng của mình. Và điều này không dễ dàng. Không dễ đâu! Chúng ta trợ giúp nhau, chúng ta hướng dẫn nhau tới gặp gỡ Chúa Giêsu qua lời nói và cuộc sống, với chứng tá. Cha thích nhắc lại điều mà Thánh Phanxicô thành Assisi nói với các Thày Dòng của mình: “Anh em hãy luôn rao giảng Phúc Âm và, nếu cần thiết, bằng cả lời nói nữa”. Có lời nói . . . nhưng trước đó là chứng tá: Làm sao người ta nhìn ra trong đời sống của Anh chị em Phúc Âm, người ta có thể đọc được Phúc Âm. Và “là” Giáo lý viên đòi hỏi tình yêu, tình yêu Đức Kitô luôn mạnh mẽ hơn, tình yêu với Dân thánh của mình. Và tình yêu này không mua bán được trong các tiệm bán hàng, cũng không mua ở đây tại Roma. Tình yêu này đến từ Đức Kitô! Và đó là món quà của Đức Kitô! Đó là món quà của Đức Kitô! Và nếu đến từ phía Đức Kitô, thì chúng ta phải bắt đầu lại từ Đức Kitô, cả từ tình yêu Ngài ban cho chúng ta. Điều này có nghĩa gì việc khởi đầu lại từ Đức Kitô đối với một Giáo lý viên, cho Các Con, và cả cho Cha nữa, bởi vì Cha cũng là một Giáo lý viên, phải không? Điều này có nghĩa gì?
Sau đây Cha sẽ nói về 3 điểm: một, hai và ba, như các Cha Dòng Tên thường làm . . . một, hai và ba!
1. Yếu tố thứ nhất: Tái lên đường từ Đức Kitô có nghĩa là có sự thân tình với Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nhắn nhủ điều đó với sự nhấn mạnh cho các môn đệ trong Bữa Tối Sau hết, khi Ngài bắt đầu sống ơn huệ cao cả nhất của tình yêu, qua hy tế trên Thập Giá. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và cành nho, và nói: Các Con hãy ở lại trong tình yêu của Ta, hãy ở lại gắn bó với Ta, như cành gắn bó với cây nho. Nếu chúng ta hiệp nhất với Ngài, chúng ta có thể mang lại hoa quả, và điều này là sự thân tình với Đức Kitô. Hãy ở lại trong Chúa Giêsu! Đó là việc ở lại, gắn bó với Ngài, ở lại bên trong Ngài, cùng Ngài, khi nói với Ngài: ở lại trong Chúa Giêsu.
Việc thứ nhất, với một môn đệ, là ở với Thầy của mình, lắng nghe Ngài, học với Ngài. Và điều này vẫn luôn có giá trị, là hành trình kéo dài suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ lại, bao nhiêu lần trong giáo phận này, hay trong giáo phận khác mà tôi đã giúp, là nhìn thấy sau các giờ lớp tại chủng viện tổ chức cho Giáo lý viên, các Giáo lý viên đi ra và nói: “Tôi có chứng chỉ của Giáo lý viên rồi!”. Điều đó không giúp ích gì, bạn không có gì, bạn mới chỉ đi qua một con đường nhỏ! Ai sẽ giúp bạn? Điều này có giá trị luôn! Không phải là một tước hiệu, nhưng là một thái độ: ở lại với Ngài; và trong tất cả cuộc đời! Đó là ở lại trước mặt Thiên Chúa, để cho mình được hướng dẫn bởi Ngài. Cha hỏi Các Con: Làm sao ở trước mặt Chúa? Khi bạn đến với Chúa, hãy nhìn lên Nhà Tạm, Các Con làm điều gì? Không nói gì … Nhưng Cha nói điều đó, Cha nói, Cha suy nghĩ, Cha suy niệm, Cha lắng nghe … Tốt lắm! Nhưng có đó để cho mình được Chúa nhìn. Hãy để cho Chúa nhìn Các Con. Ngài nhìn chúng ta và điều này là một cách thế cầu nguyện. Nhưng làm sao được? Hãy nhìn lên Nhà Tạm và hãy để Ngài nhìn bạn . . . thật là đơn sơ! Và điều này quan trọng hơn là tước hiệu là Giáo lý viên: đó là một phần của việc “là” Giáo lý viên. Điều này làm nóng con tim, làm nóng lên ngọn lửa của tình bạn với Đức Kitô, làm cho con cảm thấy rằng Ngài thực sự đang nhìn con, Ngài gần con và yêu thương con nhiều. Một trong các lối ra mà Cha đã làm, ở đây tại Roma, trong một Thánh Lễ. Một ông đã đến, còn tương đối trẻ, và đã nói với Cha: “Thưa Cha, rất vui được biết Cha, nhưng tôi không tin gì cả! Tôi không có ơn Đức Tin!”. Ông ta biết rằng đó là một ơn. “Tôi không có ơn Đức Tin! Cha nói gì với tôi?”. “Ông đừng chán nản. Ngài yêu thương Ông lắm. Ông hãy để cho Ngài nhìn Ông! Không gì hơn nữa”. Và Cha nói điều này với Các Con: Các Con hãy để cho Chúa nhìn Các Con! Cha biết rằng với chúng con điều này không phải là đơn giản: nhất là với những ai đã cưới nhau và có con cái, khó để tìm được một thời gian dài để sống trong thinh lặng. Nhưng cám ơn Thiên Chúa, không cần là tất cả phải làm cùng một cách như nhau; trong Giáo Hội có sự khác biệt về ơn gọi và sự khác biệt về hình thức siêu nhiên; điều quan trọng là tìm ra được cách thích hợp để ở với Chúa;và điều này người ta có thể làm được, có thể thực hiện được trong mọi bậc sống. Trong lúc này, mỗi người có thể hỏi mình: làm sao tôi sống việc “ở” với Chúa Giêsu? Đây là một câu hỏi Cha gợi ra cho Các Con: “Làm sao tôi sống việc “ở lại” với Chúa Giêsu, việc “ở trong” Chúa Giêsu?”.Tôi có những giờ phút trong đó tôi ở lại trước nhan thánh Ngài, trong thinh lặng, tôi để cho Ngài hướng dẫn tôi? Tôi để cho ngọn lửa của Ngài nóng lên trong con tim của tôi? Nếu trong con tim của tôi không có sức nóng của Thiên Chúa? Không có sức nóng của Thiên Chúa, sức nóng của tình yêu của Ngài, của sự dịu hiền của Ngài, như chúng ta có thể, chúng ta là những kẻ tội lỗi khốn cùng, để hun nóng lại con tim của người khác không? Các Con hãy nghĩ tới điều này!
2. Yếu tố thứ hai: Tái lên đường từ Đức Kitô có nghĩa là bắt chước Ngài trong việc ra khỏi mình và đi gặp gỡ người khác.
Điều này là một kinh nghiệm thật đẹp, và hơi có vẻ mâu thuẫn. Vì sao thế? Bởi vì ai đặt Đức Kitô vào trung tâm của đời sống của mình, thì phải ly tâm ra ngoài! Nếu bạn càng hiệp nhất với Chúa Giêsu và Ngài càng trở nên trung tâm của đời sống của bạn, thì Ngài càng làm cho bạn ra khỏi chính mình, bạn càng ly tâm ra khỏi mình và Bạn mở Bạn ra cho người khác. Đây là sức năng động đích thực của tình yêu, đây là sức chuyển động của chính Thiên Chúa! Thiên Chúa là trung tâm, nhưng Ngài luôn là ơn huệ trao ban chính mình, là mối liên hệ, là sức sống truyền đạt… Như thế chúng ta cũng trở nên chính chúng ta ở lại hiệp nhất với Đức Kitô, Ngài làm cho chúng ta đi vào trong sức năng động của tình yêu này. Ở đâu có sự sống thực trong Đức Kitô, thì có việc mở ra cho người khác, có việc đi ra của chính mình để đi gặp gỡ người khác nhân danh Đức Kitô. Và điều này là công việc của Giáo lý viên: liên tục ra khỏi mình vì tình yêu, để làm chứng cho Chúa Giêsu và nói về Chúa Giêsu, rao giảng Chúa Giêsu. Đó là điều quan trọng bởi vì Chúa làm điều đó: đó chính là Chúa thúc đẩy chúng ta đi ra. Con tim của Giáo lý viên luôn sống sự chuyển động này của “làm – không làm”: hiệp nhất với Chúa Giêsu – gặp gỡ với người khác. Đó là 2 điều: tôi hiệp nhất với Chúa Giêsu và tôi đi ra để gặp gỡ người khác. Nếu thiếu một trong hai sự chuyển động này thì không còn hoạt động nữa, không thể sống được nữa. Đón nhận trong ơn huệ việc rao giảng, và đến lượt mình cống hiến đi như là ơn huệ. Lời nói nhỏ này: ơn huệ. Giáo lý viên ý thức là đã nhận được ơn huệ, ơn huệ của Đức Tin và trao ban nó như ơn huệ cho người khác. Điều này thật đẹp. Và người ta không thi hành cho mình phần trăm nào! Tất cả điều đó mà Giáo lý viên lãnh nhận, họ lãnh nhận, thì họ cho đi! Điều này không phải là việc buôn bán! Không phải là buôn bán! Mà là ơn huệ nguyên tuyền: ơn huệ nhận được và ơn huệ chuyển trao. Giáo lý viên là ở đó, trong cái vòng của ơn huệ. Như thế trong chính bản tính của việc rao giảng: là ơn huệ sinh ra sứ vụ, thúc đẩy luôn ra khỏi chính mình. Thánh Phaolô nói: “Tình yêu của Đức Kitô thúc đẩy chúng ta”, nhưng cái “thúc đẩy chúng ta” cũng có thể dịch là “chiếm hữu chúng ta“. Vì vậy, tình yêu lôi kéo bạn và sai bạn, đem bạn và trao ban bạn cho người khác. Trong cái căng thẳng này con tim Kitô hữu chuyển động, đặc biệt con tim của Giáo lý viên. Tất cả chúng ta hỏi mình: là như thế con tim của Giáo lý viên đập: hiệp nhất với Chúa Giêsu và gặp gỡ với người khác? Với chuyển động này, người ta nuôi dưỡng trong tương quan với Ngài, nhưng có phải để mang Ngài đến cho người khác và không để giữ Ngài lại với mình phải không? Cha nói với Các Con một điều: Cha không hiểu làm sao một Giáo lý viên có thể ở lại cách vững chắc, mà không có chuyển động này. Cha không hiểu!
3. Yếu tố thứ ba luôn nằm trong đường hướng này: tái lên đường từ Đức Kitô điều này có nghĩa là không sợ đi với Ngài tới các vùng ngoại ô.
Ở đây, đến trong tâm trí của tôi câu truyện tiên tri Giôna, một chân dung thực sự rất lý thú, nhất là trong thời đại của những thay đổi và những điều không chắc chắn. Giôna là con người đạo hạnh, với một đời sống bình lặng và có trật tự; điều này đem ông tới việc có những lược đồ rất rõ ràng và phê phán tất cả theo các lược đồ này và tất cả mọi người theo các lược đồ này, trong cách thế cứng nhắc. Ông nhìn tất cả cách rõ ràng, chân lý là đó. Thật cứng nhắc! Vì thế khi Thiên Chúa kêu ông và nói với ông ra đi rao giảng ở Ninive, một thành phố ngoại giáo lớn, Giôna không thấy yên ổn. Đi tới đó! Nhưng tôi có tất cả sự thật ở đây! Ông không thấy yên ổn, Ninive ở ngoài các lược đồ của ông, đi tới ngoại ô của thế giới của ông. Do đó ông trốn tránh, đi sang Tây Ban Nha, trốn đi, lên tầu đi về hướng đó. Các Con hãy đi đọc cuốn sách của tiên tri Giôna! Cuốn sách ngắn, nhưng là một dụ ngôn rất ích lợi để giáo huấn, nhất là cho chúng ta trong Giáo Hội. Sách này dạy chúng ta điều gì? Dạy chúng ta không nên sợ đi ra khỏi các lược đồ của chúng ta để đi theo Chúa, bởi vì Thiên Chúa luôn đi vượt xa hơn. Nhưng các bạn có biết một điều này không? Thiên Chúa không sợ! Các Con có biết điều này không? Ngài không có sợ! Ngài luôn vượt qua các lược đồ của chúng ta! Thiên Chúa không sợ hãi! Chính Các Con biết điều này, Ngài không sợ hãi! Ngài luôn vượt qua các lược đồ của chúng ta. Thiên Chúa không sợ vùng ngoại ô. Nhưng nếu Các Con đi ra vùng ngoại ô, Các Con sẽ tìm thấy Ngài ở đó. Thiên Chúa luôn trung thành, và có tính tạo dựng. Và tính sáng tạo như cột trụ của việc “là” Giáo lý viên. Thiên Chúa có khả năng sáng tạo, Ngài không đóng kín, và vì điều này Ngài không bao giờ cứng nhắc. Thiên Chúa không hề cứng nhắc. Ngài đón tiếp chúng ta, Ngài đến gặp gỡ chúng ta, Ngài hiểu chúng ta. Để trung thành, để có tính cách sáng tạo, cần phải biết thay đổi. Biết thay đổi. Biết thay đổi. Và tại sao tôi phải thay đổi? Đó là để thích ứng tôi với các hoàn cảnh trong đó tôi phải loan báo Tin Mừng. Để ở với Thiên Chúa cần phải biết đi ra, không được sợ đi ra. Nếu một Giáo lý viên để cho mình ảnh hưởng bởi sợ hãi, thì là một người hèn nhát; nếu một Giáo lý viên sống thanh thản, thì họ kết thúc là nên một bức tượng trong bảo tàng viện: và chúng ta có biết bao nhiêu điều như thế. Chúng ta có biết bao điều như thế. Xin vui lòng, không thể là những tượng trong bảo tàng viện! Nếu một Giáo lý viên cứng nhắc, thì trở nên một tờ giấy khô và son sẻ. Cha hỏi Các Con: có ai trong Các Con muốn là người khô cứng, là tượng của bảo tàng viện hoặc son sẻ? Một ai đó có muốn điều này không? [các Giáo lý viên đáp : không!]. Không, phải không? Chắc không? Được rồi! Điều mà Cha sẽ nói bây giờ, thì Cha đã nói biết bao nhiêu lần, nhưng Cha vẫn cảm thấy phải nói điều đó ra. Khi chúng ta là các Kitô Hữu đóng kín trong nhóm chúng ta, trong phong trào của chúng ta, trong giáo xứ của chúng ta, trong môi trường của chúng ta, chúng ta cũng đóng kín và xẩy ra, là điều xẩy ra cho tất cả những người đóng kín; khi một phòng đóng kín, thì bắt đầu có hơi ẩm. Và nếu một người đóng kín trong căn phòng đó, thì sẽ bệnh! Khi một Kitô Hữu đóng kín trong nhóm của mình, trong giáo xứ của mình, trong phong trào của mình, thì họ tự đóng kín mình lại và bị bệnh. (Nếu một Kitô Hữu đóng ra khỏi vào các đường phố), Nếu một Kitô Hữu đóng kín ra khỏi mình, vào các đường phố tới vùng ngoại ô, có thể xẩy ra, điều xẩy ra cho một người nào đó đang đi qua đường phố: một tai nạn xẩy ra. Bao nhiêu lần chúng ta đã nhìn thấy tai nạn ngoài đường. Nhưng Cha nói với Các Con: Cha thích nghìn lần một Giáo Hội bị tai nạn, và không một Giáo Hội đau ốm! Một Giáo Hội, một Giáo lý viên có can đảm liều lĩnh để đi ra, và không phải là một Giáo lý viên học hành, biết tất cả mọi sự, nhưng luôn đóng kín: đó là một người bệnh. Và nhiều lần bị đau đầu . . . .
Nhưng hãy chú ý! Chúa Giêsu không nói: hãy đi và hãy thu xếp. Không, Chúa không nói điều đó! Chúa Giêsu nói: Hãy đi, Ta ở cùng Các Con! Đây là vẻ đẹp của chúng ta và sức mạnh của chúng ta: nếu chúng ta ra đi, nếu chúng ta ra khỏi chính mình, mang Tin Mừng với tình yêu, với tinh thần tông đồ, với việc tỏ ra, thì Ngài cùng đi với chúng ta, Ngài đi trước chúng ta – Tôi nói điều này bằng tiếng Tây Ban Nha – ci primerea. Chúa luôn đi trước chúng ta! Như vậy Các Con đã học ý nghĩa của lời này. Và điều này Kinh Thánh nói cho chúng ta, không phải Cha nói điều này ra. Kinh Thánh nói, Chúa nói trong Kinh Thánh: Tôi như hoa hạnh đào. Tại sao thế? Bởi vì đó là chiếc hoa đầu tiên nở ra trong mùa xuân. Ngài luôn đi trước chúng ta! Ngài là người thứ nhất! Điều này thật căn bản với chúng ta: Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta! Khi chúng ta suy nghĩ để đi xa, trong một khu ngoại ô thật xa, và có lẽ chúng ta hơi sợ, trong thực tế, Ngài đã ở đó rồi: Chúa Giêsu chờ đợi chúng ta trong con tim của người anh chị em của chúng ta, trong xương thịt bị tổn thương của họ, trong đời sống bị đàn áp của họ, trong linh hồn của họ không có Đức Tin. Nhưng Các Con biết một trong các vùng ngoại ô làm cho Cha biết bao đau khổ, những đau khổ Cha cảm thấy được – Cha đã nhìn thấy trong Giáo phận mà Cha cai quản trước đây. Đó là vùng ngoại ô của trẻ con không hề biết làm Dấu Thánh Giá. Ở Buenos Aires có biết bao nhiêu trẻ con không biết làm Dấu Thánh Giá. Đó là một vùng ngoại ô! Cần phải đi tới đó! Và Chúa Giêsu ở đó, Ngài chờ đợi bạn, để giúp cho một trẻ làm Dấu Thánh Giá. Ngài luôn đi trước chúng ta.
Các Giáo lý viên thân mến. Luôn tái lên đường từ Đức Kitô! Cha nói với Các Con tiếng “Cám ơn” vì những gì Các Con làm, nhưng nhất là vì Các Con ở trong Giáo hội, trong Dân của Thiên Chúa lữ hành, vì Các Con cùng đi với Dân của Thiên Chúa. Chúng ta hãy ở với Đức Kitô – ở lại trong Đức Kitô – chúng ta hãy tìm cách để là một với Ngài hơn nữa; chúng ta hãy đi theo Ngài, hãy bắt chước Ngài trong chuyển động của tình yêu, trong việc ra đi gặp gỡ con người; và chúng ta hãy đi ra, hãy mở các cửa ra, hãy có sự táo bạo vạch ra các con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng. Chớ gì Chúa chúc lành cho Các Con và Đức Mẹ đồng hành với Các Con. Xin cám ơn! Đức Maria là Mẹ chúng con, Đức Maria luôn đem Chúa đến với chúng ta!
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 29-09-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 29-09-2013) . +++++++++++