TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Khóa Thường Huấn Linh Mục Năm 2018

Thứ sáu - 07/05/2021 07:26 |   1221
Khóa Thường Huấn Linh Mục Năm 2018

Khóa Thường Huấn Linh Mục Năm 2018

Khóa Thường Huấn Linh Mục đã được Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận ấn định khai mạc vào chiều thứ Hai, ngày 05 tháng 03 năm 2018 và kết thúc vào sáng thứ Sáu, ngày 09 tháng 03 năm 2018.

8 giờ sáng nay, ngày 05/03/2018, tại Hội trường Tòa Giám mục, tiết học đầu tiên của Khóa Thường Huấn đã bắt đầu. Nội dung: học hỏi về Tông huấn “EVANGELII GAUDIUM” của Đức Giáo hoàng PHANXICO. Buổi sáng 3 tiết, buổi chiều 2 tiết. Chiều thứ Năm (08/03/2018) Quý Cha và Quý Thầy phó tế thảo luận theo nhóm. Buổi tối đúc kết và Chầu Thánh Thể bế mạc. Sáng thứ Sáu (09/03/2018), linh mục đoàn dâng Thánh lễ Tạ Ơn tại Nhà Nguyện trước khi trở về nhiệm sở.

Nội dung Tông huấn “EVANGELII GAUDIUM” do cha giáo Phê-rô Trần Ngọc Anh trình bày, như sau:

Dẫn Nhập

I. Một niềm vui được đổi mới và được thông truyền [2-8]

II. Niềm vui êm dịu và bổ sức của việc loan báo Tin Mừng [9-13]

Một sự mới mẻ vĩnh cửu [11-13]

III. Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin [14-18]

Các đề nghị và ranh giới của Tông Huấn này [16-18]

Chương một

SỰ BIẾN CHUYỂN CỦA GIÁO HỘI VỀ MẶT TRUYỀN GIÁO [19]

I. Một Giáo hội “đi ra” [20-24]

Khởi xư­ớng, dấn thân và đồng hành, sinh hoa trái và ăn mừng [24]

II. Hoán cải mục vụ [25-33]

Một cuộc canh tân không thể trì hoãn của Giáo Hội [27-33]

III. Khởi đi từ trung tâm của Tin mừng [34-39]

IV. Sứ mạng được nhập thể trong các giới hạn của con người [40-45]

V. Một người mẹ với trái tim rộng mở [46-49] .

Chương hai

TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ SỰ DẤN THÂN CỘNG ĐỒNG [50-51]

I. Một số thách đố của thế giới hiện tại [52-75]

Nói không với một nền kinh tế loại trừ [53-54]

Nói không với bộ dạng mới của ngẫu t­ượng tiền bạc [55-56]

Nói không với tiền bạc chỉ biết thống trị thay vì phục vụ [57-58]

Nói không với sự chênh lệch, nguồn gốc của bạo lực [59-60]

Một số thách đố về văn hóa [61-67]

Những thách đố về việc hội nhập văn hóa của đức tin [68-70]

Những thách đố của nền văn hóa đô thị [71-75]

II. Các cám dỗ cho những người hoạt động mục vụ [76-109]

Nói có với thách đố của một linh đạo truyền giáo [78-80]

Nói không với sự ­ơn l­ời ích kỷ [81-83]

Nói không với xu h­ướng bi quan vô bổ [84-86]

Nói có với các t­ương quan mới do Đức Kitô mang đến [87-92]

Nói không với tính thế tục thiêng liêng [93-97]

Nói không với chiến tranh giữa chúng ta [98-101]

Các thách đố khác của Giáo Hội [102-109]

Chương ba

LOAN BÁO TIN MỪNG [110]

I. Toàn thể dân Thiên Chúa loan báo Tin mừng [111-134]

Một dân cho mọi con ngư­ời [112-114]

Một dân với nhiều khuôn mặt [115-118]

Tất cả chúng ta là những môn đệ truyền giáo [119-121]

Sức mạnh truyền giáo của lòng đạo đức bình dân [122-126]

Từ con ngư­ời đến con ngư­ời [127-129]

Các đặc sủng phục vụ sự hiệp thông truyền giáo [130-131]

Văn hóa, t­ư tư­ởng và giáo dục [132-134]

II. Bài giảng [135-144]

Bối cảnh phụng vụ [137-138]

Nh­ư mẹ nói chuyện với con [139-141]

Những lời làm con tim bừng cháy [142-144]

III. Việc soạn bài giảng [145-159]

Lòng mộ mến chân lý [146-148]

T­ương quan giữa cá nhân với Lời Chúa [149-151]

Việc suy ngắm (lectzo divina) [152-1S3]

Biết lắng nghe dân [154-155]

Những khí cụ sư­ phạm [1S6-159]

IV. Phúc âm hóa nhằm hiểu kerygma sâu hơn [160- 175]

Huấn giáo căn bản và Huấn giáo nhiệm tích [163-168]

Việc đồng hành cá nhân trong các tiến trình tăng trư­ởng [169-173]

Về Lời Chúa [174-175]

Chương bốn

CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÚC ÂM HÓA [176]

I. Những tác động về mặt cộng đồng và xã hội của lời rao giảng tiên khởi [177-185]

Tuyên xưng đức tin và dấn thân xã hội [178-179]

N­ước Thiên Chúa gọi mời chúng ta [180-181]

Giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề xã hội [182-185]

II. Việc đưa người nghèo hội nhập vào xã hội [186-216]

Hiệp nhất với Thiên Chúa, chúng ta nghe thấy tiếng kêu [187-192]

Trung thành với Tin Mừ­ng để không ng­ược xuôi cách vô ích [193-196]

Vị trí ­ưu tiên của ng­ời nghèo trong dân Thiên Chúa [197-201]

Kinh tế và sự phân phối lợi tức [202-208]

Chăm sóc sự mỏng manh [209-216]

III. Công ích và hoà bình trong xã hội [217-237]

Thời gian v­ượt lên trên không gian [222-225]

Hiệp nhất có giá trị hơn xung đột [226-230]

Thực tại quan trọng hơn ý t­ưởng [231-233]

Toàn thể vư­ợt lên trên từng phần [234-237]

IV. Đối thoại xã hội, một sự đóng góp cho hòa bình [238-258]

Đối thoại giữa đức tin, lý trí và các ngành khoa học [242-243]

Đối thoại đại kết [244-246]

Những liên hệ với Do thái giáo [247-249]

Đối thoại liên tôn [250-254]

Đối thoại xã hội trong bối cảnh tự do tôn giáo [255-258]

Chương năm

NHỮNG NGƯ­ỜI LOAN BÁO TIN MỪNG ĐẦY THẦN KHÍ [259-261]

I. Những động lực thúc đẩy việc truyền giáo cách mới mẻ [262-283]

Việc gặp gỡ của từng cá nhân với tình yêu cứu độ của Đức Giêsu [264-267]

Niềm vui tinh thần khi được thuộc về một dân [268-274]

Hoạt động nhiệm mầu của Đấng Phục Sinh và của Thần Khí Ngư­ời [275-280]

Sức mạnh truyền giáo của lời chuyển cầu [281-283]

II. Đức Maria, Mẹ của công cuộc Phúc âm hóa [284-288]

Sự hiến thân của Đức Giêsu cho dân Ngư­ời [285-286]

Ngôi Sao của công cuộc Tân Phúc âm hóa [287-288]

Tối thứ Hai: Quý Cha, Quý Thầy phó tế Xem phim Des Hommes Et Des Dieux (Người của Chúa và tha nhân), 2010, của đạo diễn Xavier Beauvois kể về câu chuyện có thực của 7 đan sĩ Xitô người Pháp thuộc đan viện Tibhirine, Algérie bị nhóm Hồi Giáo cực đoan vũ trang bắt làm con tin và bị sát hại vào năm 1996. Phim đoạt giải thưởng Grand Prix (Giải thưởng lớn) của Liên hoan phim quốc tế Cannes, năm 2010.

Tối thứ ba: xem phim “Silence” (Sự im lặng), do Martin Scorsese làm đạo diễn (2016), dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Shusaku Endo, nói về tình trạng bách hại đạo mà người Công giáo ở Nhật Bản phải gánh chịu vào thế kỷ XVII. Đây là câu chuyện về đức tin của những con người đã được sống thế nào trước sự im lặng của Chúa trong những tình thế khắt khe, nghiệt ngã vượt quá sức người.

Tối thứ tư: xem phim XIN ĐỪNG KHÓC THƯƠNG TÔI SUDAN (Don't Cry For Me Sudan). Phim tài liệu về công việc truyền giáo của linh mục Gioan Lee Tae Suk tại Nam Sudan - Phi Châu (1962-2010). Tốt nghiệp bác sĩ y khoa nhưng Gioan Lee đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp sau lưng để đáp lại tiếng Chúa gọi và đã trở thành một linh mục truyền giáo thuộc dòng Salêdiêng Don Bosco. Ngay sau khi được thụ phong linh mục, cha đã tình nguyện đến sống tại một xứ sở nghèo đói nhất thế giới, giữa những người đói khổ và bệnh tật, tại làng Tonj thuộc miền Nam Sudan- Phi Châu trong suốt 8 năm, trước khi qua đời vị căn bệnh ung thư đại tràng.

Mời xem HÌNH ẢNH

Ban VHTT-GP.BMT
 

Chầu khai mạc: Khóa Thường Huấn Linh Mục Năm 2018

Vào lúc 17 giờ 15 chiều thứ Hai, ngày 05/03/2018, Cha Stephanô Nguyễn Văn Đậu, Linh mục Tổng Đại Diện, đã chủ sự Giờ chầu Thánh Thể khai mạc Khóa Thường Huấn Linh Mục Giáo phận Ban Mê Thuột năm 2018.

Khóa Thường Huấn đã được Đức Cha Giáo phận ấn định khai mạc vào chiều thứ Hai, ngày 05 tháng 03 năm 2018 và kết thúc vào sáng thứ Sáu, ngày 09 tháng 03 năm 2018.

Tham dự Khóa Thường Huấn năm nay, Quý Cha sẽ được học hỏi và thảo luận về Tông huấn “EVANGELIUM GAUDIUM” của Đức Giáo hoàng PHANXICO, do cha giáo Phê-rô Trần Ngọc Anh hướng dẫn (với bản dịch của ngài).


 

Sau Giờ Chầu, Quý Cha và Quý Thầy Phó Tế trở về Phòng Hội nhận tài liệu học hỏi, nghe phổ biến chương trình và xem phim Des Hommes Et Des Dieux (Người của Chúa và tha nhân), 2010, của đạo diễn Xavier Beauvois, do cha Phê-rô Trần Ngọc Anh thuyết minh. Bộ phim kể về câu chuyện có thực của 7 đan sĩ Xitô người Pháp thuộc đan viện Tibhirine, Algérie bị nhóm Hồi Giáo cực đoan vũ trang bắt làm con tin và bị sát hại vào năm 1996. Phim đoạt giải thưởng Grand Prix (Giải thưởng lớn) của Liên hoan phim quốc tế Cannes, năm 2010.

Ban VHTT-GP.BMT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây