TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

CN34TNb - Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ

“Quan nói đúng: Tôi là Vua”. (Ga 18, 33b-37)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Người Gieo Hạt

Thứ năm - 06/05/2021 09:51 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   698
sowe03[1]
sowe03[1]

Người Gieo Hạt

Tục ngữ Nga có câu nói: “Ai biết gieo hạt và chăm bón nó thì chẳng bao giờ nghèo”. Trong dụ ngôn về người gieo hạt, Chúa Giêsu muốn nói đến những trạng thái sinh trưởng của hạt liên quan đến người gieo.

Người gieo hạt.

Tự thân mỗi hạt giống đều chứa đựng một sự sống tiềm ẩn. Người gieo có một trách nhiệm để hạt giống được gieo đúng chỗ và được chăm bón đúng mức để các hạt sinh trưởng và trổ sinh những hạt khác.

Người Do Thái thường nói: “Tiền của người Mỹ nằm trong túi người Do Thái, tiền trong túi người Do Thái nằm trong trí tuệ của người Do Thái”. Người Do Thái tôn trọng người học giả hơn người giàu có, nên có thể thấy người Do Thái rất tôn trọng các bậc giáo sĩ thời xưa. Ngày nay cũng vậy, người Do Thái rất đặc biệt chú trọng đến giáo dục, coi trí tuệ là sức mạnh, việc học hỏi là một trong những bổn phận tôn kính Thiên Chúa. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để giảng dạy để người nghe cần suy tư, ghiền gẫm hơn là cách hiểu trực tiếp.

Đối với dụ ngôn người gieo hạt, có nhiều ẩn dụ.

Không ai là người nghèo đến độ không có gì, nhưng hãy xem chừng cách mình gieo. Có nhiều lý giải cho việc những hạt gieo bên vệ đường, vào bụi gai, vào nơi đá sỏi, và chỉ một phần nhỏ rơi vào đất tốt. Người Do Thái thường dành thời gian lắng nghe giảng thuyết của người giàu tri thức để làm giàu vốn sống của mình. Với cách hiểu đó, có thể hiểu lời giảng của Chúa Giêsu về bài dụ ngôn: Thất bại không phải là điều đáng sợ vì họ sẽ biết làm thế nào để đứng lên từ thất bại, và ngay lúc thành công, người Do Thái cũng biết rằng cần có điều quan trọng để trụ vững khi đi xuống. Như hạt giống tự nó có một quá trình: thối đi – chết đi – trổ sinh nhiều hạt khác. Điều quan trọng trong tiến trình này là gì? Nếu bạn là người Do Thái sùng đạo, bạn hãy cần biết ý muốn của Thiên Chúa và thực thi theo ý của Người, đó là mấu chốt cho tiến trình đi lên và đi xuống. Ví dụ trường hợp ông Gióp chịu thử thách nhưng vẫn một lòng cậy trông vào Thiên Chúa.

Hậu quả của những sai lầm dẫn tới đâu? Câu hỏi gợi ý lên một suy nghĩ trước khi hành động, hay một lời nói được nói ra: Hậu quả và hiệu quả của việc làm ấy. Rơi trên vệ đường, hậu quả chim trời ăn mất; rơi trên đá sỏi, hạt giống mọc lên, vì thiếu đất nên cây chết yểu; hạt giữa bụi gai, hạt cũng thành cây nhưng lại bị chết ngạt. Người Do Thái không tin vào sự may rủi trong cuộc đời, vì họ là những người tôn trọng khả năng tri thức, cho nên người Do Thái, thường suy tính hậu quả hay hiệu quả rất nhanh. Người ta kể lại một câu chuyện: Có ba người thuộc ba quốc gia: Pháp, Đức, Do Thái. Sau khi làm xong chiếc phi thuyền lên không gian có khả năng chở người theo đầu tiên của họ, bây giờ ai là người sẽ cùng chiếc phi thuyền đó vào không gian. Người Đức yêu cầu được trả 3000 đôla, một phần cho ông, cho vợ ông và cho tiền mua nhà. Người Pháp yêu cầu 4000 Đôla, một phần cho ông, cho vợ, mua nhà và cho người tình. Người Do Thái yêu cầu 5000 Đô la, một phần cho người chi trả, một phần cho ông và 3000 Đôla để thuê người Đức. Tính toán dường như là sở trường của người Do Thái, nên Chúa Giêsu cũng đưa ra nhiều kết quả khác nhau để người nghe lựa chọn, điều gì khôn ngoan nhất, hậu quả hay hiệu quả. Và ngay cả hiệu quả cũng không theo một mức ấn định mà hạt sinh được ba mươi, hạt sinh được sáu mươi, hạt được một trăm. Kết luận, Chúa nói: “Ai có tai thì nghe” (Mt 13, 9).

Trật tự thiên nhiên và con người.

Dụ ngôn Chúa Giêsu giảng cũng giúp phần nào hiểu được tâm thức của người Do Thái. Người Do Thái quan trọng trật tự của thiên nhiên: Cây xấu không thể sinh trái tốt, hay như hạt giữa bụi gai không thể lớn mạnh để sinh hoa kết trái. Phân biệt rõ điều này để con người ý thức rằng, đâu là ân sủng của Thiên Chúa, đâu là sự cộng tác của con người. Hạt giống là Lời Chúa là những hạt hoàn toàn tốt, hãy xem phần cộng tác của con người. Chúa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của con người đã được sáng tạo, Chúa trao cho con người trách nhiệm làm cho hạt giống Lời Chúa được trổ sinh. Trách nhiệm của con người trong ơn cứu độ mà Chúa mang đến, con người cần cộng tác một cách “hết lòng hết sức hết cả trí khôn” (Mt 22, 37). Tùy theo mức độ cộng tác để đánh giá theo cách cụ thể: “Nhìn trái biết cây” (Mt 7, 20). Cũng theo đó, mỗi người cũng hãy tự nhận xét về chính mình để nên hoàn thiện hơn mỗi ngày để đạt tới hạt sinh được một trăm.

Bài dụ ngôn này có nhiều ẩn dụ, nhưng có thể hiểu một vài khía cạnh: Chúa nói hãy biết dùng trí khôn ngoan của mình để học biết điều Chúa muốn. Biết trông cậy vào Chúa như mọi sự thuộc về Thiên Chúa và làm việc như bổn phận của mỗi người trong phần cộng tác với ân sủng của Chúa. Cuối cùng cần đánh giá những gì đã thực hiện để nên hoàn hảo mỗi ngày một hơn.

Lm Giuse Hoàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây