TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Thánh lễ Mồng Một Tết Ất Tỵ

“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,25-34)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tại sao mang Khăn choàng vai khi ban phép lành Chầu Thánh Thể?

Thứ tư - 09/06/2021 07:32 |   1164
Mang khăn choàng khi ban phép lành  là một truyền thống tốt đẹp và là sự nhắc nhở cụ thể về sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể. Chính Chúa là Đấng chúc lành cho chúng ta trong giờ Chầu Thánh Thể.
Tại sao mang Khăn choàng vai khi ban phép lành Chầu Thánh Thể?

 

 
  •  
    •  
Bilderstoeckchen | Shutterstock

TẠI SAO MANG KHĂN CHOÀNG VAI KHI BAN PHÉP LÀNH CHẦU THÁNH THỂ?

Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Sao Biển

Từ: 
aleteia.org (04.6.2021)


WGPNT (04.6.2021) – Linh mục hay phó tế mang một khăn choàng đặc biệt khi ban phép lành nhằm đề cao nguồn gốc đích thực của phép lành trong phụng vụ Chầu Thánh Thể.

Khi chuẩn bị  ban phép lành Thánh Thể, linh mục hay phó tế khoát một khăn choàng đặc biệt để che đôi vai và cánh tay của mình. Sau đó, vị chủ sự đến gần bàn thờ và nhẹ nhàng cầm Hào quang hay Mặt nhật (monstrance) có Mình Thánh Chúa và quay về phía dân chúng để ban phép lành với hình dấu Thánh giá.

Linh mục hay phó tế thường ban phép lành vào cuối nghi thức phụng vụ, nhưng phép lành Chầu Thánh Thể thì khác. Khăn choàng trên vai chủ sự muốn diễn tả nguồn gốc đích thực của phép lành khi Chầu Thánh Thể.

Theo Bách khoa Tự điển Công giáo thì khăn choàng vai, tiếng Anh là humeral veil (khăn che cánh tay), có kích thước qui định và những hình thức trang trí đặc biệt khác nhau:

Khăn choàng là tấm vải hình chữ nhật dài khoảng 2,5m (8ft.) và rộng khoảng 0,5m (1,5 ft.)… Khăn choàng thường có viền chung quanh, có thánh giá với tên “Chúa Giêsu” hay một biểu tượng nào đó ở giữa. Khăn choàng khi khoác lên sẽ che lưng và vai, từ đó có tên khăn che cánh tay, và hai đầu mép  khăn choàng  được thả xuống phía trước. Khăn choàng được móc lại bằng khóa hay được cột dây ở hai đầu khăn để khỏi bị rớt xuống.

Khăn này được choàng lên vai chủ sự khi ban phép lành với ý nghĩa là không phải linh mục hay phó tế ban phép lành cho dân chúng mà chính là Chúa Giêsu Kitô, thực sự hiện diện dưới hình Bánh, ban phép lành.

Linh mục hay phó tế “tự ẩn mình” với khăn choàng để hướng sự chú ý của cộng đoàn về Chúa Giêsu, làm cho Ngài trở thành trung tâm khả giác trước cộng đoàn.

Mang khăn choàng khi ban phép lành  là một truyền thống tốt đẹp và là sự nhắc nhở cụ thể về sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể. Chính Chúa là Đấng chúc lành cho chúng ta trong giờ Chầu Thánh Thể.



Nguồn: giaophannhatrang.org  
 Tags: Thánh Thể

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây