TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật XIV Thường Niên -Năm B

“Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương”. (Mc 6, 1-6)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nghi Thức Lửa Mới

Thứ năm - 06/05/2021 09:17 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   526
lua PS
lua PS

Nghi Thức Lửa Mới

Các cổ thư của Ailen chỉ nhắc về ngày hội Beltaines, lửa của Bel: vào ngày mồng Một tháng Năm, để đánh dấu khởi đầu mùa hè. Các vùng văn hóa du mục, người ta thắp ngọn lửa để đàn gia súc đi qua. Việc đi qua lửa ấy có tính ngăn chặn tiêu diệt mầm bệnh dịch, bảo đảm sức khỏe cho đàn gia súc.

Nghi lễ lửa mới của người Chortis cử hành trong ngày lễ giao mùa, trước ngày gieo hạt, người ta châm lên một giàn thiêu lớn đốt cháy những trái tim chim và những động vật khác. Trái tim tượng trưng cho các thần linh mà trong thần thoại về Popol – Vuh, là hai anh hùng song sinh chịu chết trên giàn hỏa thiêu, sau đó hóa thân thành những đọt ngô xanh. Như vậy, khi cử hành lễ lửa mới này người ta muốn diễn tả ý nghĩa của việc chết đi và sống lại.

Đối với dân tộc K’ Ho, người Lạch vùng cao nguyên Lang Bian, bếp lửa  mang một ý nghĩa rất quan trọng. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm còn là một lò sưởi, còn là nơi quy tụ cả gia đình để chia sẻ với nhau bữa ăn cũng như lửa ấm. Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, đẩy xua muỗi mòng, tạo bầu khí ấm áp, tạo nên những gặp gỡ… Không gia đình nào là không có bếp lửa. Những người xưa trong làng bao giờ cũng muốn ở gần bếp lửa, cho dù nhà có thể xây sửa sang trọng như thế nào. Bếp lửa, đối với họ còn là gia đình. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình bếp lửa giữ được lửa cháy.

Trong nghi thức làm phép Lửa mới, người Kitô hữu được mời gọi: “Trong Đêm Thánh này, Đêm Đức Giêsu, Chúa chúng ta, đã hoàn tất mầu nhiệm vượt qua, tức là từ cõi chết sống lại, Hội Thánh kêu mời các con cái ở khắp nơi trên hoàn cầu cùng họp lại mà canh thức cầu nguyện”. Lời mời gọi này bao gồm các ý nghĩa biểu trưng của lửa trong các nền văn hóa, thật sự là cần thiết để các nền văn hóa ấy được Đức Giêsu Kitô mang tất cả vào trong cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người, ở đó một nhân loại mới được khai sinh, một nền văn hóa mới là cùng đích cho các nền văn hóa hướng tới được hoàn thành.

Sự hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô làm nên những khao khát bùng lên như trong Ánh Lửa Đêm Phục Sinh: “Lạy Chúa, Chúa đã sai con Một đến giải ánh vinh quang rực rỡ của Chúa vào lòng tín hữu. Xin thánh hóa ngọn lửa mới này, và trong suốt thời gian mừng Lễ Vượt Qua, xin cho niềm khao khát Nước Trời cũng bừng lên thiêu đốt lòng chúng con, và thanh tẩy muôn vàn tội lỗi, để mai sau chúng con xứng đáng vào thiên quốc tham dự lễ ánh sáng muôn đời”.

Lửa ở đây là lửa thử thách và cũng là lửa an bình, thử thách như trong Lễ Vượt Qua chỉ là nhất thời, bình an, một tặng thưởng vĩnh viễn. Cũng như Lửa có biểu trưng là phương tiện vận chuyển, mọi sự vận chuyển của các nền văn hóa bằng lửa, được tháp nhập vào trong Lửa Mới Phục Sinh này để cùng được tháp nhập để nên một nhờ Đức Kitô. 

Lm Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây