TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh

“Hôm nay, Ðấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta”. (Lc 2, 1-14)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Chúng ta – những người làm truyền thông

Thứ bảy - 28/05/2022 00:47 | Tác giả bài viết: Lưu Hành |   1045
Thái độ lắng nghe là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả của cuộc giao tiếp, đặc biệt với người làm truyền thông, việc chăm chú lắng nghe thể hiện sự tôn trọng người người khác.
Chúng ta – những người làm truyền thông

Chúng ta – những người làm truyền thông

 

Ngày truyền thông xã hội lần thứ 56 sẽ được cử hành vào ngày 29.5.2022 sắp tới, nhân dịp này Đức Thánh cha Phanxicô nhắc nhở những người làm truyền thông hãy biết lắng nghe bằng con tim, bởi vì lắng nghe là điều kiện thiết yếu để có một cuộc giao tiếp tốt. Nhưng chúng ta phải lắng nghe với thái độ và cách thức như thế nào, điều ấy mới thật cần thiết cho những nhà làm truyền thông, đặc biệt trong xã hội hiện đại như ngày hôm nay.

Thái độ lắng nghe là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả của cuộc giao tiếp, đặc biệt với người làm truyền thông, việc chăm chú lắng nghe thể hiện sự tôn trọng người người khác. Khi đủ lắng nghe, chúng ta mới thực sự cảm thông, thấu hiểu và dễ đi vào tận sâu thẳm con người họ. Lắng nghe là lúc chúng ta cởi bỏ con người cũ với những thành kiến, sự áp đặt hay thậm chí là những suy nghĩ tiêu cực, để với sự chân thành chúng ta nhìn nhận sự việc một cách khách quan và đúng nghĩa. Lắng nghe không chỉ đơn giản là việc chúng ta dùng đôi tai để nghe một loại âm thanh nào đó cách thụ động, nhưng lắng nghe là lúc chúng ta tập trung vào điều mà người khác muốn truyền đạt một cách chủ động. Chúng ta chỉ thực sự lắng nghe khi chúng ta hiểu điều người khác đang muốn nói, bởi nếu chỉ nghe mà không hiểu thì điều chúng ta nghe chỉ là một âm thanh chứ không mang đến một nội dung hay bất kỳ sứ điệp nào.

Lắng nghe cũng là cách để người làm truyền thông biết nói điều chân thật. Chúng ta không thể nói nếu như chúng ta không biết (nghe), đặc biệt là chúng ta không thể nói thật nếu như chúng ta không hiểu rõ vấn đề. Người làm truyền thông phải ý thức được vai trò của việc lắng nghe trong thời đại hôm nay, khi mà có quá nhiều người nói nhưng lại ít người chịu lắng nghe, có quá nhiều thông tin mà lại khó để phân biệt được đúng sai. Chúng ta – những nhà truyền thông phải biết lắng nghe để nắm bắt tâm lý con người, vì chỉ khi ấy chúng ta mới hiểu và mang đến cho mọi người điều họ đang cần. Ngoài ra, người làm truyền thông cũng có trách nhiệm lắng nghe để sau đó nói những điều chân thật, những điều đem lại ích lợi cho người khác, đặc biệt về đời sống thiêng liêng.

Quan trọng không phải chúng ta nói gì, nhưng là điều chúng ta nói có tác động như thế nào đến người khác. Người làm truyền thông, chúng ta phải ý thức mình đang được sai đi để trở thành người rao giảng, vậy chúng ta phải rao giảng như thế nào? Chúng ta nhìn đến gương của các thánh tử đạo Việt Nam - những người đã nói lời của Chúa và sống để làm chứng cho Chúa. Đặc biệt, khi đứng trước sự chọn lựa giữa sự sống và cái chết, các ngài vẫn can đảm tuyên xưng đức tin của mình, vẫn can đảm nói lời của Chúa, để cho đến ngày hôm nay và cho đến sau này, chúng ta có được những tấm gương anh hùng trong cách truyền thông tình yêu. Bởi thế, làm truyền thông là lúc chúng ta cũng phải biết chấp nhận những khó khăn của công việc, những áp lực của thời gian, những ý kiến trái chiều; nhưng trên hết là lợi ích của mọi người và làm sáng danh Chúa.

Trong sứ điệp ngày truyền thông xã hội năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô nói đến việc hãy đến mà xem, có lẽ đây cũng là một điều cần thiết cho người làm truyền thông hôm nay. Việc truyền thông không chỉ đơn giản là truyền tải một thông tin hay một lượng kiến thức nào đó, nhưng việc truyền thông hôm nay phải được cụ thể qua lời nói và cả hành động. Người làm truyền thông hôm nay được mời gọi để ra đi, đến với những nơi, những người thật việc thật để lắng nghe, cảm nhận và giúp họ nói lên những tâm tư, nhưng khao khát và cả ước vọng mà trước giờ họ không thể nói. Chính Chúa Giêsu cũng đến với những người dân ngoại, những bà goá, những người tàn tật…, để lắng nghe họ và chữa lành những vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta cũng học nơi Chúa, để biết tìm đến, gặp gỡ những người nhỏ bé nhất, lắng nghe và giúp họ nói lên những điều họ đang thao thức.

Sau cùng, người làm truyền thông cũng cần trau dồi cho mình những đức tính tốt, bởi lẽ giữa biết bao là tạp âm của các giọng nói khác nhau, hay giữa quá nhiều thông tin trên các báo chí và mạng xã hội, chúng ta sẽ không đủ tự tin để nghĩ rằng người khác sẽ tin nơi mình nếu như chúng ta không có những đức tính tốt. Nếu như chúng ta không đủ dịu dàng thì làm sao chúng ta có thể truyền tải sự dịu dàng đến với người khác, nếu như chúng ta không có một trái tim biết yêu thương, thì chắc hẳn chúng ta cũng không hiểu tình yêu thương là gì, và từ đó chúng ta không thể truyền tải được tình yêu thương đó đến với mọi người.

Lưu Hành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây