TIN MỪNG CHÚA NHẬT - LỄ TRỌNG

Chúa Nhật III Mùa Vọng -Năm C

“Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3, 10-18)
Đọc các tin khác ➥
TÌM KIẾM

Nguòi đầy tớ thôi!

Thứ hai - 11/11/2024 08:32 | Tác giả bài viết: Lm Giuse Hoàng Kim Toan |   90
Khiêm nhường là thái độ sẵn sàng tiếp nhận, hòa mình để sống với mọi người.
Capture
Capture
Nguòi đầy tớ thôi!

Khiêm nhường là một bài học quý giá mà Chúa Giêsu dạy để biết: Tất cả những gì ta được là nhờ on Chúa. "Không có Thầy các con không làm được gì" (Ga 15, 5)
 
Khiêm nhường là thái độ sẵn sàng tiếp nhận, hòa mình để sống với mọi người. Trong văn hóa ứng xử, khiêm nhường là sẵn sàng rộng mở, cộng tác với người khác để hoàn thành sứ vụ chung của toàn thể. Khiêm nhường biểu lộ lòng tự trọng, không phải là mặc cảm mà là thái độ can đảm, tự biết mình và đón nhận trách nhiệm để chu toàn. Đức Maria là mẫu gương của khiêm nhường trong tiếng “xin vâng”, để ta cùng chiêm ngắm.
“Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48). Đức Maria chân nhận mình chỉ là một người phụ nữ phận nhỏ như bao nhiêu người phụ nữ phận nhỏ khác, là một sợi chỉ trong nhiều sợi chỉ dệt nên tấm vải, là một hạt cát giữa những hạt cát. Nhận ra vị trí của mình ở đó giữa mọi người, không là con số vô nghĩa, cũng không phải là con số quan trọng, một con số như bao con số khác. Điều kỳ diệu không thuộc về mình chỉ vì Thiên chúa đoái thương đã làm cho tôi.

Khiêm nhường, Đức Maria cho thấy rằng, mỗi cá nhân không là tất cả, chỉ là một cá nhân mang lấy trọng trách cần được chu toàn trong bổn phận “xin vâng”. Với lòng chân thành, tín thác, đảm nhận trách nhiệm một cách trung tín, dù có bất toàn nhưng nỗ lực với lòng son, những yếu đuối bất toàn sẽ được khắc phục. Đức Maria sống giữa những người phụ nữ đồng thời với người, chắc chắn cũng có tầm ảnh hưởng đến những phẩm chất tốt đẹp nơi người nữ, khích lệ nơi họ trên con đường thánh.

Khiêm nhường là một hàng rào ngăn cản không để rơi vào kiêu căng, tự mãn. Đối với người khiêm nhường, quyết định lúc nào cũng chín chắn, không bốc đồng vì ngạo mạn, cũng không từ chối vì tự ty. Biết mình là ai, đảm nhận được điều gì, có nhiều khả năng chuyển hóa từ những bất lợi thành lợi thế. Cần có sự can thiệp của Thiên Chúa khi sứ vụ vượt tầm khả năng, đó là khiêm nhường.

Chúa Giêsu dạy: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi." (Lc 17, 10)
 
L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây