TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Thường Niên -Năm C

“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh này”. (Lc 1, 1-4; 4, 14-21)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nếu anh em yêu mến Thầy (Ga 14, 15)

Thứ năm - 06/05/2021 09:30 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   786
10255014 654458634602041 2286676507932337482 n[1]
10255014 654458634602041 2286676507932337482 n[1]

Nếu anh em yêu mến Thầy (Ga 14, 15)

Lòng yêu mến không là những lời nói suông, mà là thực hành lòng yêu mến. Lòng yêu mến có thước đo bằng việc làm chứ không phải chỉ bằng ngôn từ. Nên Chúa dạy: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ điều răn của Thầy" (Ga 14, 15)

Kinh nghiệm của Phêrô sau ngày Chúa Phục Sinh hiện ra cho ông tại bờ hồ Tibêria: “Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21 17), trả lời lần thứ ba về việc “con yêu mến Thầy” là cách hoán cải những gì mà Phêrô đại diện cho các Tông Đồ xưa khi còn theo Chúa đã bội phản.

Con yêu mến Thầy và nhận ra rõ ràng “Thầy là đường là sự thật và là sự sống”. Không lẫn lộn, không còn một chút nào xao xuyến vì đã hết bận tâm những gì thuộc về thế gian hư mất này, nên chỉ còn một “lòng yêu mến Thầy” thay cho tất cả.

Vì lòng yêu mến Chúa, con xa lánh tội lỗi, đi trong giáo huấn của Thiên Chúa, vì lòng yêu mến Chúa, con gạn lọc tinh trong ước muốn của con để hướng về Chúa, vì lòng yêu mến Chúa con thực thi đời con theo ý muốn của Chúa. Khát vọng của con là yêu mến chính Chúa trở thành động lực thúc đẩy con trên con đường làm chứng tá cho Chúa. Đó là kinh nghiệm của Phêrô và của các môn đệ, hoán cải thật sự nhờ động lực yêu mến Chúa. Hoán cải thanh tẩy ước muốn là hành vi đầy nhân cách nhất trong lý tưởng của con người. Các Thánh sau này, đặc biệt nơi Thánh Augustine, sau khi trở lại đã viết trong tác phẩm “Confession”: “Lòng con khao khát Chúa cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài”. Lòng yêu mến Chúa, đừng bao giờ để bị đánh mất: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14, 15).

Cần phải có những tâm hồn hoán cải ước muốn làm giàu của mình, làm giàu chân chính để xã hội người nghèo được hưởng từ những thành quả của họ, cho những trẻ em nghèo khó một tương lai, một hy vọng, một ước mơ làm giàu chân chính. Cho những đôi chân gồng gánh nặng trĩu kia bớt đi những nhọc nhằn, còn có thời gian để ngẩng đầu lên nhìn về phía trước. Cho những con người thấp bé kia còn có những ngày yên vui trên cánh đồng, hát khúc hát đồng quê, nuôi dưỡng tâm hồn Việt, lòng không hề xao xuyến.

Ước muốn Hiệp thông:

Sự kiện trong câu trả lời của Chúa Giêsu: “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở” một cách diễn tả của hiệp thông. Hiệp thông trong sự sống của Thiên Chúa là một khát vọng trên hết mọi sự, là kết hiệp với Chúa Giêsu.

Trong Chúa Giêsu, không có chỗ cho những người chỉ mong độc chiếm, bởi vì sự sống dồi dào và phong phú không phải sự sống đơn lẻ, độc quyền. Con người thường hay thích độc chiếm cho riêng mình như là “hàng hiếm”, “không đụng hàng” để tự tôn vinh mình. Không có “hàng sao” bởi vì con người chỉ là một loài được dựng nên, được mời gọi tham dự vào sự sống của Thiên Chúa: “Nếu Chúa buông tay, mọi sự đều trở thành hư không”, hiệp thông trong những khác biệt trong Nhà của Cha.

Hiệp thông là một lời mời gọi “chung sống hòa bình” trong một thế giới toàn cầu mà ngày nay người ta gọi nó là “một thế giới phẳng”. Hiệp thông là cần thiết như người ta hiểu về thế giới phẳng, được Thomas L. Friedman diễn tả trong tác phẩm Chiếc Lexus và cây Ôliu: “Tháp Babel thì sao? Chẳng phải đó là một chủ trương của các nhà toàn cầu hóa chăng? Một thế giới chung cho mọi người, một đồng tiền, một ngôn ngữ, một hệ thống tài chánh? Hợp nhất đồng dạng có thể xây được tháp Babel chăng, một tòa tháp vươn lên tới trời?...” Chắc chắn là không vì hiệp thông không bao giờ có ưu thế đặc quyền cho một dân tộc nào, chỉ có một dân thuộc về Thiên Chúa thuộc mọi dân. Đừng xao xuyến tìm chỗ nhất cho mình mà hãy chia sẻ với anh chị em của mình trong niềm hân hoan. Đừng tìm lợi ích cho riêng mình, bởi mỗi người và mọi người là anh chị em với nhau, cùng con một Cha trên trời. Toàn cầu hóa là một tiến trình sẽ trải qua những kinh nghiệm để tiến tới hiệp nhất trong sự đa dạng.

Là một thực tại sống bình an với Chúa, trong Chúa, cùng Chúa Giêsu. Chúa đã sống giữa bao bất công, Chúa cũng đã từng gánh vác với khó khăn trên vai người công chính, Chúa cũng đã từng yêu mến trẻ thơ và nói để chúng đến với Thầy. Yêu mến Chúa Giêsu để thực hiện những ước mơ cho người nghèo, yêu mến Chúa Giêsu để kiến tạo đời sống công bằng, yêu mến Chúa Giêsu để thực hiện thế giới trong yêu thương hòa bình.

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây