TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C

“Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”. (Lc 3, 1-6)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Tóm lược Linh Đạo Hòa Bình theo Kinh Thánh

Chủ nhật - 14/01/2024 13:15 | Tác giả bài viết: Lm. Gc Phạm Xuân Lương |   714
Tóm lược Linh Đạo Hòa Bình theo Kinh Thánh và Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội
CLHB 150124a


TÓM LƯỢC LINH ĐẠO HÒA BÌNH
THEO KINH THÁNH
VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

=====================

+ NHẬP ĐỀ  
1.     Sứ mạng của Giáo Hội
trong kế hoạch cứu độ của Thiên   Chúa . 

2.    Hòa bình theo mặc khải Kinh Thánh.

2.1   Hòa bình trước hết là thuộc tính căn bản của Thiên Chúa.
2.2  Hoà bình biểu lộ cuộc sống sung    mãn.     
2.3   Hoà bình là một trong những ân huệ cao cả nhất mà Chúa ban cho mọi người.
2.4  Hòa bình là trạng thái con người sống hòa hợp với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình.


LINH ĐẠO HÒA BÌNH
 
I. Linh Đạo Hòa Bình,
một linh đạo “Bước Theo Thần Khí.”
và kiến tạo hiệp nhất.

II.   Linh Đạo Hòa Bình,
       một linh đạo hiệp thông Thánh Thể
       và hiến tế.

III.  Linh Đạo Hòa Bình,
        một linh đạo loan báo Tin Mừng 
và làm chứng cho Tin Mừng.
        
IV.  Linh Đạo Hòa Bình,
       một linh đạo cầu nguyện và hiệp thông.

V.    Linh Đạo Hòa Bình,
        một linh đạo hòa giải và tha thứ.

VI.  Linh Đạo Hòa Bình,
một linh đạo thực thi công lý và  bác ái.
 

+ KẾT  LUẬN
===================================


 TÓM LƯỢC LINH ĐẠO HÒA BÌNH
 THEO KINH THÁNH
VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG  GIÁO

+  NHẬP ĐỀ

  Thiên Chúa Tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa để con người thông phần sự sống viên mãn của Thiên Chúa đến muôn đời; đó là mục đích của công trình tạo dựng và cứu chuộc loài người, cũng chính là mục đích tối hậu của người Kitô hữu trên trần gian đang cùng nhau hành hương về Nhà Chúa.
Trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, mọi người Kitô hữu - được rửa tội và được sai đi - tự bản chất, là tông đồ, chứng nhân tin mừng cứu độ, là sứ giả hòa bình; tất cả được mời gọi ra đi loan báo Tin Mừng hòa bình cho thế giới và thánh hóa nhân loại trong quyền năng Chúa Thánh Thần.

Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, người Kitô hữu thể hiện ‘Linh Đạo Hòa Bình’ như là con đường thiêng liêng hữu hiệu để xây dựng đời sống hòa bình đích thực trên trần gian và hướng dẫn nhân loại đạt tới hòa bình cánh chung của ‘TRỜI MỚI - ĐẤT MỚI”, một “vương quốc vĩnh cửu và vô biên - vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống - vương quốc đầy tràn ân sủng và thánh thiện - vương quốc đầy tràn tình thương - công lý và bình an”.         [1]

1.                   SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
                      TRONG KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ
              CỦA THIÊN CHÚA

    Trong Giáo Hội, Dân Thiên Chúa cùng nhau đi trên một con đường: con đường Đức Kitô Cứu Thế - tất cả được mời gọi sống hiệp thông, tham gia vào đời sống Giáo Hội và thực thi sứ vụ Loan Báo Tin Mừng, một sứ vụ thuộc về bản chất đời sống Giáo Hội. Giáo Hội “chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là Giáo Hội làm chứng cho con người; nhân danh Đức Kitô: làm chứng cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi người với nhau. Nhờ giáo huấn của Giáo Hội phát xuất từ niềm tin vào một ơn cứu độ toàn diện và trọn vẹn, Giáo Hội hướng dẫn con người nhận biết các đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa.                                         [2]
Giáo Hội là ‘Mẹ’ và là ‘Thầy’, luôn luôn cởi mở, vươn ra ngoài và hướng tới con người, vì định mệnh cứu độ của con người cũng chính là lý do hiện hữu của Giáo Hội. Giáo Hội ở giữa con người như một bức tranh sống động của Người Muc Tử Tốt Lành, đang tìm kiếm con người và gặp được con người trong hoàn cảnh hiện sinh và lịch sử của chính cuộc sống con người. Giáo Hội trở thành tâm điểm cho con người tiếp xúc được Tin Mừng, tiếp xúc được thông điệp giải phóng và hòa giải, công lý và hòa bình. Với học thuyết xã hội của mình, Giáo Hội nhằm giúp con người trên đường cứu độ. Đây là mục tiêu quan trọng nhất và duy nhất của Giáo Hội.                                                              [3]
Hòa bình là ân ban của Thiên Chúa,  nhưng hòa bình đòi hỏi con người cùng nhau nỗ lực, dấn thân xây dựng hòa bình bền vững cho ‘ngôi nhà chung’ của nhân loại. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống xã hội và cộng đồng quốc tế, con người không sở hữu hoàn toàn sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của hòa bình trong công trình sáng tạo; bởi đó, những con đường mà nhân loại theo đuổi để đạt tới hòa bình chân chính không phải lúc nào cũng phù hợp với đường lối của Thiên Chúa. Vì thế, con người cần phải khám phá và học hỏi nơi mặc khải thánh để biết đâu là những phương thức chính trực và giải pháp hữu hiệu trong công trình kiến tạo hòa bình đích thực, và để biết đón nhận ân huệ hòa bình của Thiên Chúa trong Đức Kitô Cứu Thế .
 

                

2.                                    HÒA BÌNH
THEO  MẶC KHẢI KINH THÁNH

Hòa bình theo Kinh Thánh không phải chỉ là  những hiệp ước hòa bình song phương - đa phương, những cuộc đàm phán hòa giải do nỗ lực và thiện chí của con người nhằm tạo nên một đời sống yên ổn cho cộng đồng xã hội và các quốc gia; hòa bình cũng không chỉ mang ý nghĩa “thời bình” đối chiếu với “thời chiến”. (Gs 3,8; Kh 6,4) Hoà bình là một điều gì kỳ diệu và lớn lao - cao quý hơn nhiều chứ không đơn giản chỉ là vắng bóng chiến tranh. [4] Trước hết, hòa bình được quan niệm như một đời sống hạnh phúc trần thế, và rồi, hòa bình dần dần xuất hiện như một ân huệ của Thiên Chúa. Hòa bình đích thực là đời sống vĩnh cửu được hưởng trước trên trần gian (Rm 8,6) cho đến ngày Thiên Chúa hòa bình, Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, (Dt 13,20) một khi đã hủy diệt Satan,   (Rm 16.20) sẽ tái lập mọi sự trong trạng thái toàn vẹn nguyên thủy
 . Đó là viễn tượng về một nền hòa bình cánh chung của Đấng Mêsia: một thế giới mới hòa bình bao trùm lên mọi loài thụ tạo, đó chính là lời hứa cho thời đại Đấng Mêsia. (Is 11, 6-9) [5]  Lời hứa của Thiên Chúa và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô đã làm sống lại niềm hy vọng chắc chắn nơi các Kitô hữu về một chỗ ở mới mẻ và vĩnh cửu đã được chuẩn bị cho mỗi người, một ‘trái đất’ mới nơi công lý ngự trị. (x.2 Cr 5, 1-2;  2 Pr 3, 13) “Sau khi sự chết đã bị khuất phục, con cái Chúa sẽ được sống lại trong Đức Kitô, những gì đã gieo trong yếu đuối và băng hoại sẽ mặc lấy sự bất hoại: đức ái cùng với các việc làm của đức ái sẽ tồn tại và toàn thể vũ trụ mà Chúa đã tạo dựng cho con người sẽ được giải thoát khỏi kiếp phù vân”; 68 [6] chung cuộc, tất cả thuộc về một vương quốc thánh thiện và ân sủng, một vương quốc công lý, tình yêu và hòa bình để Đức Kitô trình lên cho Chúa Cha.                 [7]   [8]                                    
                                                          

                                                                                             



2.1   Hòa bình là thuộc tính căn bản
của Thiên Chúa:
*  Lời hứa hoà bình trải dài suốt toàn bộ Cựu Ước và đã được thực hiện trọn vẹn nơi chính con người Đức Giêsu. Thật vậy, hoà bình là thuộc tính trên hết của Đấng Mêsia, trong đó bao gồm tất cả các ơn ích khác của sự cứu độ. Vương quốc của Đấng Mêsia đích thực là vương quốc hoà bình.

(x. G 25,2. Tv 29,11.  Tv 37,11.   Tv 72,3.7.
Tv 119.     Tv 125,5.   Tv 128,6.   Tv 147,14.  
Tv 85,9.1.  Dc 8,10.    Is 26,3.12. Is 32,17tt.
Is  52,7.     Is 54,10.   Is 7,19.      Is 60,17. 
Is  66,12.   Ag 2,9.      Zc 9,10.).

* “Đức Chúa là sự bình an”.           (Tp 6,24)        [9]

*   Đấng Mêsia được gọi là “Thái Tử hoà bình ”.
(Is 9,5)        [10]
Đức Giêsu là “bình an của chúng ta”.
(Ep 2,14)       [11]

2.2  Hoà bình biểu hiện cuộc sống sung mãn:    
                             (Mch 2,5)
*  Từ shalom” (hoà bình) trong tiếng Hipri đã diễn đạt ý nghĩa ấy, vì từ gốc của từ này có nghĩa là sung mãn”, (Is 9,5tt)  (Mch  5,1-4) bao gồm “mọi sự tốt lành”. (Dt 13,20-21) Như thế, “Shalom” - ‘hòa bình’ là hạnh phúc toàn diện và trọn vẹn, là sự hài hòa trong đời  sống cá nhân, xã hội cũng như cộng đồng nhân loại.                                                   [12]
2.3   Hoà bình là một trong những ân huệ cao cả       nhất mà Chúa ban cho mọi người:

*  Hoà bình là một trong những ân huệ cao cả nhất mà Chúa ban cho mọi người, nam cũng như nữ, và vì thế, nó đòi chúng ta phải tùng phục kế hoạch của Thiên Chúa. Hoà bình là kết quả của phúc lành Chúa ban cho dân Ngài: “Đức Chúa đoái nhìn đến các ngươi và ban cho các ngươi sự bình an”.                                    (Ds 6,26)   [13]

2.4  Hòa bình là trạng thái con người sống hòa hợp với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình:

* Hòa bình theo Kinh Thánh chỉ sự an lạc của cuộc sống thường ngày, hòa bình chính là trạng thái con người sống hòa hợp với Thiên Chúa, với thiên nhiên, với tha nhân, với chính mình. Cụ thể, đó là:
-  Lời chúc phúc.                  (Hc 11,22)   
 
-  Sự nghỉ ngơi                     (1Sk 22,9)   (1V 8,56)

-  Vinh quang                       (Tv 62, 6.8) (Is 66,12)
  (Rm 8,6.17) (Kh 21,23)
-  Sự sung túc, thịnh vượng (Is 48,190)   (Is 54,13)

- Niềm vui sâu xa                (Tv 12,20)  (Is 48,18) [14]

-  Hoa trái của Thần Khí        (Gl 5,22)    (Rm 14,17)

Đời sống vĩnh cửu
được hưởng trước trên trần gian.  (Rm 8,6)    
                                                          
-  Đời sống công lý                          (Is 32,17)  

-  Sự hòa giải, tha thứ         (Mt 6,12) (Cl 1,20).
                                (Ep 2,16)

- Mối quan hệ căn bản giữa mọi người với Thiên Chúa, mối quan hệ này được đánh dấu bằng sự công chính.                                    (St 17,1             [15]

- Vì con người đã làm đảo lộn trật tự thần thánh do một hành vi chủ ý, nên thế giới đã trải qua việc đổ máu và chia rẽ. Bạo lực bắt đầu xuất hiện trong các mối quan hệ liên vị. (St 4,1-16)  và trong các mối quan hệ xã hội. (St 11,1-9) Hoà bình và bạo lực không thể đi đôi với nhau; nơi nào có bạo lực, nơi đó không thể có Thiên Chúa.
                                             (1Bn 22,8-9)       [16]
                                                                              ( [17] [18] [19] )
    
                              

LINH ĐẠO HÒA BÌNH
 Dưới ánh sáng mặc khải của Kinh Thánh về hòa bình và với Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, chúng ta có thể hình thành một nền Linh Đạo Hòa Bình với những phẩm tính và lối sống đặc trưng của người tông đồ được sai đi để loan báo Tin Mừng và kiến tạo hòa bình cho toàn thể thế giới.

I.                      LINH ĐẠO HÒA BÌNH,
        MỘT LINH ĐẠO “BƯỚC THEO THẦN KHÍ”
 VÀ KIẾN TẠO HIỆP NHẤT
Việc hoàn thành con người toàn diện trong Đức Kitô, thông qua ân ban của Thánh Thần, diễn ra trong lịch sử và được thực hiện qua những mối quan hệ cá nhân với những người khác, đến lượt những mối quan hệ này cũng đạt được sự trọn hảo nhờ những con người dấn thân cải thiện thế giới trong công lý và hoà bình.                      [19b]
“Dù đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Kitô hữu luôn được kêu gọi để phục vụ Đức Kitô, để “Bước theo Thần Khí” của Người, rồi nhờ được hướng dẫn bởi tình yêu là nguyên lý của đời sống mới, họ sẽ đưa thế giới và con người trở về lại vận mệnh nguyên thuỷ trong công trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa”.           (1 Cr 3,22-23)     [20]
a-  Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất.      
   (Cv 2,1-4)
b-  Hòa bình là hoa trái của Thần Khí.        
                                                      (Gl 5,22) (Rm 14,17)
c-  Sự hiệp nhất trong Hội Thánh là do Chúa Thánh Thần thực hiện.                        (Cv 23,6-11)      
d-  Thánh Tông Ðồ dạy: ‘Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ  cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa”.(Ep 4,4-5) Cho nên, “bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Ðức Kitô, đều mặc lấy Ðức Kitô… tất cả anh em chỉ là một trong Ðức Kitô”.                    (Gl 3,27-28) 
đ- Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Thần Khí là nguyên lý hiệp thông”. Điều này được Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (số 738) giải thích: “Tất cả chúng ta đã lãnh nhận cùng một Thần Khí duy nhất là Thánh Thần, chúng ta hiệp nhất với nhau và với Thiên Chúa”.                                 (Rm 5,5)             [21]
                     


e- Trên hết, Giáo Hội cậy dựa vào sự giúp đỡ của Chúa và của Thánh Thần Ngài, vì khi được đổ vào tâm hồn con người, Thánh Thần ấy chính là bảo đảm chắc chắn nhất cho công bằng và nhân quyền được tôn trọng, cũng như góp phần đem lại hoà bình.                                                                    [22]
g- Với việc ban Thánh Thần của mình và làm cho các tâm hồn hoán cải, Đức Giêsu đến để thiết lập “Nước Thiên Chúa”, để người ta có thể sống đời sống xã hội theo một cung cách mới, trong công lý, tình huynh đệ, sự liên đới và chia sẻ. Nước Thiên Chúa do Đức Kitô khai mạc kiện toàn sự tốt lành nguyên thuỷ của trật tự sáng tạo và sự tốt lành ban đầu của các hoạt động con người, từng bị tội làm tổn thương. Một khi được giải thoát khỏi sự dữ và được đưa trở lại để hiệp thông với Thiên Chúa, con người có thể tiếp tục công việc của Đức Giêsu, nhờ sự trợ giúp của Thánh Thần Người.                    [23]
[
h- Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại, (Cv 17,26) một kế hoạch nhằm làm cho tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán được quy tụ lại nên một nhờ mầu nhiệm cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại của Đức Kitô.
(Ep 1,8-10)        [24]
Nhờ vào “những hoa quả đầu mùa của Thánh Thần” (Rm 8,23) 1109, các Kitô hữu trở nên người “có khả năng thể hiện luật mới về tình yêu” (Rm 8,1-11). Qua Thánh Thần, Đấng “bảo đảm cho phần gia nghiệp của chúng ta, (Ep 1,14), toàn thể con người được đổi mới từ bên trong, hướng đến cả việc hoàn thành “sự cứu chuộc của thân xác”.                                           [25]
* Chính vì thế, người tông đồ - sứ giả hòa bình phải là người mang Thần Khí Đức Kitô Phục Sinh để kiến tạo lối sống hiệp nhất và hòa bình. Nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, người Kitô hữu được mời gọi hiệp nhất với nhau trong mầu nhiệm Hội Thánh hiệp thông, cùng với Chúa Giêsu tiếp tục loan báo Tin Mừng hòa bình nhằm quy tụ muôn dân về với Chúa và xây dựng Nước Thiên Chúa tại trần gian trong công lý và hòa bình.
Một khi con người được hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất với nhau trong Thiên Chúa, đó là thiên đàng tại thế, để rồi toàn thể dân Thiên Chúa hướng tới Nước Trời hằng sống: viên mãn “công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần”.                                                 (Rm 14,17)
                       

                                      
II.                     LINH ĐẠO HÒA BÌNH,
MỘT LINH ĐẠO HIỆP THÔNG THÁNH THỂ
VÀ HIẾN TẾ
 
  1.  Khi hiệp thông Thánh Thể, Đức Kitô biến đổi người tông đồ nên một với Người trong hành vi hiến tế, trở thành người mang Đức Kitô và Thần Khí của Người, (Christophore - Pneumaphore) và nhờ Thần Khí mà kiến tạo hiệp nhất, biến đổi môi trường sống trở nên “Môi Sinh Thần Linh”. (milieu divin) Đó chính là một “Linh Đạo Môi Sinh toàn diện” nhằm mục đích bảo tồn môi trường lành mạnh và đời sống hòa hợp cho mọi người.                             [26]
                          
b- Từ khởi đầu đến kết thúc cử hành phụng vụ  thánh lễ, Giáo Hội cầu chúc và cầu xin sự hiệp nhất bình an cho mọi người.
 c- Đặc biệt, việc cử hành Thánh Thể, “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”, là nguồn suối không bao giờ cạn cho mọi Kitô hữu dấn thân xây dựng hoà bình thực sự. 
                                                             [27]
d- Bí tích Thánh Thể làm cho người tín hữu được tháp nhập vào hy tế duy nhất và hoàn hảo mà Đức Kitô dâng hiến cho Chúa Cha, bằng chính xác thân Người để cứu độ thế giới.                                  [28]
 đHòa bình là kết quả hy tế của Đức Kitô, một khi chiến thắng thần chết, Đức Kitô sẽ ban Thánh Linh và quyền năng trên tội lỗi cùng với bình an của Người.                             (Ga 16,33) (Ga 20,19-23) e- Việc Đức Giêsu bước vào lịch sử thế giới đạt tới điểm tận cùng trong mầu nhiệm Vượt Qua; trong mầu nhiệm này, chính thiên nhiên cũng tham dự vào thảm kịch Con Chúa bị khai trừ và vào chiến thắng của Đấng Phục Sinh. (Mt 27,45.51; 28,2) Khi vượt qua cái chết và ghép vào đó ánh vinh quang mới mẻ của sự phục sinh, Đức Giêsu đã khai mở một thế giới mới, trong đó mọi sự đều phục tùng Người.                                                  (1Cr 15,20-28)  [29]

g- Khi người tông đồ tháp nhập sự sống của mình vào cuộc vượt qua của Đức Kitô hiến tế, lúc đó, người tông đồ xây dựng hòa bình trở thành hy lễ đem lại cho con người sự hòa giải và bình an tâm hồn. Như thế, người xây dựng hòa bình đích thực là một hy lễ. (peacemaker = victim)

h- Trung tâm điểm của “Tin Mừng hoà bình” là mầu nhiệm thập giá, vì hoà bình được phát sinh từ hy tế của Đức Kitô. (x. Is 53,5) Đức Kitô bị đóng đinh đã thắng vượt các mối chia rẽ, tái lập hoà bình và hoà giải chính là nhờ thập giá, và “do đó làm chấm dứt mọi sự thù nghịch” (Ep 2,16) và đem ơn cứu độ của mầu nhiệm Phục Sinh đến cho loài người.                                                                  [30]


 
  1.                        LINH ĐẠO HÒA BÌNH,
MỘT LINH ĐẠO LOAN BÁO TIN MỪNG
VÀ LÀM CHỨNG CHO TIN MỪNG
 a- Nỗ lực xây dựng hoà bình là một việc không bao giờ được tách rời khỏi việc loan báo Tin Mừng, vì đây đúng là “Tin Mừng hòa bình” cho hết mọi người.                                  (Cv 10,36)  (Ep 6,15) 

b- Bổn phận chính yếu của tín hữu giáo dân là công bố Tin Mừng bằng lời chứng gương mẫu của đời sống được ăn rễ sâu trong Đức Kitô và được sống động qua những thực tại trần thế .  
                  [31]
  1. Toàn thể dân Chúa đều có một vai trò để thực hiện trong khi Giáo Hội hoàn thành sứ mạng của mình. Với nhiều cách thức khác nhau và thông qua mỗi thành viên tuỳ theo năng khiếu và cách hành động thích hợp với thiên chức của mỗi người, dân Chúa phải làm tròn bổn phận loan báoTin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng, (1Cr 9,16) trong sự nhận thức rằng “hoạt động truyền giáo là một vấn đề thuộc bản chất của mọi Kitô hữu”. 1136                     [32]
                      
d-  “Đẩy mạnh công lý và hoà bình, đưa ánh sáng và men Tin Mừng thâm nhập mọi lĩnh vực của xã hội con người, đó luôn luôn là mục tiêu mà Giáo Hội ra sức nhắm tới khi thi hành mệnh lệnh của Chúa”.340                                                                                 [33]
                                                                                        
đVới giáo huấn xã hội của mình, Giáo Hội tìm cách công bố Tin Mừng và làm cho Tin Mừng hiện diện trong hệ thống phức tạp các mối quan hệ xã hội. Không phải chỉ là làm sao đem Tin Mừng đến được với con người trong xã hội – mà còn là làm sao cho xã hội được thấm nhuần Tin Mừng và được thêm phần phong phú nhờ Tin Mừng 78. Bởi đó, đối với Giáo Hội, chăm lo cho các nhu cầu của con người chính là đưa xã hội vào trong công cuộc truyền giáo và cứu độ của mình. … Xã hội được thiết lập bởi những con người, mà con người lại cũng chính là “lộ trình quan trọng nhất và căn bản của Giáo Hội”. 79                                              [34]
e-   Khi loan báo Tin Mừng, Giáo Hội “làm chứng cho con người nhân danh Đức Kitô, làm chứng cho phẩm giá và thiên chức của con người là hiệp thông với những người khác. Giáo Hội dạy cho con người biết những đòi hỏi của công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa.” 80                                                                      [35]
g-  Sứ điệp xã hội của Tin Mừng phải hướng dẫn Giáo Hội trong hoạt động mục vụ hai chiều của Giáo Hội: đó là vừa giúp con người, nam cũng như nữ, khám phá ra sự thật và lựa chọn con đường họ sẽ đi theo, vừa khích lệ các Kitô hữu làm chứng cho Tin Mừng với tinh thần phục vụ trong lĩnh vực hoạt động xã hội.                     [36]
h- Giáo Hội cung cấp những tiêu chuẩn nền tảng cho hành động mục vụ trong lĩnh vực hoạt động xã hội: đó là công bố Tin Mừng, đưa sứ điệp Tin Mừng vào trong bối cảnh những thực tại của xã hội, lập kế hoạch cho những hành động nhằm đổi mới những thực tại này, và làm cho chúng phù hợp với những đòi hỏi của luân lý Kitô giáo   [37]
  i- Giáo Hội tự đặt mình một cách cụ thể vào vai trò phục vụ Nước Chúa trên hết mọi sự bằng cách loan báo và truyền đạt Tin Mừng cứu độ, cũng như bằng cách thiết lập những cộng đồng Kitô hữu mới. Ngoài ra, Giáo Hội phục vụ Nước Chúa bằng cách phổ biến trên toàn thế giới các ‘giá trị của Tin Mừng’, cũng là cách diễn tả Nước Chúa và giúp người ta đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.                                                                   [38]
k- Đối với những câu hỏi cơ bản về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống con người, Giáo Hội trả lời qua việc công bố Tin Mừng của Đức Kitô, Tin Mừng này giải thoát phẩm giá con người khỏi những tư tưởng đang thay đổi và bảo đảm cho quyền tự do của những người, nam cũng như nữ, mà không có luật lệ nào của con người có thể làm được.           [39]
                                   

IV.                   LINH ĐẠO HÒA BÌNH,
MỘT LINH ĐẠO
                  CẦU NGUYỆN VÀ HIỆP THÔNG
a- Chính qua việc cầu nguyện mà Giáo Hội dấn thân vào mặt trận hoà bình. Vì cầu nguyện giúp mở rộng tâm hồn không những để liên hệ sâu xa với Thiên Chúa, mà còn để gặp gỡ người khác với sự tôn trọng, cảm thông, quý trọng và tình yêu thương, 1098 Cầu nguyện sẽ tiếp thêm sự can đảm và hỗ trợ cho tất cả “những người bạn thật sự của hoà bình”, 1099 là những người yêu chuộng hoà bình và luôn tìm cách cổ vũ hoà bình trong mọi hoàn cảnh khác nhau mà họ sinh sống. Kinh nguyện phụng vụ chính là “đỉnh cao mà mọi hoạt động của Giáo Hội hướng tới, đồng thời là nguồn mạch cho Giáo Hội kín múc sức mạnh”. 1100 Đặc biệt, việc cử hành Thánh Thể, “nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”, 1101 là nguồn suối không bao giờ cạn cho mọi Kitô hữu dấn thân xây dựng hoà bình đích thực ’’ 1102                                                             [40]
b- Ngày Thế giới Hoà bình hàng năm là những giờ phút tăng cường để cầu nguyện đặc biệt cho hoà bình và để dấn thân đặc biệt cho việc xây dựng một thế giới hoà bình. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã thành lập ngày này như một truyền thống đặc biệt để dành “những suy tư và quyết tâm cho hoà bình vào ngày đầu tiên trong năm Dương lịch”.                                                         [41]
c- Giáo Hội được mời gọi hợp tác với mọi người xây dựng một sự hiệp thông đích thực trong chân lý, công bằng và bác ái.                                                [42]
d- Thông điệp của Kitô giáo cho chúng ta một cái nhìn chung về cuộc sống con người và các dân tộc trên trái đất, 874 nhờ đó, chúng ta sẽ làm nên sự thống nhất của gia đình nhân loại 875. Sự thống nhất này không được xây dựng dựa trên sức mạnh vũ khí, khủng bố hay lạm quyền, mà là kết quả của “mô hình thống nhất tối cao, phản ánh đời sống thâm sâu của Thiên Chúa, của một Thiên Chúa trong Ba Ngôi mà người Kitô hữu chúng ta quen gọi là sự “hiệp thông”; 876                               [43]
đ- Chỉ khi nào “nền văn minh tình yêu” ngự trị thì nhân loại mới có thể hưởng một nền hoà bình chân chính và vững bền”. 1227 Vì nhận định như vậy nên Huấn Quyền trân trọng giới thiệu tình liên đớitình liên đới có thể bảo đảm công ích và thúc đẩy sự phát triển trọn vẹn của con người.
                 [44]
e- Theo giáo huấn xã hội của Giáo Hội dựa trên các nguyên tắc căn bản là nhân vị - công ích - liên đới - và bổ trợ, người kitô hữu xây dựng và phát triển một nền nhân bản toàn diện và liên đới - biểu hiện một nền văn minh tình thương thay cho hận thù chia rẽ. Đức Giêsu đến trần gian qua mầu nhiệm nhập thể để mang ơn cứu độ cho thế giới, một sự cứu độ bao trùm lên mỗi con người và toàn thể nhân loại, đồng thời mở ra một triển vọng rất kỳ diệu, là mọi người được nhận làm con Thiên Chúa”.2 Đây chính là viễn cảnh hòa bình giúp mọi người thiện chí nhận thấy được những chân trời công lý rộng mở, và con người phát triển trong sự thật và sự thiện hảo.                                              [45]

g- Giáo Hội là “một loại bí tích trong Đức Kitô – tức là dấu chỉ và dụng cụ của sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hợp nhất giữa loài người với nhau”. 55 Sứ mạng của Giáo Hội là công bố và truyền đạt sự cứu độ đã có được trong Đức Giêsu Kitô, mà Người gọi là “Nước Chúa”, (Mc 1,15) tức là sự hiệp thông với Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa loài người với nhau.
                     [46]
 
          



V.                           LINH ĐẠO HÒA BÌNH,
               MỘT LINH ĐẠO HÒA GIẢI VÀ THA THỨ

a- Giáo Hội dạy rằng chỉ có thể kiến tạo một nền hoà bình đích thực bằng cách tha thứ và hoà giải. 1092 Không dễ tha thứ chút nào khi phải đối mặt với những hậu quả của chiến tranh và xung đột, vì bạo lực bao giờ cũng để lại một gánh nặng đau thương, nhất là khi bạo lực ấy đã đi tới “cùng cực của sự vô nhân đạo và khổ đau.1093 Người ta chỉ có thể đón nhận gánh nặng của quá khứ – một điều không thể nào quên được – khi biết tha thứ cho nhau và đón nhận sự tha thứ của nhau; vẫn biết đó là một tiến trình lâu dài và khó khăn, nhưng không phải là không thể thực hiện được. 1094                        [47]

b- Thiên Chúa đã “hòa giải với vạn vật dưới đất cũng như trên trời khi tạo lập hòa bình bằng máu Đức Kitô trên thập giá”. (Cl 1,20) Như vậy, chính vì “chúng ta đã tập hợp lại trong một thân thể” mà “ tâm hồn chúng ta có hòa bình của Đức Kitô ngự trị”.                                                   (Cl 3,15)

