TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chén Tạ Ơn

Thứ năm - 06/05/2021 09:42 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   728
1 37[1]
1 37[1]

Chén Tạ Ơn

Bữa ăn Vượt Qua là bữa ăn hiến tế gắn liền với việc sát tế chiên và tưởng nhớ cuộc giải phóng khỏi Ai Cập, Chúa Kitô thực hiện dâng hiến trọn vẹn thân mình Người làm hy tế cứu độ, và thiết lập lễ tưởng niệm của Giáo Ước mới. “Rồi Người cầm tấm bánh, dâng lời tạ ơn (eucharistèsas)” (Lc 22,19; 1Cr 11,24; xc. Mt 26,27; Mc 14,23). 

 

Chén Tạ Ơn: hình dáng chiếc chén với nửa vòng tròn hướng về trời, hình dáng này nhắc đến giao ước được Thiên Chúa kí kết với loài người: Với Abraham, Noê, qua Môisê và sau cùng trong Chúa Giêsu Kitô. Giao ước bao giờ cũng có hai phía, bầu trời rộng lớn phía trên chỉ về Thiên Chúa Đấng thiết lập giao ước, chén với vòm cung nhỏ chỉ về phía nhân loại. Sứ điệp của giao ước bao giờ cũng là sứ điệp bảo đảm cho con người sống trong hạnh phúc và đi trong yêu thương. Thế nên, đó cũng chính là chén tạ ơn, tuy chén tạ ơn mang kích thước nhỏ bé so với bầu trời nhưng lại luôn gợi đến hình ảnh “số còn sót lại” của tiên tri Amos, với tầm quan trọng của con số ít và Thiên Chúa thực thi công trình kỳ diệu của Người dựa vào con số ít này.

Chúng ta thấy điều này tạ ơn thật rõ trong kinh nguyện Magnificat: “Chúa nâng cao phận người bé nhỏ”. Với tâm tình tạ ơn khi dâng chén, Chúa Giêsu đã đưa cả nhân loại này vào trong chính mình Ngài để trở thành một lời Tạ Ơn.

Trong công thức Phụng vụ luôn ở trong tâm điểm Chúa Giêsu để dâng lên Chúa Cha: “Chính Nhờ Người với Người và trong Người”. Lời tạ ơn không bao giờ thay đổi nữa bởi vì trong Chúa Giêsu, lời tạ ơn đã tràn đầy mọi lời chúc tụng Thiên Chúa. Nhân loại luôn sống trong sự dồi dào phong phú của Chúa Giêsu Kitô, kinh tiền tụng chung IV nhắc tới: “Việc tạ ơn Cha chẳng thêm gì cho Cha nhưng cho chúng con được hưởng ơn cứu độ đời đời nhờ Chúa Giêsu Con Cha”. Tạ ơn hồng ân cứu độ mà Cha đã ban cho nhân loại một Adam mới: Vì tội của một người mà cả nhân loại phải chết và cũng nhờ sự vâng phục của một người mà cả nhân loại được cứu thoát khỏi chết. Từ đó, tâm tình của thánh Augustine đã gợi lên một tâm tình tạ ơn tuyệt diệu trong bài ca Esultet: “Ôi! Tội hồng phúc, vì cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc rất cao sang”.

Chén Cứu Độ: Là chén của hy tế, chén chứa đựng máu của sự sống. Trong chén Chúa Giêsu dâng lên chính là thân mình Ngài sẽ đổ máu trên Thánh Giá để nhân loại được cứu thoát. Máu thuộc về sự sống và chính Thiên Chúa là nguồn của mọi sự sống.

Trong nhiều truyền thống văn hoá, người ta trích máu từ tay của nhiều người vào trong một chén để “uống máu ăn thề”. Máu được hoà chung ấy vừa nói lên tính huyết thống của nhóm mà cũng là một sự cam kết sống chết cùng có nhau. Máu Chúa Giêsu trong chén dâng lên không mang theo hình thức ấy nhưng cũng cho thấy một đảm bảo “Ai uống Chén này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu, Ngài đã đổ máu như máu đã đổ ở chiên sát tế, đó là một cuộc trao đổi: “Con hiến thánh Con, để họ cũng được thánh hiến trong chân lý”. Máu trong chén là máu của sự biến đổi từ chén rượu nho mà chính Chúa Giêsu Ngài đã thực hiện, khi Ngài phán: Đây là Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con, và nhiều người được tha tội”. Chúa Giêsu trong hy lễ chính Ngài là chủ tế, chính Ngài là Bàn Thờ và cũng chính Ngài là Của lễ là Hy lễ. Bởi đó, không còn là máu của phàm nhân hay máu của chiên sát tế mà là chính Máu của Chúa Kitô đã đổ ra để rửa sạch muôn vàn tội khiên.

Sách Khải Huyền chép: “Một đoàn người mặc áo trắng tinh, họ được tắm trong Máu Chiên Con”. Con người đổ máu Con Thiên Chúa và chính máu đã đổ của Con Thiên Chúa lại trở thành Máu Cứu Độ. Thiên Chúa đã biến đổi tận cùng sự dữ trở nên nguồn ân cứu rỗi. Thập hình xưa để xử tử con người tội phạm và Con Người Vô Tội đã bị liệt vào hạng tội nhân để cùng chịu án phạt thập hình, từ điểm Con Người Vô Tội phải mang lấy án phạt của các tội nhân đó mà Thập hình đã trở nên Thánh Giá. Máu của Người Công Chính đã đổ ra và từ Máu đó, đã trở nên Máu cứu độ. Khi nâng chén “Cứu Độ”, Chúa Giêsu đã muốn cho tông đồ cử hành lại mãi hành vi này để qua mọi thời đại, mọi thế hệ, được sát nhập vào trong Hy lễ duy nhất là chính Chúa Giêsu. “Cùng chết với Người để cùng sống lại với Người”.

Khi nâng chén tạ ơn chúng ta được tham dự vào chén cứu độ mà chính Con Thiên Chúa đã chết thay cho chúng ta, Máu của Chúa Kitô đã ký kết giao hoà vĩnh viễn với Thiên Chúa. Một nhân loại mới được khai sinh từ nơi cạnh sườn Chúa Giêsu, mỗi lần tham dự Thánh Lễ là mỗi lần được sinh lại trong Chúa Giêsu cho đến khi ở hẳn trong Ngài.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây