Giáo Phận Ban Mê Thuộthttps://gpbanmethuot.net/assets/images/logo.png
Thứ hai - 17/06/2024 02:08 |
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hùng |
386
Cuối thánh lễ, tôi cũng xếp hàng và được hôn đôi bàn tay của tân linh mục. Lòng tôi lâng lâng nhớ đến quê nhà: bao giờ tôi sẽ gặp lại những hình ảnh tuyệt vời này!
Ngày Hồng Ân
Ngày 17 tháng 5 năm 2024, tại Nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Ban Mê Thuột, Đức Giám quản Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã truyền chức linh mục cho 19 thầy phó tế. Tham dự thánh lễ truyền chức này tôi nhớ đến thánh lễ truyền chức tại Philippin mà tôi đã tham dự. Philippines
Philippines (Pilipinas, Filipinas), tên gọi chính thức là Cộng hòa Philippines, một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á. Philippines nằm trên Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và gần với đường xích đạo, do vậy, quốc gia này hằng năm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các trận động đất và bão nhiệt đới - đây là quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai vào bậc nhất trên toàn cầu, song lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng sinh học. Philippines có diện tích 300.000km², là quốc gia rộng lớn thứ 71 trên thế giới, bao gồm 7.641 hòn đảo lớn nhỏ. Thủ đô của Philippines là Manila, còn thành phố đông dân và lớn nhất là Quezon. Với dân số ít nhất là 106,7 triệu, Philippines là quốc gia đông dân thứ bảy tại châu Á, thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 12 trên thế giới. Philippines có sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa. Nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đến Philippines vào năm 1521, sự kiện này đánh dấu kỷ nguyên người Tây Ban Nha quan tâm và cuối cùng là thuộc địa hóa quần đảo. Năm 1543, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Ruy López de Villalobos đặt tên cho quần đảo là Las Islas Filipinas, tức Quần đảo Philippines, nhằm tôn vinh Quốc vương Felipe II của Đế quốc Tây Ban Nha. Miguel López de Legazpi đến quần đảo vào năm 1565, ông thành lập nên khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại quần đảo, và quần đảo trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha trong vòng hơn 300 năm sau đó. Thời kỳ thuộc địa khiến cho Công giáo Rôma chiếm ưu thế tại Philippines. Hiện nay, Philippines và Đông Timor là hai quốc gia Đông Nam Á cũng như châu Á duy nhất đông người Công giáo. (1) Tôn Giáo Trên 90% dân Philippines số là tín hữu Kitô giáo: khoảng 80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và 10% thuộc các giáo phái Tin Lành, như Iglesia ni Cristo, Giáo hội độc lập Philippines, Giáo hội thống nhất Kitô Philippines, và Nhân Chứng Giêhôva… Philippines có số dân theo đạo Công giáo đứng thứ 3 thế giới: 85.470.000 tín hữu (2019), sau Brasil, 126.880.000 tín hữu và Mêxicô, 98.820.000 tín hữu; và lớn nhất trên toàn châu Á.
Từ 5% đến 10% dân số Philippines là tín đồ Hồi giáo, hầu hết họ sinh sống tại các khu vực trên đảo Mindanao, Palawan, … Hầu hết người Hồi giáo Sunni theo giáo phái Shafi'i. Xấp xỉ 2% dân số Philippines vẫn thực hành các tôn giáo truyền thống, họ gồm nhiều nhóm thổ dân và bộ lạc. Các tôn giáo này thường dung hợp với Kitô giáo và Hồi giáo. 1% dân số Philippines theo Phật giáo, và tôn giáo này cùng với Đạo giáo và tôn giáo dân gian Trung Hoa trong các cộng đồng người Hoa. Có một số lượng nhỏ hơn những người theo Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Do Thái giáo và Baha'i.1% dân số Philippines là người không tôn giáo. (2)
Giáo Hội Philippines Theo chân Ferdinand Magellan, người Philippines cũng được bắt đầu biết Chúa Kitô từ 1521. Hiện nay (2007), sau gần 500 năm truyền giáo, Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân có 85.470.000 tín hữu (2019) (3) , gồm: Mười Sáu (16) Tổng Giáo Phận: Caceres, Cagayan de Oro, Capiz, Cebu, Cotabato, Davao, Jaro, Lingayen-Dagupa, Lipa, Manila, Nueva Segovia, Ozamiz, Palo, San Fernando, Tuguegarao, Zamboangan (16) Sáu Mươi Bốn (64) Giáo Phận: Alaminos, Antipolo, Bacolod, Balanga, Bangued, Bayombon, Boac, Borongan, Butuan, Cabanatuan, Calbayog, Catarman, Cubao, Daet, Digos, Dipolog, Dumaguete, Gumaca, Iba, Ilagan, Iligan, Imus, Kabankalan, Kalibo, Kalookan, Kidapawan, Laoag, Legazpi, Lucena, Maasin, Malaybalay, Malolos, Marbel, Masbate, Mati, Naval, Novaliches, Pagadian, Parañaque, Pasig, Romblon, San Carlos, San Fernando de La Union, San Jose de Antique, San Jose Nueva Ecija, San Pablo, Sorsogon, Surigao, Tagbilaran, Tagum, Talibon, Tandag, Tarlac, Tlagan, Virac, Urdaneta (64) Chín (9) Giáo Phận Tông Tòa: Baguio, Bontoc-Lagawe, Calapan, Jolo, Puerto Princesa, San Jose Occidental Mindoro, Tabuk, Taytay (9). Sáu (6) Phủ Doãn Tông Tòa: Batanes-Babuyanes, Infanta, Ipil, Isabela, Marawi, Libmanan (6) Tổng cộng Giáo hội Phi Luật Tân có tất cả (16+64+9+6) = 95 đơn vị hành chính tôn giáo trên toàn lãnh thổ đa đảo đa chủng của Phi Luật Tân. (4)
Các Chuyến Viếng Thăm Của Giáo hoàng
Đất nước Philippines được Đức Giáo hoàng Phaolô VI viếng thăm đầu tiên vào năm 1970. Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1981 và 1995) đã viếng thăm đất nước này hai lần, 1981 (Cebu) và 1995. Thánh lễ của Giáo hoàng cuối cùng ở Manila (1995) đã được báo cáo rằng có sự tham dự của 4 triệu người. Giáo hoàng Phanxicô đã viếng thăm đất nước này từ ngày 15 đến 19 tháng 1 năm 2015. Thánh lễ được tổ chức có khoảng sáu đến bảy triệu tín hữu. Đây sự kiện đông người nhất từng được ghi lại trong lịch sử các chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng. (5) Các Thánh Thánh Lorenzo Ruiz
Người Philippin tử đạo đầu tiên tại Nagasaki (Nhật bản) là Lorenzo Ruiz, một trong mười sáu vị tử đạo đã đổ máu đào trong khoảng từ 1633 đến 1637. Các ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước tại Manila năm 1981 và phong hiển thánh ngày 18 tháng mười năm 1987. Lễ kính các ngài được đưa vào niên lịch phụng vụ Roma năm 1988. Lorenzo Ruiz là chủ gia đình, sinh tại Manila (Philippin), cha người Tây Ban Nha, mẹ Philippin. Lorenzo đến Nagasaki trong một đoàn truyền giáo. Ngài được xem là người đứng đầu trong số các vị tử đạo này. (6) Thánh Pedro Calungsod Người Philippin tử đạo đầu tiên tại đất nước Philippin là Pedro Calungsod, người đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000, được phong hiển thánh vào ngày 21.10.2012. Calungsod là một nhà truyền giáo người Cebu đã chịu tử đạo tại Guam, thuộc quần đảo Philippines, vào năm 1672. Ngài sẽ là vị hiển thánh thứ hai người Phi luật Tân, sau thánh Lorenzo Ruiz. Calungsod sinh năm 1654 tại Visayas. Ngài đã bị giết ở tuổi 18 vào hôm trước Chúa nhật Lễ Lá ngày 02.04.1672 trong khi đang thực hiện sứ mệnh truyền giáo tại Guam. (7) . Chân phước Diego Luis de San Vitores Cùng với thánh Pedro Calungsod, chân phước Diego Luis de San Vitores cùng được tử đạo với ngài tại Guam. (Lễ nhớ ngày 21-10)
Diego Luis de San Vitores sinh năm 1627 trong một gia đình quý phái tại thị trấn Burgos miền bắc Tây Ban Nha, vào Dòng Tên năm 13 tuổi. Ngay từ đầu, ngài đã nổi tiếng là một người đạo đức và thông minh. Sau khi thụ phong linh mục năm 24 tuổi, ngài giảng dạy ở đại học và hoạt động tông đồ dưới nhiều hình thức, cho tới khi được cha Bề Trên Cả Goswin Nickel cho phép đi truyền giáo ở hải ngoại. Năm 29 tuổi, ngài rời bỏ quê hương đến thành phố Mêhicô làm việc cật lực trong hai năm, rồi đi Philippines. Ngài đến quần đảo Mariana ở Thái Bình Dương để rao giảng Tin Mừng vào năm 1668. Ngày 02.4.1672 tại làng Tumon trên đảo Guam, đang rửa tội cho một em bé, ngài bị một người bỏ đạo dùng gươm đâm chết rồi liệng xác xuống biển. Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phôlô II phong chân phước năm 1985. (8) Cuối năm 2017, tôi hân hạnh được tham dự thánh lễ truyền chức của một người em linh tông tại Philippin. Thánh lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng. Trong thánh lễ tôi ấn tượng là lúc hát Kinh Cầu Các Thánh. Tiếng hát du dương như là tiếng hát của các thiên thần. Tiếng hát dồn dập như những bước chân về thiên đàng. Nhưng ấn tượng nhất là vào cuối thánh lễ: sau khi ban phép lành xong, vị giám mục quỳ trước mặt các tân chức và hôn tay từng tân chức. Đôi tay này, như những đôi tay nối dài của Chúa Giêsu, sẽ dang ra ôm lấy những người nghèo khó, sẽ nâng đỡ những người khổ đau, sẽ vực dậy những tâm hồn tuyệt vọng… Điểm ấn tượng nhất không phải là vị giám mục quỳ hôn đôi bàn tay của tân linh mục mà thôi, nhưng lúc hôn, ngài không đứng lên để đi đến từng vị mà ngài quỳ lết đi trên hai đầu gối của mình để hôn đôi bàn tay của từng tân linh mục, một Alter Christus. Ôi một sự khiêm nhường thẳm sâu như thầy Giêsu. Và ngày hôm sau, tôi tham dự thánh lễ mở tay của một tân linh mục. Cuối thánh lễ, tôi cũng xếp hàng và được hôn đôi bàn tay của tân linh mục. Lòng tôi lâng lâng nhớ đến quê nhà: bao giờ tôi sẽ gặp lại những hình ảnh tuyệt vời này!