Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ hai - 19/12/2022 09:26 |
884
Tại sao sách ngôn sứ Isaia được trích đọc nhiều trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh?
TẠI SAO SÁCH NGÔN SỨ ISAIA ĐƯỢC TRÍCHĐỌC NHIỀU TRONG MÙA VỌNG VÀ MÙA GIÁNG SINH?
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP Dòng Đa Minh Thánh Tâm
WHĐ (14.12.2022) - Phụng vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinhtríchđọc rất nhiềutừ sách ngôn sứ Isaia. Isaia là một trong những vị ngôn sứ nổi bật và quan trọng trong Cựu ước, nhà thần học Công giáo Gerald O'Collins, S.J., đã gọi những tác phẩm của ngôn sứ Isaialà “Phúc âm thứ năm.” Điều này có nghĩa là nhiều chủ đề của các Tin Mừng được thể hiện qua chân dung của Chúa Giêsu, có nguồn gốc Kinh thánh từ sách Isaia, và mối liên hệ này càng rõ nét hơn nữa trong những bài đọc trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh. Ngay cả tên của vị ngôn sứ — Isaia trong tiếng Do Thái (Yeshayahu) có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ " — đã báo trước câu chuyện Giáng Sinh. Ngôn sứ Isaia là ai, và sứđiệp của Isaiacó ý nghĩa gì đối với chúng ta?
1. Ngôn sứ Isaia là ai?
(1) Ơn gọi Ngôn sứ Trong các chương đầu của sáchIsaia, vị ngôn sứ cho chúng ta một chút thông tin về chính ông. Làcon trai của Amos, cư dân lâu đời của thành phố Giêrusalem, ông đã kết hôn và có hai ngườicon. Tài hùng biện và ảnh hưởng của Isaia cũng cho thấy rằng ông đã nhận được một nền giáo dục hoàng gia, có những mối liên hệ với triều đình và giới quý tộc của vương quốc Giu-đa. Ơn gọi ngôn sứ của Isaia vào khoảng năm 742 trước Công nguyên, trong một thị kiến tại Đền thờ Giêrusalem, một thị kiến sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sứ mạng của ông, như được ghi lại trong chương 6. Theo đó, Isaia có một nhận thức sâu sắc về sự siêu việt của Thiên Chúa, nhưng đồng thời là cảm thức về sự thật về chính mình đó là sự tầm thường, bị vấy bẩn bởi tội lỗi, và không xứng đáng của chính mình. Đứng trước sự thánh thiện, uy nghiêm vô biên của Đức Chúa, ông kêu lên: "Khốn thân tôi, tôi chết mất!Vì tôi là một người môi miệng ô uế,tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế,thế mà mắt tôi đã thấy Ðức Vua là Ðức Chúa các đạo binh!” (Is 6, 5). Và Đức Chúa đã đáp lại bằng cách thanh tẩy và chuẩn bị cho vị ngôn sứ của Ngài, chính điều này đã giúp Isaia không chỉ sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa "Dạ, con đây, xin sai con đi" (Is 6, 8) mà còn kiên trung chu toàn sứ mạng được trao, cho đến cùng.
(2) Thi hành sứ mạng Ngôn sứ Được Thiên Chúa chọn làm người hướng dẫn tinh thần cho dân của mình, Isaia, giống như các vị ngôn sứ khác, nhận sứ mạng kêu gọi mọi người tuân giữ Giao ước được thiếtlập tại Sinai, nơi họ đã cam kết tôn thờ Giavêlà Đức Chúa chân thật duy nhấtvà tuân giữ luật pháp của Ngài.Isaiabắt đầu sứ mạngvào một thời điểm quan trọng trong lịch sử của dân tộc Do Thái. Quốc gia Israelnguyên thủy đã bị chia thành hai, Israelở phía Bắc và Giuđa ở phía Nam. Mỗi quốc gia đều có vua của riêng mình, và họ thường xuyên xung đột với nhau và với các quốc gia lớn hơn, hùng mạnh hơn. Đồng thời, đó cũng là thời kỳ khởi đầu của nỗ lực bành trướng về phía tây của đế chế Assyria, mộtđế chế đe dọa Israel và được Isaia tuyên bố như là lời cảnh báo của Thiên Chúa đối với một dân tộc suy đồi đạo lý.
2. Sứđiệp của Isaiacó ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Sứ điệp của vị Ngôn sứ Sách Isaialà một tác phẩm dài trong Cựu Ước và các bài viết trong đó được biên soạn trong khoảng thời gian nhiều năm đến nỗi hầu hết các học giả tin rằng có ít nhất ba “Ngôn sứ Isaia”. Nghĩa là, những ngôn sứ sống rất lâu sau Isaianguyên thủy gắn liền với tên và phong cách của ông vì tầm quan trọng và hiệu quả của ông với tư cách là người truyền tải sứ điệp của Thiên Chúa. Vì lý do đó, các phần của sách Isaiatừ chương 40 đến 55 thường được gọi là sáchIsaiathứ hai, và các chương từ 56 đến 66 được gọi là Isaiathứ ba. Bên cạnh đó, sách Isaiacũng là một tác phẩm nổi bật vì chất lượng văn chương độc đáo của nó. Được cho là một thi sĩ, một họa sĩ, Isaia đã dùng những hình ảnh cùng những biểu tượng sống động và mạnh mẽ, kết hợp với một kĩ thuật miêu tả tài tình để truyền tải sứ điệp. Hơn nữa, Isaia có tài giảng những sứ điệp gây khó chịu nhất bằng một văn phong thoải mái khiến người nghecó thể hiểu được và dễ dàng đón nhận. Phụng vụ Mùa Vọng và Giáng sinh trích đọc nhiều Sứ điệpcủa Isaiavì những lý do sau:
a.Lờingôn sứ về vị Vua lý tưởng. Dù phải lên tiếng trong thời kỳ Vương quốc bị chia cắt và phải đối diện với thử thách khó khăn, Isaiavẫn được xem là vị ngôn sứ của hy vọng và những khởi đầu mới, khi tiên báovề vị Vua lý tưởng(11, 1-9).Isaiacho biết vị vua này xuất thân từ nhà Đavít: “Từ gốc tổ Giessê sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non” (11, 1); Vị vua mới này sẽ là “Cố Vấn kỳ diệu”, “Thần Linh dũng mãnh” và “Hoàng Tử Bình An” (Is9, 6). Đứng trước một tương lai mơ hồ, Isaiachứa đầy những lời tiên tri về Đấng Mêsia, khi vuaAhaz không tin cậy Thiên Chúa, và vì vậy không xin một dấu lạ, Thiên Chúaphán rằng dấu lạ duy nhất Ngài sẽ ban cho sẽ là Emmanuel, được sinh ra bởi một trinh nữ (Is7, 14). Đây là một trong những lời tiên tri quan trọng nhất trong sách Isaia và trong toàn bộ Cựu Ước. Ở điểm này, lời tiên tri về Đấng Emmanuel, vịThiên Sai sẽ đếnđảm bảo tính liên tục của triều đại Đavít vốn nắm giữ chìa khóa cho niềm hy vọng của Israel kể từ lời tiên tri của Nathan (x. 2 Sam. 7ff). Tầm mắt của vị ngôn sứ có thể không nhìn xa hơn sự ra đời của Hezekiah, vị vua tương lai, con trai của vuaAhaz, người đã trở thành một trong những vị vua tốt hơn của Giuđa. Nhưng vì tính trang trọng của lời tiên tri và tính biểu tượng của tên Emmanuel-Thiên Chúa ở cùng chúng ta-, rõ ràng ở đây có một điều gì đó vượt ra ngoài tham chiếu lịch sử thuần túy: Đây là lời ngôn sứ về sự ra đời của vị Vua Cứu Thế trong tương lai, Đức Giêsu Kitô, đỉnh cao của triều đại Đavít, của niềm hy vọng Israel, và của toàn nhân loại.
b. Lờingôn sứ về Lòng từ bi của Thiên Chúa. Mặc dù cũng giống như các ngôn sứ khác trong những lời kết án khi Dân Ngài từ bỏ Thiên Chúacủa tổ tiên, sùng bái thần tượng, và băng hoại về mặt đạo đức, nhưng sứ điệp rõ nét và mạnh mẽ của Isaia vẫn là về một vị Thiên Chúađầy lòng thương xót. Với sự đồng cảm đối với dân Ngài, Thiên Chúa mà Isaia loan báo là vị Thiên Chúa cất lời tha thiết "Hãy an ủi, an ủi dân Ta” (Is40, 1); vị Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ và chăm sóc Dân Ngài “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay.Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng,bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is40, 11).Đây cũng là vị Thiên Chúamang dáng dấp của Chúa Cha mà Đức Giêsumạc khải trong Tin Mừng.
c. Lờingôn sứ vềƠn Cứu độphổ quát. Isaialà người đầu tiên nói rõ rằng Thiên Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúacủa mọi người. Lòng thương xót của Thiên Chúađã vượt ra ngoài ranh giới của Giêrusalem và Giuđa để trải rộng đến tất cả các dân tộc trên trái đất. “Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc giavà phân xử cho muôn dân tộc.Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,rèn giáo mác nên liềm nên hái…” (Is2, 4). Đức Giêsu, Đấngđã đem Tin Mừngđến cho người Do Thái cũng như dân ngoại, đã thi hành sứ mạng của mình một cách rất có ý thức theo tinh thần của Isaia.
d. Lờingôn sứ về vị Thiên Chúa củahòa bình và công lý. Sự hòa hợp giữa tất cả các dân tộc và lòng trắc ẩn đối với người nghèo là những dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa “Thần khí của Ðức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi,vì Ðức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn,…” (Is61, 1-2).Gần 800 năm sau cuộc đời và cái chết của ngôn sứ Isaia,Đức Giêsu trong Tin Mừng Luca bắt đầu sứ vụ của Người bằng cách đọc lạivà áp dụng sứ điệp nàyvào sứ mạng của chính mình (Lc 4, 16-21). Ngôn sứ Isaianói về quyền năng cứu độ của Đức Chúa—và chỉ một mình Ngài có quyền năng này. Một mình Ngàilà Đấng tạo thànhvà vận hànhmọi thứ; Một mình Ngàicó thể phá hủy; Một mình Ngàicó thể khôi phục lại; Một mình Ngài có thể làm cho mọi sự trở nên mới mẻ. Có lẽ đây là lý do tại sao sách Isaiakết thúc với thị kiến về trời mới đất mới. Chính Đức Giêsu đã thực hiện những dấu chỉ này và hoàn tất một truyền thống suy tư bắt đầu từ Isaia nơi bản thân Người.
(2) Bài học từ Sứ điệp của ngôn sứ Isaia Trong tâm thế hướng tới việc cử hành biến cố Đấng Thiên Sai đến lần thứ nhất trong lễ Giáng Sinh và mong chờ ngày Người trở lại để hoàn tất viên mãn Ơn Cứu độ, sứ điệp mà ngôn sứ Isaia đã lãnh nhận, đã rao giảng, và đã sống đến cùng vẫn tròn đầy ý nghĩa cho chúng ta. - "Dạ, con đây, xin sai con đi!". Isaia sẵn sàng và quảng đại đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Sẵn sàng là một đức tính tuyệt vời! Đãcó bao nhiêu hành động yêu thương, trắcẩn hoặc phục vụ mà chúng ta chưa bao giờ thực hiệnchỉ vì chúng ta “quá bận rộn” hoặc “chưa sẵn sàng”? Đãcó bao nhiêu lần chúng ta ngần ngại chia sẻ Tin mừng vì “để việc đó cho những người có chuyên môn” hoặc cảm thấy mìnhkhông thích hợp? Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: “Sự khiếm khuyết của chúng ta không thể là cái cớ để tránh né; trái lại, truyền giáo là một kích thích để chúng ta không ở yên trong tình trạng tầm thường nhưng phải tiếp tục phát triển” (Tông huấnEvangelii Gaudium, 121). Theo mộtcách nói khác, “Thiên Chúa không đòi hỏi khả năng hay sự bất tài của chúng ta, mà là sự sẵn sàng của chúng ta”. - “Đức Chúa phán như vậy!”.Với lòng kính sợ Thiên Chúa, Isaia đã sống những gì ông rao giảng, bất chấp những kết quả thất vọng, cay đắng Isaia không bao giờ bỏ cuộc. Ông sẵn sàng quở trách và khuyến khích mọi người bất kể địa vị của họ là ai. Hôm nay, Isaia cũngthúc giục chúng ta phân định để nhận ra những quanh co, những gập gềnh, những hố sâu trong lối nghĩ, trong lời nói, trong hành vi cố hữu của chúng ta. Để rồi, với sự khiêm tốn và mở lòng, chúng ta xin Thiên Chúa uốn thẳng, bạt phẳng, lấp đầy bằng tình yêu của Ngài. - “Đừng sợ!”Isaia mang đến cho Dân Ngài sứ điệp đầy an ủi này. Chính nỗi sợ hãi dẫn chúng ta đến rất nhiều quyết định dại dột, Chính vìsợ hãi mà ma quỷ trói buộc chúng ta (Dt 2, 15). Giải pháp cho sự sợ hãi là tin tưởng, trông cậy, và phó thác. Tin tưởng vàoThiên Chúa, Đấng hướng dẫn lịch sử nhân loại đạt tới đích điểm viên mãn nhất; Trông cậy vào Thiên Chúa, Đấng an ủi, nâng đỡ chúng ta trong những hoàn cảnh nghiệt ngã và khó khăn nhất; và phó thác cho Thiên Chúa, Đấng mang lại cho chúng ta niềm hy vọng, niềm vui, sự bình an, nơi Đấng Thiên Sai, và cũng là Emmanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, mọi ngày, cho đến tận thế.