c-  Hoà bình của Đức Kitô trước tiên là sự làm hoà với Chúa Cha, sự làm hoà này có được là do thừa tác vụ mà Đức Giêsu đã uỷ thác cho các môn đệ, và nó khởi sự với lời công bố bình an: “Vào nhà nào, trước tiên anh em hãy nói bình an cho nhà này”.                                                (Lc 10,5)  (Rm 1,7)
d- Hòa bình là làm hoà với anh chị em, vì trong kinh Đức Giêsu dạy chúng ta – Kinh Lạy Cha – ơn tha thứ mà chúng ta cầu xin nơi Thiên Chúa gắn liền với sự tha thứ mà chúng ta thể hiện cho anh chị em mình: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. (Mt 6,12) (Mt 5, 20)  Qua sự hoà giải hai chiều: với Thiên Chúa, với anh chị em, các Kitô hữu có thể trở thành chuyên viên hoà giải, và từ đó, được tham gia vào Vương quốc của Thiên Chúa đúng như những gì Đức Giêsu tuyên bố trong Tám Mối Phúc Thật: “Phúc cho ai xây dựng hoà bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.    (Mt 5,9)            [48]
đ- Tha thứ cho nhau không có nghĩa là loại bỏ nhu cầu về công lý và càng không phải là ngăn chặn con đường dẫn đến sự thật. Ngược lại, công lý và sự thật là những đòi hỏi cụ thể để có được sự hoà giải.                                                                         [49]
e-“Người nào ở trong Đức Kitô, người ấy là thụ tạo mới; cái cũ đã qua, và này, cái mới đã đến”.     (2 Cr 5,17) Thiên nhiên đã được tạo dựng trong Ngôi Lời, thì cũng do Ngôi Lời đã làm người mà thiên nhiên được hoà giải với Thiên Chúa và được trả lại ơn bình an.                         (x. Cl 1,15-20)          [50]
                                     


VI.                           LINH ĐẠO HÒA BÌNH,
 MỘT LINH ĐẠO THỰC THI  CÔNG LÝ
VÀ BÁC ÁI
 
  1. Hoà bình là kết quả của công lý.
     
                                                  (Is 32,17)
 a- Hòa bình là một giá trị và là một nghĩa vụ của tất cà mọi người. …Hoà bình được xây dựng trên việc hiểu đúng con người và đòi phải thiết lập được một trật tự dựa trên nền tảng công lý và bác ái. Tình yêu và công lý là hai yếu tố chính để xây dựng hòa bình.
                                                               [51]

b- Hoà bình là kết quả của công lý được hiểu theo nghĩa rộng là tôn trọng sự cân bằng giữa mọi chiều hướng của con người; … bảo vệ và phát huy các quyền con người là điều kiện cần thiết để xây dựng một xã hội hoà bình và để phát triển toàn diện các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia.
                                                                                                                 [52]

c- Đức Giáo Hoàng Piô XII đã xác định: opus justitiae pax - hoà bình là công trình của công lý.
                                                                            [53]

2.  Hoà bình là kết quả của tình yêu.

aĐức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta biết “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8) và dạy chúng ta rằng “luật căn bản làm cho con người nên hoàn thiện, và từ đó, giúp cải tạo thế giới, chính là điều răn mới về tình yêu.                                      [54]  

b- Chúng ta cần phải nhìn lại tình yêu trong giá trị thật của nó, coi đó như tiêu chuẩn cao nhất và phổ quát nhất của toàn bộ nền đạo đức xã hội. Trong mọi con đường sống của nhân loại, kể cả những con đường đã được tìm kiếm và đón nhận để đáp ứng những vấn đề xã hội hiện hành, bằng những hình thức càng ngày càng mới mẻ, có một con đường “trổi vượt hẳn”, (1Cr 12,31) đó chính là con đường mang đậm nét yêu thương.                        [55]
   cChính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã được khai sinh và phát triển.                                [56]
d- Tình yêu vừa giả thiết có công lý vừa vượt lên trên công lý, công lý “phải được hoàn tất trong bác ái”. 452 Nếu công lý “tự nó thích hợp cho chúng ta dựa vào mà phân xử giữa con người với nhau mỗi khi đụng chạm đến việc phân phối các thiện ích khách quan sao cho công bằng, thì tình yêu và chỉ có tình yêu mới có khả năng khôi phục con người trở lại với chính mình”. 453                                                   [57]
đ-  Không có pháp chế nào, không có hệ thống luật lệ nào hay không có sự thương lượng nào sẽ thuyết phục được con người và các dân tộc sống trong sự hợp nhất, trong tình anh em và trong hoà bình; không có lý luận nào có thể trổi vượt hơn được sức thu hút của tình yêu. Chỉ có tình yêu, ngay trong đặc tính của nó là “mô thức của mọi đức tính”, 456 mới có thể làm sinh động và định hình cho các sự tương tác trong xã hội, đưa chúng tới sự hoà hợp trong bối cảnh một thế giới ngày càng phức tạp.[ 58]
e-  Đức Giêsu dạy chúng ta rằng “luật căn bản để hoàn thiện con người và qua đó để biến đổi thế giới là điều răn mới về tình yêu”. 1219  (Mt 22,40) (Ga 15,12) (Cl 3,14; Gc 2,8)  Các Kitô hữu cần phải là những nhân chứng xác tín sâu xa về tình yêu, và qua cuộc sống của mình, họ cần chứng tỏ rằng tình yêu là một động lực duy nhất (1Cr 12,31.14,1) để có thể dẫn đến sự hoàn thiện bản thân và xã hội, làm cho xã hội tiến tới điều thiện hảo.                                                [59]
g- Tình yêu cũng là hình thức cao thượng nhất và quý giá nhất của mối tương quan có thể có giữa các hữu thể con người. Do đó, tình yêu phải làm sống động mọi khía cạnh của đời sống con người và lan rộng đến trật tự quốc tế. Chỉ khi nào “nền văn minh tình yêu” ngự trị thì nhân loại mới có thể hưởng một nền hoà bình chân chính và vững bền”. 1227                                                                                                                              [60]   
  “Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, … không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, … Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức ái không bao giời mất được! … cao trọng hơn cả là đức ái.”. (x. 1Cr 13,1-13)
* “Hoà bình đích thực và bền vững là thành quả của tình yêu hơn là của công lý, vì vai trò của công lý chỉ là loại bỏ những trở ngại đặt ra cho hoà bình, còn hoà bình tự chính bản thân là một hành động và là những thành quả chỉ xuất phát từ tình yêu”. Chỉ có tình yêu mới có thể biến đổi hoàn toàn con người. “Bác ái là điều răn mang tính xã hội cao cả nhất. Bác ái tôn trọng người khác và các quyền lợi của họ. Bác ái đòi buộc thực thi công lý và chỉ có bác ái mới làm cho chúng ta có khả năng đạt tới điều đó”.  
                                                                                              [61]                                     

         “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ
         Hòa bình công lý đã giao duyên”.
                                   (Tv 85, 11)
 
+ KẾT  LUẬN

   “Cổ vũ và xây dựng hoà bình trên thế giới là một phần tất yếu trong sứ mạng của Giáo Hội khi tiếp tục công trình cứu chuộc của Đức Kitô trên trần gian. Thật vậy, trong Đức Kitô, Giáo Hội là một “bí tích, tức là dấu chỉ và công cụ của hòa bình trên thế giới và cho thế giới”. Cổ vũ và xây dựng hoà bình chân chính là một biểu hiện về niềm tin của người Kitô vào tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi con người. Từ niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa, một niềm tin có sức giải phóng đã phát sinh ra một cái nhìn mới về thế giới và một cách tiếp cận mới đối với người khác, bất kể đó là một cá nhân hay toàn thể một dân tộc. Đây là một niềm tin có sức biến đổi và làm mới cuộc sống, được cảm hứng từ sự bình an mà Đức Kitô đã để lại cho các môn đệ của Người”. (Ga 14,27)             [62]
Vì Giáo Hội hiện diện giữa thế giới là dấu chỉ trong lịch sử về tình thương của Thiên Chúa đối với con người và về ơn gọi của toàn thể nhân loại, hướng đến sự hợp nhất với nhau như con cái cùng một Cha trên trời, bởi đó, Giáo Hội mong muốn đề nghị với mọi người một nền nhân bản phù hợp với những tiêu chuẩn trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, một nền nhân bản toàn diện và liên đới có thể tạo ra một trật tự xã hội, kinh tế và chính trị mới, đặt nền tảng trên phẩm giá và tự do của mỗi con người; trật tự ấy phải được khai sinh trong hoà bình, công lý và liên đới. Nền nhân bản này có thể trở thành hiện thực nếu mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng biết vun trồng các đức tính luân lý và xã hội nơi bản thân mình, và phổ biến chúng trong xã hội. Như vậy, với sự trợ giúp cần thiết của ân huệ Chúa, một thế hệ mới gồm những con người mới sẽ được khai sinh, làm khuôn mẫu cho một nhân loại mới”.                                                         [63]               
                  Hãy lên đường! - ‘Hiệp Hành’ -
 “Đẹp thay vượt núi băng rừng,
người đi loan báo Tin Mừng bình an.
Khơi nguồn hạnh phúc tràn lan,
Mang ơn cứu độ thấm nhuần muôn dân”.
                                                 (Is 52,7)       [*]

Người tông đồ của Đức Kitô rất cần khẩn cầu tha thiết xin ơn biết sẵn sàng vâng phục Thần Khí và “Bước theo Thần Khí”; nhờ đó, có thể đón nhận dồi dào sức mạnh sáng tạo của Chúa Thánh Thần, để Người trao ban sung mãn nghị lực cho tâm hồn và hướng dẫn người tông đồ rao giảng ‘Tin Mừng Hòa Bình’ của Đức Kitô trong từng bối cảnh đặc thù của các dân tộc; thực thi Linh Đạo Hòa Bình,      thể hiện ơn gọi và sứ mạng của người kitô hữu trong thế giới ngày nay.
Nếu được như thế, Thiên Niên Kỷ Thứ Ba của lịch sử nhân loại sẽ phản ánh Nước Thiên Chúa ngày càng rạng rỡ vinh quang, và sẽ biểu hiện rõ dung mạo đích thực của Hội Thánh Công Giáo, một Hội Thánh phục vụ cho vinh danh Thiên Chúa và ơn cứu độ nhân loại, một Hội Thánh của mọi dân mọi nước trong mối hiệp thông hoàn vũ - huyền nhiệm, và đang hướng tới hạnh phúc viên mãn của “TRỜI MỚI ĐẤT MỚI”, một “vương quốc vĩnh cửu và vô biên - vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống - vương quốc đầy tràn ân sủng và thánh thiện - vương quốc đầy tràn tình thương - công lý và bình an”, nơi Thiên Chúa Ba Ngôi muôn đời hiển trị.
                                                                           [1]                                   
                 

   
          "Phúc cho ai xây dựng hòa bình,
        Vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa". 
                                                                                (Mt 5,9)

 “ LẠY CHÚA THÁNH THẦN
XIN NGỰ ĐẾN
VÀ CANH TÂN BỘ MẶT TRÁI DẤT NÀY”.
 ====================================
                          Kinh Hòa Bình
Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
    Lạy Chúa xin hãy dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.        
 



* SÁCH THAM KHẢO

*  Kinh Thánh   -   NXB Tôn Giáo 
Tháng 10/2011
-   Nhóm Phiên Dịch PVGK
* Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội
của Giáo Hội Công Giáo
-  NXB Tôn Giáo - 2007
* Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh
-  NXB Tôn Giáo -17/02/2016
(trang 659 - 666)
* Công Đồng Vatican II
-  Sắc Lệnh  Hiệp Nhất - số 2   
* Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo
                        -  NXB Tôn Giáo - 22/7/2020
(Số 2302 - 2330 / trang 678- 653)
* Hòa Bình theo Kinh Thánh
                            - Nicolo M.Loss.
      (x.Thời Sự Thần Học
     Số 81 - tháng 8/2018)      
* DOCAT          -  NXB Tôn Giáo - 15/8/2017
                              (Số 270 - 304 -  trang 251 - 271)

=========================================


 MỤC LỤC CHÚ THÍCH
 
  1.    (Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Kitô, Vua Vũ Trụ.
                                                 SLRM tr 417)   
[2]    (TLHTXH      3)               [3]    (TLHTXH    86; 69)
[4]    (TLHTXH     489)           [5]     (TLHTXH        490)   
[6]    (TLHTXH      56)             [7]     (ĐNTHTK
trang   659 - 666)                                                     
          [8]    (TLHTXH      57           [9]     (TLHTXH        488)
[10]   (TLHTXH    490)          [11]   (TLHTXHXH     491)
[12]   (TLHTXH    489; 491[13]   (TLHTXH         489)
[14]   (TLHTXH    489)          [15]   (TLHTXH         488)       
[16]   (TLHTXH    488)          [17]    (ĐNTHTK
      trang    659 - 666)
        [18]  (GLHTCG 2302 - 2330)[19]    (DOCAT
  trang    270 - 300)
         [19b] (TLHTXH     58)           [20]       (TLHTXH    455
[21]  (GLHTCG số 738)         [22]   (TLHTXH        159)       
 [23]   (TLHTXH    325)
    [24]   (TLHTXH   431)          [25]    (TLHTXH        522)
[26]   (TLHTXH   465)          [27]    (TLHTXH        519)
[28]   (TLHTXH   542)          [29]    (TLHTXH         454)

                                




  [30]   (TLHTXH   493)      [31]   (TLHTXH    543)
[32]  (TLHTXH   538)        [33]   (TLHTXH    159)
[34]   (TLHTXH    62)        [35]   (TLHTXH      63) 
[36]   (TLHTXH   525)       [37]   (TLHTXH    526)
[38]   (TLHTXH     50)      [39]   (TLHTXH     576)
[40]   (TLHTXH   519)      [41]   (TLHTXH     520)     
[42]   (TLHTXH    94)       [43]   (TLHTXH     432)
[44]   (TLHTXH   582)      
[45]   (TLHTXH   1; 4; 524)
[46]   (TLHTXH    49)       [47]   (TLHTXH     517)
[48]   (TLHTXH   492)      [49]   (TLHTXH     518) 
[50]   (TLHTXH   454)      [51]   (TLHTXH     494)
[52]   (TLHTXH   494)      [53]   (TLHTXH     102
[54]   (TLHTXH     54)      [55]   (TLHTXH     204)
  [56]   (TLHTXH   205)      [57]   (TLHTXH     206)  
[58]   (TLHTXH   207    [59]   (TLHTXH     580)
[60]   (TLHTXH   582)      [61]   (TLHTXH     583)
     [62]   (TLHTXH   516)      [63]   (TLHTXH      19)
 [*]    Nguồn: (dongnuvuonghoabinh.org)


        
                       


55   CĐ. Vatican II, Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, 1: AAS  57 (1965), 5.
66    CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 38: AAS 58 (1966), 1055-1056.
67   Ibid., 39: AAS 58 (1966), 1057.
68   Ibid.
78   x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 40: AAS 58 (1966),
1057-1059.
79  Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemtor Hominis, 14: AAS 71 (1979), 284.
80   Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 2419.
340  Phaolô VI, Tự sắc Justitiam et Pacem (10-12-1976): L’Osservatore Romano, 23-12-
       1976, tr. 10
452  Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2004, 10: AAS 96
        (2004), 120.




453  Gioan Phaolô II, Thông điệp Dives in Misericordia. 14: AAS 72 (1980), 1223.
456  Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, II-II, q. 23, a. 8: Ed. Leon. 8, 72; x. Giáo  lý Giáo hội Công giáo, 1827.
874  x. Piô XII, Diễn văn gửi các Luật gia Công giáo họp bàn về các Cộng đồng Quốc
        gia và Dân tộc (06-12-1953), 2: AAS 45 (1953), 795.
876  Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 40: AAS 80 (1988), 569.
1092   Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2002, 9: AAS 94
      (2002), 136-137; Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2004,
        10: AAS 96 (2004), 121.
1093 Gioan Phaolô II, Thư nhân dịp kỷ niệm 50 năm bùng nổ cuộc Thế Chiến Thứ Hai
       (27-08-1989), 2: L’Osservatore Romano, bản Anh ngữ, 04-09-1989, tr. 1.
1094 Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1997, 3 và 4: AAS 89
        (1997), 193.
1098 Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1992, 4: AAS 84
        (1992), 323-324.
1099 Phaolô VI, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1968: AAS 59 (1967), 1098.
1101 CĐ. Vatican II, Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, 11: AAS 57 (1965), 15.




 





1102  Cuộc cử hành Thánh Thể mở đầu với một lời chào bình an, lời chào của Đức Kitô với các môn đệ. Kinh “Vinh Danh” cũng là kinh cầu cho dân Chúa trên trái đất này được bình an. Việc cầu nguyện cho hoà bình còn được diễn tả qua kinh nguyện Thánh Thể trong thánh lễ: kêu gọi hoà bình và hợp nhất trong Giáo Hội, hoà bình cho toàn thể gia đình dân Chúa trong cuộc đời này, hoà bình và cứu độ được xúc tiến trên thế giới này. Trong nghi thức hiệp lễ, Giáo Hội cầu xin Chúa “ban cho chúng con bình an” và khi nhớ lại quà tặng Đức Kitô ban chính là sự bình an, Giáo Hội cầu xin “cho Nước Chúa được bình an và hợp nhất”. Trước khi rước lễ, toàn thể cộng đồng trao cho nhau dấu hiệu bình an và cầu xin Chiên Thiên Chúa, Đấng đã xoá tội trần gian, xin “ban bình an cho chúng con”.
Cuộc cử hành Thánh Thể kết thúc bằng việc cộng đồng được giải tán trong bình an của Đức Kitô. Có nhiều lời nguyện cầu xin cho thế giới hoà bình. Trong những lời nguyện ấy, có khi người ta liên kết hoà bình với công lý, như trong lời nguyện đầu lễ ngày Chúa Nhật VIII Mùa Thường Niên chẳng hạn: Giáo Hội cầu xin Chúa hướng dẫn sao cho các biến cố trên thế giới được tiến triển trong công lý và hoà bình, đúng theo ý Ngài.

1109  CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1043.
1136  Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, 2:AAS 83 (1991), 250.
1227   Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 2004, 10: AAS 96 (2004)

 
====================================                  


 


==============================================

Lễ Mẹ Thiên Chúa
- Nữ Vương Hòa Bình - 01.01.2024
+Lm. Gc Phạm Xuân Lương
Ban Công Lý  &  Hòa Bình
                                               Giáo Phận Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây